Điện lực miền Bắc ưu tiên cho giảm tổn thất điện năng
Trong tháng 9/2020, tỷ lệ tổn thất điện năng của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) ở mức 4,79%, giảm 0,43% so với cùng kỳ năm 2019.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, tỷ lệ này đạt 4,97%, giảm 0,35% so với cùng kỳ 2019. Để tiếp tục giảm tổn thất điện về mức kế hoạch 4,75% trong cả năm 2020, EVNNPC đã tập trung nhiều giải pháp như đầu tư nâng cấp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu, ứng dụng công nghệ thông tin đo đếm điện năng…
Giảm tổn thất là mục tiêu số 1
Sapa là địa bàn phát triển du lịch mạnh của tỉnh Lào Cai. Với đặc thù sử dụng điện trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, đường đồi núi, việc giảm tổn thất luôn được điện lực tại đây đặc biệt quan tâm.
Trong tháng 9/2020, tỷ lệ tổn thất điện năng của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) ở mức 4,79%. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Điện lực Sa Pa cho biết, trong các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thì tổn thất điện năng đang được quan tâm số 1. Được Công ty Điện lực Lào Cai, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đầu tư 1 trạm 110, đơn vị kết hợp cải tạo lưới điện toàn bộ khu vực Trung tâm Thị xã Sa Pa. Các hạng mục đầu tư xây dựng lưới điện trong các năm qua cũng được quan tâm. Song song đó là cải tạo, sửa chữa lưới điện.
Sau khi được đầu tư cải tạo, Điện lực Sa Pa đã tiến hành san tải, cải tạo lưới điện. Những trạm biến áp trước đây có tổn thất cao và có hiện tượng quá tải dây dẫn, quá tải máy biến áp, Điện lực Sa Pa thực hiện ngay cải tạo, san tải và đóng điện. Các việc sửa chữa cũng như thường xuyên theo dõi phụ tải đặc biệt được quan tâm, sử dụng camera nhiệt khi phát hiện quá tải được xử lý ngay, ông Chiến cho hay.
Nhờ đó, những năm gần đây, chỉ tiêu tổn thất trung thế của Điện lực Sa Pa đang thực hiện là 2,66%, tổn thất hạ thế là 3,05%, tổn thất chung là 4,17%. Chỉ số này đã đóng góp không nhỏ, đưa tỉnh Lào Cai trở thành là một trong những đơn vị hàng đầu của Tổng công ty Điện lực miền Bắc cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam về giảm tổn thất điện năng.
Báo cáo của PC Lào Cai cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, Công ty Điện lực Lào Cai đã tập trung nỗ lực giảm tổn thất điện năng từ 2,9% về 2,22%. Năm 2020, công ty được giao chỉ tiêu 2,3%. Thực hiện lũy kế 10 tháng năm đạt 2,62% – đang cao hơn kế hoạch giao 0,32%. Trong 3 tháng cuối năm, công ty thực hiện các giải pháp nước rút để đạt kế hoạch được giao.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai chia sẻ, để làm tốt hơn việc giảm tổn thất điện năng, công ty tiếp tục tăng cường gọn hóa lưới điện. Đặc biệt quan tâm đến các trạm biến áp có sản lượng điện năng lớn, tỷ lệ tổn thất>5%.
“Đối với lưới cao, trung áp, chúng tôi tính toán phương thức vận hành tối ưu giảm tổn thất điện năng; vận hành linh hoạt tụ bù trung hạ áp; theo dõi chặt chẽ mang tải đường dây và máy biến áp. Đối với lưới điện hạ áp, thực hiện phân nhóm các trạm biến áp công cộng theo từng khu vực: Trung tâm, cận trung tâm và nông thôn; tính toán tỷ lệ tổn thất điện năng đối với từng khu vực”, ông Tuấn nói.
Hiện nay, phần lớn các trạm có tỷ lệ tổn thất điện năng cao tại tỉnh Lào Cai thuộc khu vực nông thôn. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc PC Lào Cai chia sẻ, về quản lý, việc đầu tiên phải xác định được tổn thất điện năng nằm ở khu vực nào, phải chuẩn hóa được bằng cách công khai, minh bạch và ghi chỉ số công tơ một cách chuẩn xác. Về vận hành, điều độ hệ thống điện làm sao cho các đường dây, các trạm biến áp, máy biến áp không được mang tải cao để giảm tổn thất.
“Tổn thất điện năng của chúng tôi đang ở mức độ tiệm cận, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường quản lý để duy trì ổn định mức độ tiệm cận và coi đây là một bản sắc riêng của công ty”, ông Tuấn khẳng định.
