Điện Kremlin nêu điều kiện để giải quyết xung đột ở Donbass
Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov ngày 15-12 cho biết, chỉ có thể thay đổi các thỏa thuận Minsk nếu Kiev hợp tác với các chuyên gia từ Cộng hòa nhân dân Donetsk (DNR) và Lugansk (LNR) tự xưng.
Các nhà lãnh đạo Nga, Pháp, Đức và Ukraine tại cuộc họp báo chung sau Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ Normady tại Paris (Pháp), ngày 10-12-2019
“Điều này là có thể. Ai có thể làm Minsk-3? Cả hai bên. Đó là lý do tại sao nếu các chuyên gia từ Kiev trong Nhóm Liên lạc hoặc bên ngoài nhóm hợp tác với các chuyên gia từ DPR và LPR, thì họ có thể thực hiện một số loại thay đổi hoặc bổ sung các biện pháp vào thỏa thuận Minsk”, ông Peskov nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bình luận trên được Điện Kremlin đưa ra sau khi đặc phái viên Ukraine với Nhóm liên lạc, ông Alexei Reznikov tuyên bố, Kiev sẵn sàng các thay đổi đối với thỏa thuận Minsk trong hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ Normandy tiếp theo.
Cũng theo ông Peskov, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky nếu thực sự muốn giải quyết vấn đề Donbass cần phải thể hiện ý chí, quyền lực, và sự thống trị cần thiết trong lĩnh vực chính trị ở Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ Normandy (gồm Nga, Ukraine, Đức, Pháp) tại Paris đã kết thúc hôm 10-12 vừa qua. Cuộc gặp lần đầu tiên sau 3 năm này đã đạt được nhiều kết quả tích cực đối với tiến trình thiết lập hòa bình cho khu vực miền Đông Ukraine.
Dưới sự điều phối của Pháp và Đức, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Vladimir Zelensky đã lần đầu tiên đối thoại trực tiếp về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Các nhà lãnh đạo đã đạt được đồng thuận về một số biện pháp giảm căng thẳng cho cuộc xung đột này, nhưng không có đột phá lớn nào để thực sự kết thúc cuộc chiến đã kéo dài 5 năm. Một vòng đàm phán nữa sẽ được Bộ tứ Normandy tiến hành trong 4 tháng tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều đánh giá tích cực về kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần này. Bà Merkel cho rằng, nhóm Bộ tứ Normandy đã vượt qua được khoảng lặng trong việc giải quyết vấn đề Donbass.
Lần gần đây nhất, hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ tứ Normandy về tình hình Ukraine diễn ra là vào năm 2016. Cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ Ukraine và các lực lượng đòi độc lập ở miền Đông nước này nổ ra từ năm 2014. Cuộc xung đột kéo dài 5 năm rưỡi này đã cướp đi sinh mạng của hơn 13.000 người.
Theo anninhthudo.vn
Tin thế giới: Mỹ tuyên bố cứng rắn với Nga liên quan đến Ukraine
Mỹ có kế hoạch tiếp tục gây sức ép với Nga về việc thực thi hiệp định Minsk. Tuyên bố trên đã được đăng trên trang web của Bộ ngoại giao Mỹ.
Ảnh minh họa.
"Mỹ cam kết hợp tác với các đồng minh và đối tác của chúng tôi để tiếp tục gây sức ép buộc Nga phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận Minsk và bắt đầu quá trình khôi phục hoàn toàn chủ quyền của Ukraine đối với vùng Donbass theo con đường hòa bình", tuyên bố viết.
Mùa xuân năm 2014 Kiev đã phát động chiến dịch quân sự chống lại hai nhà nước tự xưng là LPR và DPR, những nơi đã tuyên bố độc lập sau cuộc đảo chính ở Ukraine. Vấn đề giải quyết tình hình ở Donbass được thảo luận, kể cả trong khuôn khổ các cuộc họp của nhóm tiếp xúc Minsk, nhóm này từ tháng 9 năm 2014 đã thông qua ba tài liệu định ra các bước đi nhằm giảm leo thang xung đột. Tuy nhiên, đụng độ giữa các bên cho đến nay vẫn đang tiếp diễn.
Nga không chỉ một lần tuyên bố rằng nước này không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như không phải là chủ thể của các thỏa thuận Minsk.
Theo danviet.vn
Nga lại gửi viện trợ tới Donbass, Ukraine vẫn tố Moscow Lô viện trợ thứ 90 của Nga đã tới Donbass mang theo 600 tấn hàng hóa. Thông tấn TASS đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/11 đã gửi một đoàn xe tải chở 600 tấn hàng viện trợ nhân đạo cho khu vực Donbass. Nga chở hàng viện trợ nhân đạo tới Donbass. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ukraine...