Điện Kremlin nêu những quốc gia có thể tổ chức đàm phán về xung đột Ukraine
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố bất kỳ quốc gia nào có lập trường trung lập đều có thể tổ chức các cuộc đàm phán giải quyết xung đột Ukraine, và Slovakia không phải là lựa chọn duy nhất.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Văn phòng Báo chí và Thông tin của Tổng thống Nga/TASS
“Không, Slovakia không phải lựa chọn duy nhất để tổ chức các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine. Chúng tôi đang nói về các quốc gia duy trì lập trường trung lập và tham gia đối thoại bình đẳng với cả Kiev và Moskva. Có khá nhiều quốc gia như vậy”, ông Peskov tuyên bố khi trả lời câu hỏi quốc gia nào có thể trở thành nơi tổ chức cuộc đàm phán về xung đột Ukraine.
Ông nhấn mạnh Moskva tôn trọng các nỗ lực gìn giữ hòa bình của nhiều quốc gia.
“Chúng tôi duy trì mối quan hệ tốt đẹp và mang tính xây dựng với các đối tác ở những quốc gia này. Danh sách các quốc gia này khá dài. Điều quan trọng nhất hiện nay là bắt đầu tiến trình hòa bình như nào. Hiện tại, chúng tôi không thể xác định được con đường của tiến trình này do lập trường cứng rắn của Kiev”, ông nói.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người gần đây đến thăm Nga, đã bày tỏ mong muốn sử dụng lãnh thổ nước làm nền tảng cho các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev. Ông Putin nói rằng Nga không phản đối điều này.
Mặc dù Slovakia cũng là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), nước này được đán.h giá là đang có xu hướng nghiêng gần hơn về phía Nga sau khi Thủ tướng Fico, nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc, trở lại nắm quyền vào năm 2023.
Việc ông Fico gặp trực tiếp Tổng thống Putin tại Moskva vào hôm 22/12 càng làm gia tăng căng thẳng giữa Bratislava và Kiev. Hôm sau, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc ông Fico Slovakia đang muốn “giúp” ông Putin bằng cách tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Video đang HOT
Mặt khác, ông Fico cũng đã dừng tất cả viện trợ quân sự cho Ukraine và cáo buộc Kiev đang gây nguy hiểm cho nguồn cung khí đốt của Slovakia – mặt hàng mà quốc gia này vẫn muốn tiếp tục mua từ Nga.
Trước đó, hôm 23/12, khi phóng viên đặt câu hỏi liệu Thủ tướng Slovakia và Hungary có đề xuất đất nước họ làm địa điểm tổ chức cho cuộc gặp tiềm năng giữa nhà lãnh đạo Nga Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ hay không, trợ lý Tổng thống Nga, ông Yury Ushakov, trả lời: “Đây là một câu hỏi thú vị. Thực ra, điều khá bất ngờ là chúng tôi đã nhận được đề xuất liên quan từ nhiều quốc gia. Tôi sẽ không tiết lộ đó là những quốc gia nào, để tránh phán đoán trước những diễn biến có thể hoặc không thể xảy ra. Nhưng các đề xuất như vậy đã được đưa ra và vẫn tiếp tục được đưa ra”.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi ông Donald Trump bày tỏ mong muốn gặp Tổng thống Nga Putin để thảo luận về việc giải quyết xung đột ở Ukraine. Ông Trump gọi đây là “cuộc xung đột khủng khiếp”. Ông còn nhận xét rằng xung đột sẽ không xảy ra nếu ông là Tổng thống Mỹ, thay vì ông Joe Biden.
Tuần trước, trong cuộc họp báo cuối năm, Tổng thống Putin bày tỏ sẵn sàng gặp ông Trump, đồng thời cho rằng cuộc gặp này sẽ là cơ hội để thảo luận sâu sắc về các vấn đề quan trọng.
Azerbaijan Airlines: Máy bay rơi ở Kazakhstan do 'can thiệp vật lý và kỹ thuật từ bên ngoài'
Ngày 27/12, đại diện hãng hàng không Azerbaijan Airlines tuyên bố, kết quả sơ bộ cho thấy một trong những máy bay của hãng này bị rơi ở Kazakhstan ngày 25/12 đã gặp phải "sự can thiệp vật lý và kỹ thuật từ bên ngoài".
Chiếc máy bay Embraer 190 của hãng hàng không Azerbaijan Airlines, bay từ Baku đến Grozny (Nga), đã gặp nạn sáng 25/12/2024 gần thành phố Aktau ở miền Tây Kazakhstan, khiến 38 người thiệ.t mạn.g. Trên máy bay có 62 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn. Ảnh: AA/TTXVN
Ngoài ra, Azerbaijan Airlines thông báo hãng này sẽ tạm dừng các chuyến bay từ Baku đến một số thành phố của Nga, có hiệu lực từ ngày 28/12.