Video đang HOT
Áp dụng giải pháp đồng bộ
Cũng như Lào Cai, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm sáng trong giảm tổn thất điện năng. Trong những năm qua, Công ty Điện lực Hưng Yên đã xác định giảm tổn thất điện năng là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng hàng đầu của công ty; từ đó, phân tích rõ nguyên nhân gây tổn thất điện năng và áp dụng triệt để các nhóm giải pháp trong quản lý khai thác – vận hành, kinh doanh, kiểm tra giám sát mua bán điện.
Ngay từ đầu năm, công ty thực hiện lập chương trình giảm tổn thất điện năng; trong đó, phân tích, đánh giá các nội dung thực hiện công tác giảm tổn thất điện năng và kết quả đạt được của năm trước, xây dựng kế hoạch tổn thất điện năng của năm và đề ra các giải pháp thực hiện. Đồng thời, công ty cũng ban hành kèm theo chương trình giảm tổn thất điện năng hàng năm chỉ thị liên tịch, hướng dẫn thực hiện để làm cơ sở cho các đơn vị triển khai tổ chức thực hiện.
Trong giai đoạn 2016-2019, Công ty đã đạt được kết quả cao trong giảm tổn thất điện năng. Cụ thể, luôn hoàn thành đạt, vượt chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu phấn đấu hàng năm được Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao. Công ty đã về đích trước 1 năm so với lộ trình kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020; đưa tổn thất của toàn công ty từ 6,58% (năm 2015) xuống còn 3,95% (năm 2019), giảm 2,63% (nếu tính riêng cho năm 2019 thì giảm 108,56 triệu kWh tương đương 190,55 tỷ đồng). Dự kiến tổn thất điện năng năm 2020 của công ty là 3,85%.
Đối với khu vực lưới điện hạ áp nông thôn, đây là khu vực có tổn thất cao, lưới điện cũ nát, chất lượng điện năng thấp. Công ty đã tập trung nhiều nguồn lực, giải pháp để đầu tư vào khu vực này nhằm nâng cao chất lượng điện, giảm tổn thất điện năng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.
Cụ thể, PC Hưng Yên đã đầu tư xây dựng 926 trạm biến áp chống quá tải, thay dây dẫn trần cũ nát bằng cáp bọc, thay hòm hộp công tơ, phối hợp công đoàn ban hành chỉ thị phát động phong trào thi đua giảm tổn thất khu vực hạ áp,…; từ đó nâng cao chất lượng điện cho khu vực hạ thế, giảm tổn thất điện năng.
Ông Lương Minh Thanh, Giám đốc Công ty Điện lực Hưng Yên cho biết, giảm tổn thất điện năng là một chỉ tiêu rất quan trọng, then chốt trong điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, cần triển khai đồng bộ các giải pháp.
Trong đó, các giải pháp đầu tư xây dựng rất quan trọng, vừa đáp ứng nhu cầu phụ tải và cũng là góp phần giảm tổn thất điện năng: Công ty bám sát quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương để đề xuất với Tổng công ty đầu tư những công trình trọng điểm từ 110 đến lưới trung, hạ thế để làm sao vừa đảm bảo linh hoạt trong vận hành nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng.
Căn cứ vào kế hoạch chi phí đầu tư sửa chữa lớn cũng như chi phí biến động hàng năm, Công ty đều sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để thực hiện sửa chữa lưới điện làm sao vừa đạt hai mục tiêu: Giảm sự cố và giảm tổn thất điện năng.
Trong quản trị chỉ tiêu tổn thất điện năng, công ty giao phòng kinh doanh chủ trì cùng với phòng kỹ thuật thường xuyên theo dõi để xác định phân vùng tổn thất từng cấp điện áp 110, 35, 22 và tới điện lực thì phân vùng theo từng trạm biến áp xem tổn thất các khu vực này như nào, tổn thất có bất thường không để công ty có những giải pháp trọng tâm phù hợp với những khu vực có tổn thất bất thường hoặc tổn thất cao hơn tổn thất kỹ thuật tính toán.
Theo ông Hoàng Văn Sơn, Phó Giám đốc Điện lực Thành phố Hưng Yên, khi vận hành, các thiết bị bám bụi, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ có nguy cơ cao suy giảm cách điện, gây nên sự cố, gây tổn thất điện năng.
Hiện nay, một trong những công tác quan trọng giúp giảm tổn thất điện năng được thực hiện triệt để là vệ sinh cách điện trên đường dây đang mang điện bằng nước áp lực cao. Đơn vị đã xây dựng những kế hoạch chi tiết đến từng tháng và cả năm để thực hiện. Trong 10 tháng qua, riêng Điện lực Thành phố Hưng Yên đã thực hiện hơn 40 phiên rửa sứ cách điện, đặc biệt các khu công nghiệp có lượng bụi công nghiệp cao và các khu gần đường giao thông.
