Diện mạo mới đoạn đường 1,5km “tiêu tốn” 165 tỷ đồng ở Ninh Bình
Sau 4 tháng thi công, tuyến đường dài 1,5km với số vốn đầu tư 165 tỷ đồng ở Ninh Bình đã hoàn thành xong 60% khối lượng công việc, còn hơn 500m đường đang tiếp tục được thi công.
Dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐT.477 đoạn từ ngã ba Gián Khẩu đến hết phạm vi khu 50ha mở rộng khu công nghiệp Gián Khẩu (huyện Gia Viễn) được UBND tỉnh Ninh Bình khởi công vào ngày 8/1/2022. Đây là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (1/4/1992 – 1/4/2022).
Sở GTVT Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư dự án trên, xây dựng theo quy mô đường cấp III, đồng bằng, 4 làn xe cơ giới… với tổng kinh phí đầu tư 165 tỷ đồng. Đến nay, sau 4 tháng thi công, dự án đã hoàn thành 60% khối lượng công việc.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện chủ đầu tư cho biết, 1km đường đã cơ bản hoàn thành, các phương tiện giao thông đã lưu thông qua lại bình thường. Hiện nay, còn lại khoảng 500m đường nữa đang được nhà thầu khẩn trương thi công.
Vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng, các nút giao được lắp đặt hoàn chỉnh… tạo cảnh quan, điểm nhấn cho khu vực và tuyến đường.
Các phương tiện giao thông đã đi lại trên tuyến đường được tổ chức giao thông một chiều (4 làn đường).
Video đang HOT
Tại nút giao của đoạn đường với quốc lộ 1A, việc phân luồng giao thông cho các phương tiện qua lại đã rộng rãi và thuận lợi hơn trước khi cải tạo nâng cấp. Đoạn đường này khi hoàn thành sẽ đảm bảo vai trò của trục chính kết nối giữa quốc lộ 1 với quốc lộ 12B và đường Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có vai trò đảm bảo giao thông vận tải phục vụ các khu, cụm công nghiệp trong khu vực.
Cũng theo ghi nhận, gần 600m đường còn lại đang được các đơn vị nhà thầu gấp rút triển khai hạng mục thi công.
Anh Kiều Công Hoa, cán bộ kỹ thuật của dự án cho biết, còn khoảng 590m đường đang được triển khai thi công, trong đó hạng mục chính là thi công cống hộp dài 203m. Hiện tại đang có 2 tổ đội công nhân thi công hạng mục cống hộp này. Sau khi hoàn thiện cống hộp sẽ tiếp tục triển khai hạng mục đường xung quanh.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình chia sẻ, việc cải tạo, nâng cấp đường ĐT.477 đoạn từ ngã ba Gián Khẩu đến hết phạm vi khu 50ha mở rộng KCN Gián Khẩu nhằm kết nối vùng và liên vùng, mở ra không gian, dư địa mới, tạo động lực thúc đẩy, thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm nhìn chiến lược, dài hạn.
Tại lễ khởi công dự án, ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho hay, tổng mức đầu tư và quy mô dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐT.477 đoạn từ ngã ba Gián Khẩu đến hết phạm vi khu 50ha mở rộng KCN Gián Khẩu không lớn, nhưng có vai trò quan trọng.
Dự án nhằm hoàn thiện giao thông kết nối của khu vực Gián Khẩu, phục vụ thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, đảm bảo giao thông thuận tiện, an toàn, tạo cảnh quan khu vực cửa ngõ huyện Gia Viễn, đồng thời cũng là thực hiện cam kết của tỉnh đối với các nhà đầu tư.
Trước đó, dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐT.477 ở Ninh Bình có chiều dài 1,5km với tổng số vốn đầu tư 165 tỷ đồng gây xôn xao dư luận bởi chi phí làm xong 1km đường “tiêu tốn” hết 110 tỷ đồng. Người dân cho rằng, dự án không phải đền bù về đất thổ cư hay đất nông nghiệp nhưng lại có chi phí khá cao.
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông (Sở GTVT Ninh Bình) cho biết, việc đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn theo định mức, không thể cao hơn được.
Theo ông Minh, số vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp cao lên như vậy là do tuyến đường có rất nhiều hệ thống cống qua kênh nên chiếm mất một nửa tiền. Trên tuyến đường của dự án cũng có 3 nút giao, mỗi nút giao phải hoàn trả kênh bằng cống hộp chịu lực, lên tới hơn 300m cống nên đã chi hết hơn 40 tỷ tiền cống.
Sắp triển khai hai đơn nguyên cầu đô thị nút Mai Dịch Vành đai 3
Trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đơn vị đang triển khai các thủ tục như bổ sung hợp đồng, thiết kế kỹ thuật...
để chuẩn bị khởi công hai đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch thuộc Dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long (Hà Nội).
Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đi vào hoạt động sẽ khép kín đường vành đai 3 trên cao, góp phần tạo nên một tuyến đường vành đai hiện đại, giải quyết tình trạng ùn tắc. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, tổng mức đầu tư 2 đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch là hơn 348 tỷ đồng. Dự kiến sẽ được khởi công trong quý III năm nay.
Chia sẻ thêm về dự án này, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, nguồn vốn đầu tư cho hạng mục trên được lấy từ nguồn vốn dự từ dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 (Hà Nội).
Lý giải về nguồn vốn dư của dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, việc dư các khoản kinh phí trên do khi triển khai, thành phố Hà Nội tiến hành thực hiện xây dựng mở rộng đường Phạm Văn Đồng nên Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật từ cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính từ 1,5m xuống 1,2m; điều chỉnh cọc thép xoay sang cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính 1,2m và tiết kiệm từ đấu thầu xây lắp khoảng 15%.
