Điện Kremlin: Mỹ bán khí đốt với giá ‘cắt cổ’ cho châu Âu
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc quay lưng với năng lượng của Nga sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tồi tệ đối với Liên minh châu Âu (EU).
Theo đài RT (Nga), trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 1, ông Peskov cho rằng Mỹ đang “điên cuồng” kiếm tiền bằng cách bán khí đốt cho các quốc gia châu Âu với giá cắt cổ.
“Châu Âu trả tiền cho họ, do đó làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Sản xuất đang sụp đổ. Quá trình phi công nghiệp hóa đang diễn ra. Tất cả những điều này sẽ gây ra những hậu quả rất, rất bi thảm cho lục địa châu Âu, ít nhất là trong vòng 10-20 năm tới”, Peskov nói.
Theo phát ngôn viên Điện Kremlin, trước đây có “sự cân bằng lẫn nhau” vì Nga quan tâm đến những khách hàng mua tài nguyên năng lượng của mình, và họ cũng quan tâm đến Nga. Tuy nhiên, ông Peskov lập luận EU đang liên tục tuyên bố họ phải chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng Nga, và điều này dẫn đến tình hình hiện tại.
Ông Peskov cho biết người Mỹ đang bán khí đốt với giá cao hơn 3 hoặc thậm chí 4 lần so với khí đốt của Nga, đồng thời cho biết thêm rằng châu Âu đang làm cho nền kinh tế của họ kém cạnh tranh hơn khi phải trả số tiền đó cho các nhà cung cấp của Mỹ.
Video đang HOT
Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt vào đầu năm nay, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. Sau khi EU và các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Moskva và bắt đầu chiến dịch cắt đứt nguồn cung năng lượng Nga, giá khí đốt đã đạt mức cao kỷ lục, dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng trên lục địa.
Vào tuần trước, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảnh báo rằng châu lục này có thể sớm phải đối mặt với việc suy giảm đáng kể hoạt động công nghiệp và bất ổn xã hội nếu không không hành động để giảm giá năng lượng. Trong khi đó, hãng tin Reuters đưa tin rằng lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ cung cấp nhiều khí đốt tự nhiên hơn cho EU so với Nga. Tuy nhiên, lượng khí đốt của Mỹ đắt gấp 10 lần so với nguồn cung của Nga.
Lý do Bỉ do dự trừng phạt kim cương Nga
Bỉ lo ngại lệnh trừng phạt làm tổn hại lĩnh vực kim cương hàng đầu thế giới của nước này, nhưng một số quốc gia EU đang mất kiên nhẫn.
Kim cương của Nga một lần nữa lọt vào tầm ngắm của châu Âu trong gói trừng phạt mới nhưng Bỉ có vai trò to lớn trong lĩnh vực này. Ảnh: TASS
Theo trang tin Politico.eu ngày 22/9, bất chấp nhiều đợt trừng phạt của EU nhằm vào Moskva, kim cương Nga vẫn vắng bóng trong danh sách cấm vận.
Điều này một phần là do vai trò nổi bật của Bỉ trong ngành công nghiệp kim cương. Thành phố Antwerp của Bỉ, trong nhiều thế hệ, là trung tâm chính để kim cương đến châu Âu - bao gồm cả từ Nga.
Nhưng điều đó có thể thay đổi. Việc Nga đang có động thái tăng cường chiến dịch quân sự ở Ukraine đã khiến EU đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói trừng phạt mới. Và một số nhà ngoại giao châu Âu cho biết sự do dự của Bỉ về lệnh cấm kim cương của Nga "ngày càng không thể chấp nhận được".
Về mặt công khai, Bỉ đã cam kết không chặn các lệnh trừng phạt kim cương, tuy nhiên nước này bày tỏ lo ngại rằng một động thái như vậy có thể gây hại cho các nền kinh tế EU nhiều hơn là của Nga.