Loạn giá trong đấu thầu mua sắm thiết bị tại Điện lực Bắc Giang
Nhìn vào đơn giá vật tư phụ kiện lưới điện tại nhiều gói thầu mua sắm hàng hóa của Điện lực Bắc Giang thấy không ít những điều khó hiểu, thậm chí bất thường.
Hàng hóa cùng chủng loại, cùng xuất xứ, thời điểm mua sắm gần nhau, tiêu chuẩn áp dụng theo EVN NPC... nhưng đơn giá nhiều phụ kiện dây dẫn tại Công ty Điện lực Bắc Giang (PC Bắc Giang) cao hơn hẳn so với các công ty điện lực khác trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC).
Vênh giá vài lần
Theo điều tra, gói thầu "Mua sắm vật tư thiết bị dự phòng phục vụ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2020" của PC Bắc Giang được mở ngày 29/6. Đến ngày 9/7, ông Nguyễn Bá Sơn, Giám đốc PC Bắc Giang, có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cho liên danh Công ty cổ phần Tuấn Ân miền Bắc (Tuấn Ân miền Bắc) và Công ty cổ phần thiết bị điện Hàn Quốc. Giá trúng thầu là gần 9,3 tỷ đồng. Khi quyết định này được phê duyệt, nhiều người giật mình nhận thấy đơn giá ký hợp đồng nhiều phụ kiện như ghíp nhôm, đầu cốt, ống nối... của PC Bắc Giang với nhà thầu cao bất thường.
Một góc trạm 110 kV Lục Ngạn 2 và các đầu xuất tuyến do PC Bắc Giang làm chủ đầu tư. (Ảnh: PC Bắc Giang)
Cụ thể, qua thống kê, phát hiện nhiều chủng loại phụ kiện đường dây điện tại PC Bắc Giang có đơn giá cao hơn so với cùng chủng loại của PC Nam Định, PC Hà Nam, PC Tuyên Quang... dù cùng xuất xứ Tuấn Ân miền Bắc.
Theo đó, với mặt hàng ghíp nhôm 3 bu lông CAPC-25-240 đơn giá PC Bắc Giang mua của Tuấn Ân miền Bắc giá 188.540 đồng/cái (đã có VAT). Tuy nhiên, cũng Tuấn Ân miền Bắc, tại gói thầu "Mua sắm vật tư thiết bị phục vụ sửa chữa thường xuyên 6 tháng đầu năm 2020" ký với Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) lại chỉ có giá 66.660 đồng/bộ (đã bao gồm VAT). Mức chênh khoảng 121.880 đồng, gấp 2,8 lần.
Tương tự, đơn giá đầu cốt CA70-N PC Bắc Giang ký hợp đồng với Tuấn Ân miền Bắc giá 54.560 đồng/cái (đã có VAT) thì tại PC Hà Nam, Tuấn Ân miền Bắc cấp chỉ với giá 49.280 đồng/cái (đã có VAT).
Với đầu cốt CA95-N, đơn giá PC Bắc Giang ký với Tuấn Ân miền Bắc là 67.760 đồng/cái (đã có VAT), thì đơn giá PC Hà Nam ký với Tuấn Ân miền Bắc chỉ 60.610 đồng/cái (đã có VAT).
Hay với đầu cốt CA120-N trong khi Tuấn Ân miền Bắc cấp cho PC Bắc Giang với đơn giá 89.650 đồng thì đơn giá cấp tại PC Hà Nam chỉ 81.730 đồng/cái (đã có VAT).
Chênh giá cũng xảy ra khi so sánh đơn giá với các phụ kiện đường dây tại gói thầu Mua sắm vật tư thiết bị phục vụ sữa chữa thường xuyên quý III IV năm 2020 của PC Nam Định, xuất xứ Tuấn Ân miền Bắc. Cụ thể, với đầu cốt CA 240-N đơn giá đã có VTA PC Nam Định ký với Tuấn Ân miền Bắc là 48.510 đồng/cái thì PC Bắc Giang ký với Tuấn Ân miền Bắc giá 205.150 đồng/cái.
Hay với mã đầu cốt CA-150 N, đơn giá PC Nam Định ký với Tuấn Ân miền Bắc là 32.340 đồng/cái thì đơn giá PC Bắc Giang ký với Tuấn Ân miền Bắc là 117.260 đồng/cái.
Với phụ kiện là ống nối MJPT70 -70, trong khi PC Bắc Giang mua đơn giá 40.480 đồng/cái thì Tuấn Ân miền Bắc cấp cho PC Nam Định giá chỉ 19.360 đồng/cái, chênh 21.120 đồng/cái.
