Điển hình nộp thuế từ nhuận bút
Cộng tác viên của hàng chục báo, tạp chí, nhuận bút mỗi tháng gần 10 triệu đồng nhưng nhà báo Nguyễn Xuyến vẫn khẳng định viết báo không phải vì tiền mà vì sự đam mê
Hẹn gặp “nhà báo” Nguyễn Xuyến (93 tuổi; ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) rất khó, vì ông rất bận với việc viết bài cho các báo, đài. Gặp tôi, ông cười rồi tâm sự: “Làm báo, đã hứa với người ta rồi thì mình phải hoàn thành theo đúng yêu cầu mới giữ được chữ tín”.
Tập làm từ mẩu tin
Trong căn nhà nhỏ, gia sản lớn nhất của ông là kho tư liệu với hàng trăm đầu sách và hàng chục đầu báo được xếp ngăn nắp. Những tác phẩm đã đăng cũng được ghi chép cẩn thận ngày, tháng, thể loại, tên tờ báo đăng, nhuận bút được trả…
Trước Cách mạng Tháng Tám, từ quê nhà Bình Định, ông ra học chuyên văn ở Trường THPT Quốc học Huế (TP Huế) rồi ra làm cán bộ ngành giao thông ở tỉnh Nghệ An. Sau giải phóng, ông trở lại Huế làm phó giám đốc một doanh nghiệp. Nhưng từ lâu, cái tên Nguyễn Xuyến đã rất quen thuộc với bạn đọc cả nước qua nhiều tờ báo như An ninh Thủ đô, Công an TP HCM, Nhân Dân cùng một số tạp chí về du lịch, khoa học.
Dù lớn tuổi nhưng ông Nguyễn Xuyến vẫn làm việc bằng máy tính rất thành thạo
Sự nghiệp làm báo của ông bắt đầu từ năm 1983, khi còn đương chức. Lúc đầu, ông chỉ viết một mẩu tin ngắn gửi đài phát thanh của tỉnh với mục đích quảng bá đơn vị mình. Sau khi sản phẩm đầu tay được sử dụng, ông tập viết bài. Thấy mình cũng có năng khiếu viết báo, ông dần chuyển qua cộng tác cho báo tỉnh. Cũng như trước, ông tập làm quen với các mẩu tin từ đơn vị mình rồi dần dà chuyển sang viết về ngành giao thông, sau mở rộng sang các lĩnh vực khác và gửi cộng tác với rất nhiều tờ báo.
Video đang HOT
Giờ đây, khi ở tuổi 93 với trên 30 năm cộng tác báo chí, ông đã có đến trên 1.500 bài viết đã đăng trên các báo, tạp chí. Bạn đọc của các tờ báo như An ninh Thế giới, Công an TP HCM, Bình Dương, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế… đã quen thuộc với bút danh Nguyễn Xuyến. Có những tạp chí như Văn hóa Hà Tĩnh đã được ông cộng tác thường xuyên từ số đầu tiên đến nay đã 21 năm. “Báo Đảng ở 63 tỉnh, thành phố tôi đều cộng tác, kể cả trang tin điện tử các quận, ngành. Tôi viết nhiều đến nỗi lãnh đạo một số tờ báo tự đặt bút danh cho tôi, khi thì họ ghi đúng tên là Nguyễn Xuyến, khi thì Văn Chính, Chính Luận, Văn Phong” – ông Xuyến kể.
Tuổi già sức yếu lại không phải là dân làm báo chuyên nghiệp nên bây giờ ông Xuyến chọn cách cộng tác với các báo, tạp chí bằng thể loại bình luận là chính. Ông còn được giao phụ trách chuyên mục Danh nhân trên Báo Bình Dương, mục Sự kiện và Bình luận trên Báo Thừa Thiên – Huế. Nhiều tờ tạp chí của các trường ĐH lớn vẫn thường xuyên nhờ ông cộng tác. “Lợi thế của tôi là sở hữu một kho tư liệu lớn nên mỗi khi có ai cần viết bài gì, thuộc thể loại nào thì tôi chỉ cần vài giờ là có sản phẩm” – ông Xuyến chia sẻ.
“Khi nhà thơ Tố Hữu đang hấp hối ở bệnh viện, rất nhiều tòa soạn báo đã gọi điện thoại đặt bài gấp. Tôi thức nhiều ngày liền để viết. Đến khi Tố Hữu mất thì tôi có hơn 10 bài viết được in về nhà thơ lớn này” – ông Xuyến kể.
Để phục vụ cho việc viết báo, ông Xuyến trang bị một lúc 2 chiếc máy tính xách tay nhằm đề phòng bất trắc. Ông sử dụng máy tính rất điệu nghệ và tất cả sản phẩm đều gửi qua thư điện tử. Ở tuổi ngoài 90 nhưng đôi mắt ông còn rất tinh anh. Bài viết của ông luôn được các tòa soạn đánh giá cao bởi sự tươm tất, chỉn chu và sắc bén.
