Điện Kremlin: Đưa ra tối hậu thư không phải là cách nói chuyện với ông Putin
Điện Kremlin đã đưa ra phát biểu về thông tin cho rằng Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đưa ra một bức tối hậu thư với Tổng thống Putin, rằng việc đưa ra nhưng yêu cầu kiểu như vậy không thể là cách nói chuyện với Tổng thống Nga.
“Chúng tôi đã nói tất cả về giọng điệu khi đàm phán. Chưa ai từng nói chuyện với Tổng thống Putin bằng giọng tối hậu thư và không thể làm vậy, ngay cả khi họ muốn”, thư kí báo chí của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov nói với đài phát thanh Govorit Moskva.
Điện Kremlin phủ nhận thông tin bà Merkel đưa ra tối hậu thư với ông Putin
Ông Peskov đã từng tiết lộ rằng cuộc thảo luận kéo dài 5 giờ đồng hồ giữa lãnh đạo Nga, Pháp và Đức mang “tính xây dựng và đạt được nhiều kết quả”.
Sau buổi toạ đàm ở Moscow vào hôm 6-2, truyền thông phương Tây đã dẫn lời một vài nguồn tin cho biết, Thủ tướng Merkel đã đưa ra một bức tối hậu thư với ông Putin về vấn đề Ukraine, trong đó, đe doạ áp đặt thêm trừng phạt nếu kế hoạch hoà bình mới không thể đạt được kết quả.
Video đang HOT
Các lãnh đạo cả Nga, Pháp, Đức và Ukraine sẽ có cuộc gặp mặt tại Minsk vào hôm 11-2 nhằm thảo luận về kế hoạch hoà bình mới cho Ukraine. Nó sẽ có bao gồm bản dự thảo của Tổng thống Poroshenko và những điều khoản gợi ý của Tổng thống Putin.
Chiến lược của Pháp và Đức nhằm giải quyết xung đột tại Ukraine dựa theo thoả thuận Minsk, tuy nhiên có bổ sung thêm các cách thực hiện thoả thuận này và thời gian cụ thể cho từng bước.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã tỏ ra lạc quan về kế hoạch hoà bình sắp tới khi cho rằng đây là “bước đầu để tiến tới một lệnh ngừng bắn”, Reuters đưa tin.
Vào hôm 9-2, ngoại trưởng các nước EU đã công bố một lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga và phe li khai miền đông Ukraine. Tuy nhiên, đại diện EU cho biết liên minh này sẽ chưa áp đặt các biện pháp mới mà chờ kết quả của buổi toạ đàm tại Minsk để đưa đến quyết định cuối cùng.
Theo_An ninh thủ đô
Đức và Mỹ tỏ rõ quan điểm bất đồng về vấn đề Ukraine
Lựa chọn cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev đang được cân nhắc, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Washington. Tuy nhiên, lãnh đạo nước Đức lại nhấn mạnh quan điểm của mình rằng không có một giải pháp quân sự nào có thể giải quyết xung đột Ukraine.
"Khả năng sử dụng vũ khí sát thương vì mục đích tự vệ cho Kiev là một trong những phương án đang được cân nhắc. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chưa có quyết định nào được đưa ra. Thực sự thì nếu giải pháp ngoại giao thất bại, điều tôi sẽ nói với các cấp dưới của mình là tìm ra mọi phương án có thể để thay đổi những tính toán của Tổng thống Putin", Tổng thống Mỹ nói trong cuộc họp báo chung với bà Merkel.
Mỹ và Đức đã tỏ rõ những quan điểm trái ngược về cách giải quyết tình hình Ukraine
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel, người vừa có cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Putin tại Moscow, lại có quan điểm khá trái ngược với ông Obama: "Chúng tôi theo đuổi một giải pháp ngoại giao, mặc dù chung tôi đã phải hứng chịu một số bất lợi. Tôi chưa bao giờ ủng hộ sử dụng quân sự cho cuộc xung đột này".
Bà Merkel có thể sẽ bay tới Minsk vào hôm 11-2 để tham dự cuộc họp 4 bên bao gồm Nga, Ukraine, Đức và Pháp nhằm tìm ra một bản kế hoạch hoà bình cho tình hình tại miền đông Ukraine.
Tuy nhiên, bà Merkel cũng khá thẳng thắn về khả năng cuộc thảo luận sẽ không mang lại kết quả như mong muốn: "Nếu một bên nào đó nói thành công là một điều xa vời, thậm chí khi chúng ta đã nỗ lực rất nhiều, thì Mỹ và châu Âu lại phải ngồi lại và cố gắng tìm ra các phương án khác có thể thực hiện được".
Mặc dù EU đã tạm hoãn áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga ngay trước cuộc thảo luận hoà bình, ông Obama vẫn khẳng định rằng các biện pháp cấm vận hiện tại vẫn phải được duy trì hiệu lực vì rõ ràng nó "chưa đủ để khiến ông Putin thay đổi hành động của mình".
Mặc dù có thừa nhận những quan điểm khác nhau về tình hình Ukraine, 2 nhà lãnh đạo sau đó vẫn cố gắng hướng tới một mặt trận chung.
"Sự hung hăng của Nga đã khiến Mỹ, Đức và các đồng minh châu Âu khác đoàn kết hơn. Vẫn sẽ có những sự đáp trả mạnh mẽ, đồng nhất giữa Mỹ và châu Âu, điều này là hoàn toàn không thể thay đổi", ông Obama cho hay.
"Đối với bất cứ ai đến châu Âu, tôi chỉ có thể nói rằng, nếu chúng tôi bỏ qua những nguyên tắc về chủ quyền lãnh thổ của mình thì chúng tôi sẽ không thể giữ vững hoà bình cho châu lục này", bà Merkel nói, ám chỉ việc bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga và phong trào đòi li khai ở Donetsk và Lugansk.
Theo_An ninh thủ đô
Nga: 'Đừng hòng ra tối hậu thư với Putin' Tổng thống Vladimir Putin sẽ không chấp nhận bất kỳ tối hậu thư nào liên quan đến khủng hoảng Ukraine, bất chấp sức ép từ phương Tây đang gia tăng. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: RT "Chưa ai từng nói chuyện với tổng thống bằng giọng điệu tối hậu thư, và cũng không thể làm vậy ngay cả khi họ...