Ngoài ra, vốn dư trên cũng đến từ việc chênh lệnh tỷ giá giữa đồng Yên và VND cũng như tiết giảm được chi phí do dự án thi công nhanh, đảm bảo tiến độ.
Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long, mỗi bên cầu vượt Mai Dịch hiện hữu sẽ được xây dựng một đơn nguyên cầu đô thị rộng 7,75m gồm: 1 làn xe cơ giới (3,5m) và 1 làn xe hỗn hợp (3m), còn lại là dải an toàn và bó vỉa. Hai đơn nguyên cầu đô thị được thiết kế vĩnh cửu với kết cấu dầm thép bản mặt bê tông cốt thép liên hợp, tĩnh không dưới là 4,75m, tĩnh không đường đô thị đi trên cầu vượt là 4,5m.
Đánh giá về ý nghĩa của việc xây dựng 2 đơn nguyên cầu vượt Mai Dịch, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận, sau khi dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long và tuyến đường Phạm Văn Đồng mở rộng ở dưới hoàn thành đưa vào khai thác từ tháng 10/2020, phạm vi cầu Mai Dịch hình thành nút giao với 4 nhánh ra, vào đường cao tốc.
Vì thế lưu lượng phương tiện giao thông qua nút rất lớn nên thường xảy ra xung đột, dẫn đến ách tắc giao thông. Hơn nữa, cầu vượt Mai Dịch hiện nay vẫn cho phương tiện mô tô, xe gắn máy lưu thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, vận tốc khai thác chỉ cho phép 60km/h.
Do đó, việc cải tạo, tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch đồng bộ với dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long theo hướng bổ sung hai đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch để tách các làn xe cơ giới lưu thông trong nội đô qua nút giao với các dòng xe ô tô lưu thông theo tuyến đường cao tốc trên cao đang rất cấp thiết.
"Nếu hoàn thành 2 đơn nguyên cầu vượt đô thị chạy dọc hai bên cầu vượt Mai Dịch sẽ phục vụ các xe lưu thông trong nội đô, còn lại phần cầu vượt Mai Dịch sẽ được trưng dụng để khai thác tuyến cao tốc trên cao, đảm bảo cho phương tiện chạy với vận tốc 80km/h trên toàn tuyến", lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đánh giá
Trước đó, tại Quyết định số 7/QĐ - TTg ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 thành phố Hà Nội. Cụ thể, Thủ tướng đồng ý bổ sung hạng mục "Xây dựng 2 đơn nguyên cầu đô thị và tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch" với tổng mức đầu tư dự kiến là 348,456 tỷ đồng.
Liên quan đến kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng vừa công bố về dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội; trong đó, có dự toán các gói thầu tại dự án này tăng 27 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên TTXVN về vấn đề này, ông Phạm Thanh Bình, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, đây là dự án công trình có quy mô nhóm A, tổng mức đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng. Dự toán của các gói thầu có rất nhiều hạng mục, khối lượng công việc nên trong quá trình lập, soát xét để trình duyệt dự toán không tránh khỏi việc có một số sai sót.
"Tuy nhiên, các tồn tại này không làm ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu, công tác thanh, quyết toán với nhà thầu xây dựng, không làm thất thoát vốn đầu tư. Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ kiến nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long thực hiện các thủ tục để phê duyệt điều chỉnh giảm dự toán", ông Bình khẳng định.
Đối với một số các tồn tại trong công tác lập dự án, quản lý hợp đồng như: hồ sơ lập dự án đầu tư xây dựng công trình thiếu nội dung phòng, chống cháy nổ; quản lý chuyên gia nước ngoài chưa có báo cáo theo quy định; chưa thông báo và gửi hồ sơ thiết kế xây dựng cho cơ quan quản lý xây dựng của địa phương theo dõi.., theo ông Bình chỉ là các thiếu sót về thủ tục hành chính, không ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng công trình, chưa đến mức phải xử lý hành chính.
"Ngoài các tồn tại thuộc trách nhiệm của Ban, còn một số tồn tại, thiếu sót khác thuộc trách nhiệm của Tư vấn, Nhà thầu xây dựng như: chưa báo cáo định kỳ về Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện hợp đồng; mua bảo hiểm chưa đúng theo quy định... Ban đã có văn bản thông báo và đề nghị chấn chỉnh đối với các đơn vị", ông Bình thông tin.
Trên cơ sở kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, Ban Quản lý dự án Thăng Long sẽ tiếp thu và thực hiện nghiêm các kiến nghị, xử lý; chỉ đạo tổ chức, cá nhân liên quan kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án, tránh các vi phạm trong quá trình thực hiện các công việc tiếp theo.
Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội có tổng mức đầu tư là 5.343.438 tỷ đồng. Tổng chiều dài dự án là 5,364km; trong đó, chiều dài cầu cạn cao tốc là 4,591km.
Sau khi dự án được đưa vào khai thác từ tháng 10/2020 đã góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây Thủ đô, bảo đảm tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các khu vực này.
Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, trong tương lai, khi khu vực đô thị trung tâm Hà Nội được phát triển mở rộng, cả tuyến Vành đai 3 hoàn chỉnh sẽ là trục giao thông đường bộ chính yếu liên kết các cụm đô thị lớn của thành phố Hà Nội cũng như khu vực hai bên sông Hồng, tạo nên trục không gian cảnh quan của Thủ đô.
Hướng tới giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn của mùa khô 2021-2022, xâm nhập mặn diễn ra sớm, vào sâu nội địa do nước thượng nguồn giảm. Ranh mặn 1g/l thậm chí 4g/l đang xâm lấn thêm vào hàng chục km và các tỉnh trong khu vực. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội,...