Điện Kremlin lên tiếng về vụ UAV tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo các cuộc tấn công của Quân đội Ukraine nhằm vào Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye là hành động khiêu khích rất nguy hiểm.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS
“Đây là sự khiêu khích rất nguy hiểm. Các nhân viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế ( IAEA) có mặt tại hiện trường đã chứng kiến những cuộc tấn công này. Đây là chiến thuật hết sức nguy hiểm và để lại hậu quả tai hại về lâu dài”, hãng thông tấn TASS dẫn phát ngôn của ông Peskov cho hay.
Trước đó, hôm 7/4, Cơ quan năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga cho biết nhiều máy bay không người lái (UAV) mang đầy chất nổ của Ukraine đã nhắm mục tiêu vào nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Energodar, thuộc vùng Zaporozhye.
Vụ tấn công xảy ra vào lúc 11:38 sáng (theo giờ địa phương) ở khu vực cạnh căng tin, khiến 3 nhân viên bị thương, một trong số họ bị thương nặng. Nửa giờ sau, một chiếc UAV đã tấn công khu vực cảng hàng hóa. Sau đó, một chiếc UAV khác tấn công tổ máy số 6 của nhà máy này, nhắm trúng mái vòm.
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã lên án cuộc tấn công này. Ông cảnh báo “các cuộc tấn công liều lĩnh này làm tăng đáng kể nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân lớn”.
Video đang HOT
IAEA, cơ quan có các chuyên gia tại địa điểm này, cho biết đây là lần đầu tiên cơ sở này bị nhắm mục tiêu trực tiếp kể từ tháng 11/2022. Đồng thời giới chức cảnh báo các cuộc tấn công gây nguy hiểm cho an toàn hạt nhân. Cấu trúc ngăn chặn lò phản ứng chính đã hứng chịu ít nhất 3 lần tấn công trực tiếp.
“Đây là sự leo thang lớn về mối nguy hiểm đối với an toàn và an ninh hạt nhân mà Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye đang phải đối mặt. Các cuộc tấn công liều lĩnh này làm tăng đáng kể nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân lớn và phải chấm dứt ngay lập tức”, Tổng giám đốc IAEA nói.
Theo ông, dù thiệt hại ở tổ máy số 6 không ảnh hưởng đến an toàn hạt nhân, nhưng đây là một sự cố nghiêm trọng có khả năng làm suy yếu tính toàn vẹn của hệ thống ngăn chặn của lò phản ứng.
Ông lập luận dù không có thiệt hại đối với các hệ thống an toàn hoặc an ninh quan trọng sau cuộc tấn công, song “không ai có thể hình dung được lợi ích hoặc nhận được bất kỳ lợi thế quân sự hoặc chính trị nào từ các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạt nhân”.
Theo cơ quan báo chí của Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye, vụ tấn công không gây thiệt hại nghiêm trọng hay thương vong. Mức độ bức xạ tại nhà máy và khu vực lân cận không thay đổi. Mức độ này tương ứng với hoạt động bình thường của các bộ nguồn và không vượt quá giá trị nền tự nhiên. Bộ nguồn bị tấn công hiện ở chế độ “tắt nguội”.
Trước đó, hôm 5/4, Quân đội Ukraine cũng bị cáo buộc thực hiện cuộc tấn công vào cơ sở này. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cũng được ghi nhận tại khu vực cảng hàng hóa và trạm nitơ-oxy.
Rosatom đã tiếp quản điều hành Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu, sau khi vùng Zaporozhye sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý vào mùa thu năm 2022.
Nga đã nhiều lần cáo buộc Ukraine tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo, tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào cơ sở này. Nhà máy này đã nhiều lần mất điện và được đặt trong trạng thái không hoạt động để giảm thiểu khả năng xảy ra thảm hoạ.
IAEA đánh giá về khả năng đạt được thỏa thuận an toàn hạt nhân giữa Nga và Ukraine
IAEA cho rằng trong bối cảnh hiện nay sẽ là "không thực tế" khi nghĩ rằng Nga và Ukraine có thể đồng thuận về cách bảo vệ nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi (giữa) thăm nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye ngày 15/6. Ảnh: AFP
Hãng tin TASS dẫn lời Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi ngày 16/6 cho biết Nga và Ukraine rất khó có thể đạt được thỏa thuận về việc duy trì sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye, được đánh giá là lớn nhất châu Âu, trừ khi cuộc xung đột hiện nay chấm dứt.
Phát biểu với báo giới sau khi đến thăm nhà máy, ông Grossi nhấn mạnh: "Đạt được một thỏa thuận bằng văn bản sẽ là không thực tế ở thời điểm hiện tại bởi vì như chúng ta biết hiên không có bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình hoặc ngừng bắn nào giữa các bên".
Một phái đoàn của IAEA đang thực hiện chuyến thanh sát thực địa tại khu vực nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye sau 10 ngày kể từ khi đập thủy điện Nova Kakhovka bị sập, khiến mực nước một hồ chứa được sử dụng để làm mát các lò phản ứng của nhà máy bị giảm xuống, gây lo ngại khả năng xảy ra rủi ro an ninh cho cơ sở này. Tuy nhiên, ông Grossi cho rằng mực nước trong hồ chứa đủ để giữ cho cơ sở hoạt động trong thời điểm hiện tại.
"Một mặt, chúng ta có thể thấy rằng tình hình là nghiêm trọng, hậu quả của việc phá hủy đập Nova Kakhovka là có thật, song cũng phải khẳng định rằng nhiều biện pháp đang được thực hiện để ổn định tình hình", ông Grossi nêu rõ.
Người đứng đầu IAEA cho biết các thanh sát viên sẽ theo dõi những diễn biến trên thực địa để giúp ngăn chặn những rủi ro hạt nhân.
Trước đó, hôm 13/6, ông Grossi đã đến thủ đô Kiev của Ukraine, gặp Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky để thảo luận các rủi ro an ninh đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Trao đổi với báo giới vào thời điểm đó, ông Grossi nhấn mạnh cá nhân ông muốn có một đánh giá độc lập dựa trên cơ sở quan sát thực tế, đồng thời muốn thảo luận cụ thể với các nhà quản lý nhà máy về những biện pháp an ninh đang được thực hiện. Ông cho biết IAEA đang đề nghị cả Nga và Ukraine tăng nỗ lực đảm bảo an ninh cho nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia.
Hiện 5 trong số sáu lò phản ứng của nhà máy đã ngừng hoạt động, trong khi tổ máy còn lại đang sản xuất mức năng lượng thấp để duy trì chức năng của cơ sở.
Đập thủy điện Nova Kakhovka trên sông Dnieper ở Kherson bị vỡ ngày 6/6 vừa qua. Đập cao 30 m và dài 3,2 km, được xây dựng vào năm 1956. Với sức chứa hồ nước lên đến 18 km3, đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho bán đảo Crimea ở phía Nam và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu ở phía Bắc. Nga và Ukraine đổ lỗi cho nhau về vụ vỡ đập này. IAEA cảnh báo vụ vỡ đập có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng hơn liên quan vấn đề an toàn và tình hình an ninh tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Rosenergoatom, cơ quan điều hành nhà máy nguyên tử quốc gia Nga, cho biết nhân viên của họ sẽ đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye.
IAEA nhấn mạnh tính minh bạch với Nhật Bản khi xả nước thải nhiễm xạ Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi hôm 12/3 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc minh bạch trong việc xử lý và xả nước thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, sau khi nhà máy này bị phá hủy. Giám đốc IAEA Yoshimasa Hayashi bắt tay với Chánh văn phòng...