Tương tự, ống nối MJPT70 -70 Tuấn Ân miền Bắc cấp cho PC Nam Định có giá 21.560 đồng, thì tại PC Bắc Giang lại "nhảy" lên 40.480 đồng/cái.
Thống kê cho thấy, ở các gói thầu khác mà Tuấn Ân miền Bắc trúng tại PC Bắc Giang, tình trạng "nhảy múa" đơn giá một số chủng loại phụ kiện cũng thường xuyên diễn ra.
Nhà thầu "quen"
Nhìn vào danh sách hàng chục gói thầu Công ty cổ phần Tuấn Ân Miền Bắc đã trúng thời gian qua tại PC Bắc Giang cho thấy doanh nghiệp này thực sự là nhà thầu "quen mặt".
Qua thống kê từ 2016 đến nay, Tuấn Ân miền Bắc đã tham gia khoảng 35 gói thầu tại PC Bắc Giang, trúng tới 27 gói thầu, đạt tỷ lệ trúng hơn 77,1%.
Đáng chú ý, chỉ từ đầu năm đến nay, Tuấn Ân miền Bắc trúng 3 gói tại PC Bắc Giang với tổng giá trị hơn 11,2 tỷ đồng. Ba gói thầu lần lượt là: Gói thầu 08.12: Mua sắm vật tư thiết bị điện các loại tháng 8 năm 2020 (quyết định phê duyệt nhà thầu ngày 23/9); Gói thầu 06.04: Mua sắm vật tư thiết bị dự phòng phục vụ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2020 (quyết định phê duyệt nhà thầu ngày 9/7) và gói thầu Mua sắm ATM các loại quý II/2020 (phê duyệt ngày 20/4).
Đặc biệt, trong năm 2019, Tuấn Ân miền Bắc trúng tới 8 gói thầu tại PC Bắc Giang. Các gói thầu này có giá từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
PC Bắc Giang nói gì?
Trong văn bản trả lời VTC News về các vấn đề liên quan đến việc một số phụ kiện đường dây điện có đơn giá cao hơn so với cùng chủng loại của PC Nam Định và PC Hà Nam, ông Đỗ Bình Dương, Phó giám đốc PC Bắc Giang, cho biết các yêu cầu về kỹ thuật và điều kiện thương mại trong gói thầu của PC Bắc Giang khác với gói thầu của PC Nam Định.
Cụ thể, ông Phương dẫn lời Công ty cổ phần Tuấn Ân miền Bắc cho biết, đầu cốt và ống nối cấp cho PC Nam Định là do công ty này đặt gia công của Công ty cổ phần Thắng Lợi, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của PC Nam Định, không phải đầu cốt, ống nối do Tuấn Ân trực tiếp sản xuất. Do vậy việc so sánh hàng hóa cao, thấp trong trường hợp yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện thương mại khác nhau và nhà sản xuất khác nhau là không có cơ sở.
Ngoài ra khi tham dự thầu, trường hợp hàng hóa có cùng các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thương mại như nhau, giá dự thầu giữa các gói thầu, ở các thời điểm khác nhau, nhà thầu có thể dự giá khác nhau. Hoặc gói thầu có nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, nhà thầu có thể tính toán điều chỉnh đơn giá dự thầu giữa các mục hàng hóa miễn là không vượt giá gói thầu và đạt mục tiêu của nhà thầu.
Về chênh lệch đơn giá ghíp với PC Hà Nam, ông Dương lý giải do ghíp nhôm AC-240, 3 bu lông PC Bắc Giang mua để lắp đặt cho TBA 110kV, E-HSMT yêu cầu chi tiết về kỹ thuật các kích thước,... trọng lượng quy đổi là 0,86kg/bộ (loại 2 lỗ bắt bu lông và 1,01kg/bộ (loại 4 lỗ bắt bu lông). Trong khi đó, yêu cầu kỹ thuật ghíp nhôm AC-240, 3 bu lông trong hồ sơ mời thầu của PC Hà Nam, ghi chung chung, để lắp đặt cho đường dây trung thế.
Tuy nhiên, thông tin tới VTC News, đại diện PC Nam Định khẳng định các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu được công ty ban hành theo đúng thông số EVN NPC ban hành.
Giao dịch chứng khoán sáng 18/9: Tân binh "nổi loạn" Thị trường nhanh chóng hồi phục sau phiên điều chỉnh hôm qua nhờ sự trở lại của các bluechip. Tuy nhiên, tâm điểm của phiên sáng nay là thành viên mới TTA khi nổi sóng ngay từ đầu phiên. Sau 4 phiên tăng liên tiếp và tiến sát ngưỡng kháng cự mạnh 900 điểm, thị trường đã gặp khó và giao dịch rung...