Quyết định do Cơ quan Hàng không Dân dụng Nhà nước Azerbaijan đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn đối với an toàn chuyến bay.
Cùng ngày, phía Liên bang Nga cho biết chuyến bay của Hãng hàng không Azerbaijan Airlines gặp nạn do chuyển hướng giữa cảnh báo sương mù và máy bay không người lái Ukraine.
Trong phát biểu đưa ra hôm 27/12, người đứng đầu Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga (Rosaviatsiya) Dmitry Yadrov lưu ý rằng: "Tình hình tại khu vực sân bay Grozny vào ngày hôm đó và vào những giờ đó rất phức tạp".
Cụ thể, theo ông Yadrov, các thiết bị bay không người lái (UAV) chiến đấu của Ukraine đã tiến hành các cuộc tấ.n côn.g vào cơ sở hạ tầng dân sự tại các thành phố Grozny và Vladikavkaz.
Do đó, tại khu vực sân bay Grozny, kế hoạch 'Kovyor' đã được triển khai, yêu cầu tất cả các máy bay phải rời khỏi không phận được chỉ định ngay lập tức.
Ông Yadrov cho biết thêm: "Hơn nữa, khu vực sân bay Grozny có sương mù dày đặc. Không thể nhìn thấy gì ở độ cao 500 mét. Cơ trưởng của chuyến bay (hãng hàng không Azerbaijan Airlines) đã cố gắng hạ cánh xuống Grozny hai lần nhưng không thành công. Cơ trưởng được đề nghị hạ cánh tại các sân bay khác, nhưng đã quyết định bay đến sân bay Aktau (ở Kazakhstan)".
Theo ông Yadrov, có rất nhiều yếu tố khác nhau cần được điều tra cùng lúc và phía Liên bang Nga "hoàn toàn sẵn sàng hợp tác với các đồng nghiệp để tiến hành công việc này".
Cũng trong ngày 27/12, một phóng viên đã đề nghị người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov bình luận về việc vào hôm trước, thành viên Quốc hội Azerbaijan Rasim Musabekov yêu cầu Moskva xin lỗi về việc phòng không Liên bang Nga đã bắ.n hạ máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines nếu không quan hệ giữa hai nước có thể trở nên xấu đi.
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết ông đã nắm được thông tin trên đồng thời nhấn mạnh: "Tôi nhắc lại một lần nữa rằng tôi không có gì để bổ sung vào những gì tôi đã nói".
Theo ông Peskov, "cuộc điều tra về vụ ta.i nạ.n tại Kazakhstan vẫn đang được tiến hành và cho đến khi có kết luận từ cuộc điều tra, chúng tôi không coi mình có quyền đưa ra bất kỳ đán.h giá nào và sẽ không làm như vậy".
Ngày 25/12, chiếc máy bay Embraer 190, mang số hiệu J2 8243 của hãng hàng không Azerbaijan Airlines, đã bị rơi gần bờ biển Caspi, cách thành phố Aktau của Kazakhstan khoảng 3km.
Chiếc máy bay này mang theo 62 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn, khởi hành từ thủ đô Baku của Azerbaijan, dự định hạ cánh xuống Grozny, thủ phủ của vùng Chechnya thuộc miền Nam Liên bang Nga. Tuy nhiên, máy bay buộc phải chuyển hướng và gặp nạn khi hạ cánh khẩn cấp.
Phó Thủ tướng Kazakhstan Kanat Bozumbayev thông báo có 38 người đã thiệ.t mạn.g trong vụ ta.i nạ.n thương tâm này.
Để tưởng nhớ những nạ.n nhâ.n xấu số, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ký sắc lệnh tuyên bố ngày 26/12 là ngày quốc tang. Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã bày tỏ sự đoàn kết và gửi lời chia buồn tới Chính phủ cùng nhân dân Azerbaijan.
Sau vụ ta.i nạ.n, cả ba quốc gia Azerbaijan, Kazakhstan và Nga đều thành lập uỷ ban điều tra vụ ta.i nạ.n.
Triều Tiên chủ động đề nghị điều binh sĩ hỗ trợ Nga đối phó Ukraine? Giới tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên chủ động đề nghị đưa binh sĩ hỗ trợ Nga, trái với đán.h giá trước đó cho rằng Moscow đề nghị vì đang thiếu binh sĩ trong xung đột với Ukraine. Việc điều động binh sĩ CHDCND Triều Tiên hỗ trợ Nga trong xung đột với Ukraine là đề nghị của Bình Nhưỡng chứ không...