Điện Kremlin giải thích phát biểu ‘vùng đệm’ của ông Putin, Ukraine lên án
Điện Kremlin ngày 18.3 cho biết cách duy nhất để bảo vệ lãnh thổ Nga trước các cuộc tấn công của Ukraine là tạo ra một ‘vùng đệm’ giúp các khu vực của Nga nằm ngoài tầm bắn của Ukraine.
Điện Kremlin đưa ra bình luận này sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu khả năng thành lập một khu vực như vậy trong bài phát biểu hậu bầu cử hôm 17.3.
Trong cuộc họp báo qua điện thoại với các phóng viên ngày 18.3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Trong bối cảnh lãnh thổ của chúng tôi, bao gồm các cơ sở công cộng và tòa nhà dân cư, hứng chịu các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo kích (từ Ukraine), các biện pháp phải được thực hiện để bảo vệ các vùng lãnh thổ này”.
“Các vùng lãnh thổ này chỉ có thể được bảo đảm bằng cách tạo ra một loại vùng đệm nào đó để bất kỳ phương tiện nào mà kẻ thù sử dụng để tấn công chúng tôi đều nằm ngoài tầm bắn”, ông Peskov cho biết, theo Reuters.
Điện Kremlin giải thích phát biểu ‘vùng đệm’ của ông Putin, Ukraine lên án
Trong phát biểu về chiến thắng bầu cử đêm 17.3, ông Putin cho hay ông không loại trừ việc thành lập vùng đệm như vậy.
“Với những sự kiện bi thảm đang diễn ra hiện nay, tôi không loại trừ khả năng đó, rằng chúng tôi sẽ buộc phải tạo ra một ‘khu vực sạch sẽ’ nhất định trên các vùng lãnh thổ hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chế độ Kyiv, vào một thời điểm nào đó mà chúng tôi cho là phù hợp”, ông Putin nói.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh REUTERS
Ông Putin không đi sâu vào chi tiết nhưng cho rằng một khu vực như vậy có thể phải đủ lớn để ngăn chặn vũ khí do nước ngoài sản xuất tấn công lãnh thổ Nga.
Chủ nhân Điện Kremlin đưa ra câu trả lời sau khi được hỏi liệu Nga có cần thiết phải chiếm được tỉnh Kharkiv của Ukraine hay không. Tỉnh này giáp ranh với Belgorod, một tỉnh của Nga thường xuyên bị lực lượng Kyiv tấn công kể từ năm 2022.
Bình luận về phát ngôn của ông Putin, ông Mykhailo Podolyak, trợ lý của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, hôm 18.3 nói đây là chỉ dấu cho thấy Moscow có kế hoạch leo thang chiến sự.
“Đây là… tuyên bố rõ ràng và trực tiếp rằng chiến tranh sẽ chỉ leo thang… Tất cả những điều này là bằng chứng trực tiếp cho thấy Nga chưa sẵn sàng sống trong các mối quan hệ chính trị và xã hội hiện đại, có tính đến quyền chủ quyền tuyệt đối của các quốc gia khác”, ông Podolyak cho biết trong văn bản phản hồi Reuters.
Các lực lượng Nga ban đầu cố gắng giành quyền kiểm soát Kharkiv vào tháng 2.2022, nhưng đã bị đánh bật khỏi phần lớn khu vực này trong một cuộc phản công của Ukraine vào tháng 9 năm đó.
Nga hồi tháng 9.2022 công bố sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine là Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson, mặc dù họ không kiểm soát hoàn toàn bất kỳ khu vực nào trong số đó.
Giới lãnh đạo Ukraine tuyên bố việc Nga đơn phương sáp nhập lãnh thổ của nước này là bất hợp pháp và sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi binh sĩ Nga cuối cùng rút khỏi Ukraine.
Ông Putin nói chính Ukraine từ chối đàm phán, Slovakia nêu điều kiện đàm phán
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, những gì đang xảy ra ở Ukraine "là thảm kịch" và phải tìm cách ngăn chặn.
"Một số đồng nghiệp đã nói trong bài phát biểu của mình rằng họ bị sốc trước cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đúng vậy, hành động quân sự luôn là thảm kịch. Những con người cụ thể, những gia đình cụ thể và cả đất nước nói chung. Tất nhiên, chúng ta phải nghĩ cách ngăn chặn thảm kịch này", hãng tin TASS dẫn lời ông Putin nói tại Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) hôm 22/11.
Tuy nhiên, theo ông chủ Điện Kremlin, chính Ukraine chứ không phải Nga đã từ chối đàm phán và "đóng băng" những cuộc đối thoại như vậy, trong khi Moscow luôn sẵn sàng đàm phán.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti
Slovakia nói về điều kiện đàm phán ở Ukraine
Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Juraj Blanar cho biết, các thỏa thuận ngừng bắn ở xung đột Ukraine phải được ký kết trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về giải pháp hòa bình ở nước này.
"Một giải pháp hòa bình không bao giờ là dễ dàng, nhưng chúng ta phải nói trước khi đạt được hòa bình thì cần phải có lệnh ngừng bắn. Thời gian đã cho chúng ta thấy cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài hơn 600 ngày và không dẫn đến bất kỳ kết quả nào", ông Blanar nói.
Ngoại trưởng Slovakia nhấn mạnh: "Không có giải pháp quân sự và chúng ta cần có áp lực để đàm phán hòa bình, cũng như hỗ trợ cho mọi nỗ lực hòa bình ở Ukraine".
Mỹ kêu gọi đồng minh chuyển hệ thống phòng không cho Ukraine
Người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin đã kêu gọi nhóm hỗ trợ quân sự cho Ukraine cung cấp cho Kiev các hệ thống phòng không trước mùa đông sắp tới.
Theo truyền thông Ukraine, Mỹ và các đồng minh sẽ tổ chức cuộc họp thường kỳ của nhóm hỗ trợ quân sự cho Ukraine thông qua hình thức trực tuyến.
"Khi Ukraine phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt, tôi kêu gọi nhóm hỗ trợ cung cấp cho Ukraine khả năng phòng không để bảo vệ người dân", ông Austin nói.
Khi NATO có thêm thành viên thứ 32 Ngày 2/3, Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kover đã ký dự luật phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và chuyển văn kiện này tới Văn phòng Tổng thống để ban hành. 2 thế kỷ trung lập xem như đã chính thức khép lại. Trở thành thành viên thứ 32 của NATO, Thụy Điển tô đậm thêm ý thức...