Theo nhiều nhà ngoại giao liên quan đến các lệnh trừng phạt, các nhà ngoại giao Bỉ đã vận động thành công các quan chức EU loại đá quý này ra khỏi danh sách cấm vận trước đây. Nhưng hiện nay, một nhà ngoại giao EU cho biết: "Điều này đang trở nên khó khăn hơn".
Kết quả là Bỉ lại một lần nữa trở thành tâm điểm của EU. Khối này đã trừng phạt vàng và các mặt hàng xa xỉ khác của Nga. Giờ đây, những nước lâu nay thúc đẩy các lệnh trừng phạt kim cương, với các nước Baltic, Ba Lan và Hà Lan, đang tìm cách đưa vấn đề này vào danh sách "đen" của EU.
Một nhà ngoại giao EU khác thừa nhận: "Chúng tôi đã thúc đẩy các biện pháp trừng phạt đối với kim cương Nga trong nhiều tháng".
Kim cương thô của Nga hiện chiếm 30% thương mại toàn cầu về đá quý. Bộ Tài chính Mỹ ước tính rằng kim cương là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu phi năng lượng hàng đầu của Nga, với tổng trị giá hơn 4,5 tỷ USD vào năm 2021, với điểm đến hàng đầu Bỉ.
Tuy nhiên, ngay cả do xung đột ở Ukraine, các nhà lãnh đạo Bỉ vẫn không muốn gây tổn hại ngành công nghiệp kim cương của nước này. Mới tuần trước, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã đến Antwerp bày tỏ sự ủng hộ của mình tại một hội nghị ngành. Ông De Croo đã nhiều lần lập luận rằng bất kỳ lệnh cấm kim cương nào sẽ gây tổn hại cho châu Âu nhiều hơn là với Moskva.
Mỹ và EU có cách tiếp cận khác nhau
Mỹ đã cấm nhập khẩu kim cương "phi công nghiệp" từ Nga ngay sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Nước này cũng trừng phạt Sergei Sergeevich Ivanov, giám đốc điều hành của công ty khai thác kim cương lớn nhất của Nga, Alrosa, và bố của ông, Sergei Borisovich Ivanov, cựu Chánh văn phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhưng EU đã không làm theo. Roland Papp, người theo dõi các dòng tài chính bất hợp pháp cho Tổ chức Minh bạch Quốc tế, cho biết EU đang thể hiện "tiêu chuẩn kép" về chủ đề này.
Ông Papp nói: "Trong mùa Hè, EU đã thêm vàng của Nga vào danh sách trừng phạt, nhưng vẫn chưa có kim cương".
Vào tháng 7, tổ chức phi chính phủ trên đã viết thư cho các quan chức EU kêu gọi họ đưa kim cương vào chế độ trừng phạt Nga, nhưng EU đã không hồi âm, ông Papp cho biết.
Tom Neys, người phát ngôn của Trung tâm Kim cương Thế giới Antwerp, lập luận rằng việc kinh doanh kim cương, mặc dù chịu áp lực rất lớn từ các cơ quan quản lý và người tiêu dùng, đang đáp ứng một cách hữu cơ nhu cầu của thị trường, trong khi vẫn đảm bảo vấn đề "đạo đức và bền vững".
Ông Neys nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn tại hội nghị ở Antwerp: "Với những thành tựu trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta có thực sự sẽ vứt bỏ tất cả những thứ đó để cho Dubai hưởng lợi, nơi đã mở cửa cho các nhà tài phiệt Nga?".
Giá khí đốt lập kỷ lục, Bỉ cảnh báo châu Âu sẽ phải đối mặt với '10 mùa đông khó khăn' Trong bối cảnh giá năng lượng ở châu Âu thiết lập kỷ lục mới, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảnh báo khu vực này sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian dài. Giếng khí đốt tại mỏ Bovanenkovo, thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom trên bán đảo Bắc Cực Yamal, Nga. Ảnh: Reuters "5 đến 10...