Điện Kremlin nói tất cả hàng hóa Nga xuất khẩu nên được thanh toán bằng đồng rúp
Nga là quốc gia xuất khẩu một lượng lớn dầu mỏ, khí đốt, thực phẩm, kim loại, gỗ và nhiều hàng hóa khác trên thị trường quốc tế.
Phát ngôn viên Điện Kremlin. Dmitry Peskov.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 30.3 nói tất cả các sản phẩm năng lượng và hàng hóa xuất khẩu có thể được thanh toán bằng đồng rúp.
Moscow đã yêu cầu các quốc gia nằm trong danh sách “không thân thiện” phải thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng tiền Nga.
Trả lời câu hỏi về bình luận của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin, ông Peskov nói: “Đây là một ý tưởng chắc chắn nên thực hiện”.
Video đang HOT
Trước đó, ông Volodin đã lên tiếng kêu gọi định giá tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Nga bằng đồng nội tệ. “Nên mở rộng danh sách hàng hóa thanh toán bằng đồng rúp, bao gồm phân bón, ngũ cốc, than đá, dầu thô, kim loại, gỗ…”, ông Volodin nói.
Theo ông Peskov, vị thế của đồng đô la trong vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang bị suy giảm và việc yêu cầu thanh toán hàng hóa bằng đồng rúp sẽ “phục vụ lợi ích của Nga và các đối tác”.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu chính phủ thiết lập cơ chế để các quốc gia “không thân thiện” thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp. Quy định có hiệu lực từ ngày 31.3 nhưng Nga không yêu cầu các quốc gia phải thanh toán ngay bằng đồng rúp, mà có thể chuyển đổi từ từ.
Đầu tháng này, Nga đã công bố danh sách các quốc gia “không thân thiện”, bao gồm Mỹ và các đồng minh – những quốc gia đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Nga có thể buộc các nước chi trả cho toàn bộ hàng xuất khẩu bằng tiền rúp
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin ngày 30.3 đã kêu gọi Nga buộc các quốc gia phương Tây chi trả cho việc nhập khẩu năng lượng và hàng hóa Nga bằng đồng rúp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 23.3 đã ra lệnh khí đốt xuất khẩu của Nga phải được thanh toán bằng đồng rúp. Ảnh REUTERS
Theo Reuters, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin ngày 30.3 đã kêu gọi Nga định giá gần như toàn bộ hàng xuất khẩu và năng lượng của nước này bằng đồng rúp để phản ứng lại các lệnh trừng phạt của phương Tây.
"Nếu muốn có xăng, hãy tìm đồng rúp", ông Volodin đăng trên Telegram ngày 30.3.
"Sẽ là điều đúng đắn - vì có lợi cho Nga - nếu mở rộng danh sách các sản phẩm xuất khẩu được định giá bằng đồng rúp thêm phân bón, ngũ cốc, dầu thực phẩm, dầu mỏ, than đá, kim loại, gỗ,...", nghị sĩ này kêu gọi.
Khi được hỏi về phát biểu của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Volodin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Đây là một ý tưởng chắc chắn nên được thực hiện. Nó có thể được thi hành".
Ông Peskov nói vai trò của đô la Mỹ trong việc làm đồng tiền dự trữ toàn cầu đã bị lung lay và việc định giá các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Nga bằng đồng rúp sẽ là "vì lợi ích của chúng tôi và lợi ích của các đối tác của chúng tôi".
Tuy vậy, ông Peskov cho biết Nga sẽ không ngay lập tức yêu cầu người mua thanh toán cho khí đốt của nước này bằng đồng rúp và hứa hẹn sự thay đổi này sẽ được thực hiện dần dần.
Với việc nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nặng nề nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 23.3 đã ra lệnh khí đốt xuất khẩu của Nga phải được thanh toán bằng đồng rúp.
Động thái này đã buộc Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, ngày 30.3 phải ra "cảnh báo sớm" rằng nước này có thể phải kích hoạt kế hoạch khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung. Vào năm 2021, 55% lượng khí đốt của Đức được nhập khẩu từ Nga.
Châu Âu, khu vực nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt của mình từ Nga và thanh toán chủ yếu bằng đồng euro, cho biết tập đoàn khí đốt nhà nước Nga Gazprom không có quyền thay đổi hợp đồng.
Mỗi năm, Nga xuất khẩu lượng khí đốt tự nhiên trị giá hàng trăm tỉ USD sang châu Âu. Theo công ty Gazprom, 58% lượng khí đốt xuất khẩu của công ty được chi trả bằng euro, 39% được chi trả bằng đô la Mỹ và khoảng 3% được chi trả bằng bảng Anh.
Điều gì đã đẩy giá đồng rúp tăng mạnh so với đồng USD? Nhật báo Izvestia dẫn lẫn các chuyên gia cho rằng tỷ giá đồng nội tệ Nga có thể duy trì được ở mức xấp xỉ 90 rúp đổi 1 USD. Đồng rúp Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Đồng rúp (ruble) của Nga đã tăng mạnh ngày 28/3 sau khi các nhà xuất khẩu bán thu nhập ngoại hối cũng như việc các doanh nghiệp và...