Điện Kremlin nói gì về quyết định của ICC liên quan đến Tổng thống Putin?
Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và coi các phán quyết của cơ quan này là vô hiệu, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, sau quyết định của cơ quan này nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS
“Chúng tôi coi việc này là thái quá và không thể chấp nhận được. Nga, cũng như một số quốc gia khác, không công nhận thẩm quyền của tòa án này và theo đó, bất kỳ quyết định nào thuộc loại này đều vô hiệu đối với Nga về mặt pháp luật”, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết.
“Thực tế, đó là điều duy nhất tôi có thể nói với các bạn về quyết định này,” ông nói thêm trong buổi trao đổi với các phóng viên hôm 17/3 (giờ địa phương).
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Putin và Ủy viên quyền trẻ em Nga Maria Lvova-Belova với cáo buộc “di chuyển bất hợp pháp” trẻ em Ukraine sang Nga.
Theo RT, các nhà chức trách Nga đã sơ tán hàng nghìn cư dân từ 4 vùng sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson đến Nga với cáo buộc quân đội Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây cung cấp để nã pháo vào dân thường.
ICC được thành lập theo Quy chế Rome năm 1998.
Năm 2016, Tổng thống Nga Putin đã ký một sắc lệnh tuyên bố rằng Nga sẽ không trở thành một bên của ICC. Theo Bộ Ngoại giao Nga, tòa án “đã không đáp ứng được những kỳ vọng đặt ra và không trở thành một cơ quan tư pháp quốc tế thực sự độc lập”.
EU trừng phạt các vùng lãnh thổ mới sáp nhập Nga
Ngày 6/10, Hội đồng châu Âu đã mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm tỉnh Zaporizhzhia và Kherson - các vùng lãnh thổ của Ukraine đã sáp nhập Nga trong tuần này.
Tổng thống Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk, các vùng Zaporizhzhia và Kherson. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), cơ quan quản lý của EU đã công bố quyết định trên trong tuyên bố áp đặt biện pháp trừng phạt thứ 8 đối với Nga về việc "sáp nhập bất hợp pháp" các vùng lãnh thổ Ukraine.
"Hội đồng cũng quyết định rằng kể từ hôm nay, phạm vi địa lý của các biện pháp trừng phạt được đưa ra vào ngày 23/2, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa từ các khu vực do chính phủ kiểm soát ở Donetsk và Lugansk, sẽ được áp đặt đối với cả các khu vực Zaporizhzhia và Kherson", tuyên bố cho biết.
Ngày 23/2, một ngày trước khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU đã áp đặt gói trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga nhằm đáp trả việc Moskva công nhận Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, EU đã áp đặt thêm 7 gói trừng phạt Nga.
Gói trừng phạt thứ 8 được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết hiệp ước thống nhất về luật pháp với Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, cũng như các vùng Kherson và Zaporizhzhia. Các hiệp ước này do ông Putin và người đứng đầu 4 khu vực cũ của Ukraine ký kết vào ngày 30/9, sau khi đa số người dân của các vùng lãnh thổ này bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập Nga trong các cuộc trưng cầu dân ý.
Hội đồng Châu Âu ngay lập tức tuyên bố không bao giờ công nhận các cuộc trưng cầu dân ý này cũng như "kết quả sai lệch và bất hợp pháp" của các cuộc bỏ phiếu. Các thành viên Hội đồng châu Âu tuyên bố Kiev "có quyền giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bên trong các biên giới được quốc tế công nhận" và cam kết sẽ tăng cường áp lực hơn nữa đối với Nga.
Nga sẽ theo sát nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine Hôm 3/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moskva đang theo dõi sát sao tình hình xung quanh nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Kiev. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. TASS/TTXVN Theo hãng thông tấn TASS, ông Peskov đồng thời cũng nhắc lại nguyện vọng gia nhập liên minh quân...