Mỗi tháng viết 40 bài
Nhiều người khó tin về khoản thu nhập từ viết báo của ông Xuyến. Chỉ riêng dịp Tết Nguyên đán 2015, nhuận bút của ông được tổng cộng trên 15 triệu đồng, trung bình các tháng bình thường cũng khoảng 7 triệu đồng. Cao nhất là dịp Tết Mậu Tý 2008 ông đăng được trên 150 bài, Tết Kỷ Sửu 2009 đăng trên 130 bài, tính sơ sơ cũng trên 20 triệu đồng nhuận bút. “Lúc trước, mỗi tuần tôi viết chỉ 2-3 bài. Từ khi về hưu, mỗi tháng viết đến 40 bài. Có tòa soạn nào đặt bài là tôi luôn nhận lời và hoàn thành đúng yêu cầu” – ông cho biết.
Chính vì thu nhập cao từ viết báo nên cách đây 7 năm, ông Xuyến tự đến Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên – Huế đăng ký mã số thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Cứ cuối năm, ông mang tất cả giấy tờ liên quan đến nhận nhuận bút đến ngành thuế để quyết toán. Trung bình mỗi năm, ông nộp 2-3 triệu đồng thuế thu nhập cá nhân từ nhuận bút. “Nhiều cán bộ thuế nói đùa rằng tôi là người rất đáng được tuyên dương về điển hình nộp thuế của tỉnh nhà. Nhưng theo tôi, đó là nghĩa vụ, công dân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật” – ông Xuyến tâm sự.
Hơn 30 năm viết báo, ông Nguyễn Xuyến cho biết đã kiếm được một khoản tiền kha khá từ nhuận bút nhưng đều gửi ngân hàng và chưa tiêu một đồng nào. “Các con đã thành đạt, chu cấp cho tôi đủ sống. Ngoài ra, tôi còn lương hưu và lãi từ tiền gửi tiết kiệm… Tôi viết báo không vì tiền mà vì sự đam mê, bởi đó là nghề rất đáng được trân trọng” – ông Xuyến nhấn mạnh.
Vì niềm đam mê
Cách đây đúng 3 năm sau ngày vợ ông mất, các con tổ chức họp gia đình và ra “nghị quyết” cấm ông viết báo để đỡ lao tâm khổ tứ nhưng không thuyết phục được. Ông bảo: “Cha viết báo vì niềm đam mê. Nhiều người về hưu nhưng có mấy người viết được báo. Mình còn minh mẫn thì tại sao không dùng trí tuệ của mình để giúp ích cho xã hội?”. Nghe thế, các con của ông đành khuyên cha nên viết ít lại để bảo đảm sức khỏe. “Làm sao dừng viết được khi tôi vẫn cảm thấy rất vui sướng mỗi khi có tác phẩm của mình được sử dụng” – ông hồ hởi.
Bài và ảnh: QUANG NHẬT
Theo_Người lao động
Cái kết có hậu cho người phụ nữ Nga gốc Việt tìm cha đẻ
Sau những tháng ngày mòn mỏi tìm kiếm, người phụ nữ Nga Rudnova Anhia Khanhevna đã tìm thấy bố đẻ tại Việt Nam, ông Vũ Du Hành.
Rudnova Anhia Khanhevna - người phụ nữ mang hai dòng máu Nga, Việt. (Ảnh: Võ Hoài Nam)
Sau khi báo Dân Trí đăng tải bài viết "Cô gái Nga tìm người bố Việt" ngày 26/3, đến ngày 4/4, ông bố trong câu chuyện này đã được tìm thấy.
Ông Vũ Du Hành, sinh năm 1961, hiện sống tại Hoàng Mai, Hà Nội đã liên lạc với báo Dân Trí để xác nhận rằng ông chính là bố đẻ của cô Rudnova Anhia Khanhevna.
Bố đẻ của Anhia từ Hà Nội cũng đã liên lạc với Cộng tác viên của báoDân Trí tại Nga thông qua cô Trần Nhung, một người hàng xóm cũ của gia đình ông, để thông báo về tin vui này.
Khi được báo tin, cô gái Nga gốc Việt vô cùng vui mừng khi biết tin thông tin về bố đẻ. Cô đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành và mong được gặp cha mình sớm nhất có thể.
Ông Vũ Du Hành cho biết ông rất vui khi nhận được thông tin về con gái và hai cha con đã nhanh chóng liên lạc với nhau. Ông cũng trải lòng những ngày tháng khó khăn ở nước Nga, về gia đình bé nhỏ mà ông đã gửi gắm bao tình thương với hai mẹ con Anhia. Tuy nhiên, những lý do như công việc và hoàn cảnh đã khiến gia đình ông phải chia ly, dù trong lòng ông lúc nào cũng nhớ mong cô con gái bé bỏng.
Ông Hành cũng chuyển lời cảm ơn tới tất cả mọi người đã dành sự quan tâm cho bố con ông.
Ông Hành còn gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cô Trần Nhung, người đã đọc báo và nhận ra ông. Cô Nhung, một hàng xóm cũ với gia đình ông Hành, đã thông qua những mối quan hệ thân thiết để tìm ra địa chỉ của bố đẻ Anhia.
Võ Hoài Nam
Từ Dantri/Mátxcơva
Hai sinh viên giả danh cộng tác viên báo PL TP HCM tống tiền CSGT Thái bị bắt khi đang có hành vi nhận 20 triệu đồng từ một số CSGT của Đội Kiểm soát giao thông Tân Sơn Nhất Chiều 12/2, cảnh sát hình sự đã bắt quả tang Phạm Quang Thái (25 tuổi), tạm trú 69 Lê Văn Lương, quận 7, TP HCM giả danh cộng tác viên báo PL TP HCM tống tiền CSGT. Thái...