Điện Kremlin khẳng định không tìm cách ‘thay đổi quyền lực’ ở Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga không tìm cách thay đổi Chính phủ hiện tại ở Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS
Theo đài RT (Nga), khi được hỏi liệu Điện Kremlin có coi việc thay đổi chế độ ở Kiev là một trong những mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hay không, ông Peskov trả lời: “Không, Tổng thống đã nói về điều này”.
Quan chức này nhấn mạnh rằng Nga quyết tâm đạt mọi mục tiêu đã đề ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, điều này có thể được thực hiện “bằng nhiều phương pháp và dưới nhiều hình thức khác nhau”. Ông cũng khẳng định điều này chỉ là vấn đề về thời gian.
Video đang HOT
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo AIF, Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev đưa ra giả thuyết rằng quan hệ giữa Moskva và Kiev chỉ có thể bình thường hóa sau khi thay đổi lãnh đạo ở Ukraine. Ông cho rằng Chính phủ hiện tại ở Kiev thiếu linh hoạt và bị ràng buộc bởi các hành động và hệ tư tưởng trước đây.
Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 với lý do Kiev không tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minsk. Ngay sau đó, Điện Kremlin đã công nhận các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở vùng Donbass là hai quốc gia độc lập. Đồng thời, Nga cũng yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập, cam kết không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào do phương Tây dẫn đầu. Tổng thống Nga Vladimir Putin coi việc phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine là mục tiêu chính của chiến dịch quân sự tại nước láng giềng.
Về phần mình, Ukraine khẳng định cuộc tấn công của Nga hoàn toàn vô cớ. Các nước phương Tây ủng hộ Kiev đã nhiều lần cáo buộc Điện Kremlin đang tìm cách lật đổ Chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Liên quan đến vấn đề đàm phán hòa bình, Tổng thống Putincho biết Moskva sẵn sàng chờ cho đến khi Kiev đồng ý đàm phán. Tuy nhiên, khi đó các điều kiện kèm theo cũng sẽ thay đổi. Tổng thống Zelensky đã ký sắc lệnh bác khả năng đàm phán với người đồng cấp Putin. Trong bài phát biểu trực tuyến tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tuần trước, ông Zelensky cũng đưa ra “Công thức hòa bình” gồm 10 điểm, trong đó đề cập đến các điều kiện như Nga phải rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine. Moskva cho rằng đề xuất này của Ukraine là “phi thực tế” và cho thấy Kiev không có thiện chí hòa đàm chấm dứt xung đột.
Đường ống Dòng chảy phương Bắc có thể rò rỉ hết khí đốt vào cuối tuần này
Theo quan chức Đan Mạch, hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc bị rò rỉ sẽ thoát hết khí vào cuối tuần này.
Ảnh minh hoạ: Global Look Press
Đài RT (Nga) dẫn lời ông Kristoffer Boettzauw, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, cho biết hôm 28/9, hơn một nửa lượng khí trong đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 đã thoát ra ngoài. Hệ thống đường ống này đã gặp sự cố rò rỉ vào đầu tuần và nhiều quan chức nghi ngờ đây là hành vi phá hoại có chủ đích.
Theo điều tra về vụ việc, ông Boettzauw cho biết lượng khí còn lại sẽ tiếp tục thoát ra khỏi các đường ống cho đến ít nhất là cuối tuần. Chỉ sau khi các đường ống hết khí, nhà chức trách Đan Mạch mới có thể tiếp cận và điều tra nguyên nhân.
Các phương tiện truyền thông dẫn lời giới chuyên gia Đan Mạch khẳng định khí đốt bị rò rỉ không phải là khí độc hại. Cơ quan Năng lượng Đan Mạch ước tính lượng khí thoát ra ngoài có thể tương đương 1/3 tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hàng năm của nước này. Theo nhà điều hành Nord Stream, các đường ống bị hư hại chứa tổng cộng 778 triệu m3 khí đốt tự nhiên tiêu chuẩn.
Trước đó, các phương tiện truyền thông Đức cảnh báo các đường ống này có thể vĩnh viễn không thể hoạt động, nếu hư hỏng không được sửa chữa trước khi nước biển xâm nhập và ăn mòn đường ống.
Trong bối cảnh đó, Công ty đường ống dẫn khí Gasunie Deutschland của Đức nhấn mạnh những hư hỏng của hệ thống đường ống này có thể sửa chữa. Giám đốc điều hành Jens Schumann bày tỏ "tương đối lạc quan" về triển vọng của công việc sửa chữa. Ông nói với Reuters: "Có nhiều đội ngũ chuyên gia giỏi có thể xử lý sự cố về đường ống này. Hơn nữa, chúng tôi cũng có thiết bị thay thế khẩn cấp để khắc phục sự cố".
Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết các đường ống đã bị hư hỏng trong vùng biển quốc tế thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch. Tại Thụy Điển, Cơ quan An ninh quốc gia (SAPO) đã tiến hành điều tra vụ việc vì đây là sự cố nghiêm trọng, ít nhất có thể ảnh hưởng một phần đến lợi ích của quốc gia. SAPO đã coi đây là vụ việc phá hoại nghiêm trọng và không loại trừ ý kiến cho rằng có một thế lực nước ngoài đứng sau sự việc.
Trước đó, hôm 26/9, nhà chức trách Đan Mạch đã phát hiện dấu hiệu rò rỉ trên đường ống dẫn khí của Nga gần đảo Bornholm ở biển Baltic, sau khi nhà điều hành đường ống thông báo đường ống đã giảm áp suất đột ngột. Giới chức Thụy Điển và Đan Mạch sau đó cho biết họ đã ghi nhận hàng loạt vụ nổ dưới nước.
Giới chức Nga, Mỹ và Thụy Điển nghi ngờ nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến sự cố rò rỉ đường ống do một cuộc tấn công có chủ đích. Song chưa có bên nào chính thức xác nhận nghi phạm trong vụ việc này.
Trước thông tin cho rằng Nga đứng sau sự cố, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi những cáo buộc này vô lý. Ông nhấn mạnh Nga không thể làm hỏng các đường ống - vốn do các công ty Nga sở hữu đa số - vì giá trị của khí đốt cao. Ông kêu gọi các bên đối thoại và hợp tác để tìm hiểu điều gì đã xảy ra càng sớm càng tốt. Moskva cũng coi đây là "cuộc tấn công khủng bố" và cho biết họ sẽ triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề này.
Nga nói về thời điểm kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine Điện Kremlin tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine sẽ kéo dài ít nhất cho đến khi Nga kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS Theo hãng tin Reuters, trong cuộc trao đổi với các phóng viên hôm 28/9, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho...