Diễn đàn quốc phòng ở Bắc Kinh mới mở màn đã nóng
Diễn đàn Quốc phòng thường niên Hương Sơn mới khai mạc hôm nay tại Bắc Kinh đã nóng bỏng với những lời lẽ cao giọng từ bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn phát biểu tại phiên khai mạc – Ảnh: Reuters
Ngay trong ngày khai mạc của diễn đàn hai ngày này, Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng Mỹ đã sử dụng lợi thế quân sự cường quốc can thiệp vào châu Á, đặc biệt trong các tranh chấp ở Biển Đông và vấn đề trên bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu tại phiên khai mạc sáng nay (11-10), Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói thẳng: “Một số quốc gia muốn tìm kiếm ưu thế tuyệt đối về quân sự, không ngừng tăng cường các liên minh quân sự của họ, và tìm kiếm sự an toàn tuyệt đối cho mình bằng các chi phí an ninh của các nước khác”.
Diễn đàn quốc phòng khu vực Hương Sơn lần thứ bảy khai mạc tại Bắc Kinh qui tụ hơn 500 phái đoàn từ khoảng 60 quốc gia, gồm các phái đoàn của các cơ quan thực thi luật pháp cho đến các viện nghiên cứu về quốc phòng, an ninh.
Chủ đề chính của phiên họp ngày đầu tiên là “Xây dựng kiểu quan hệ quốc tế mới”. Theo báo Inquirer của Philippines, chủ đề này đã phản ánh mong muốn vai trò mới của Trung Quốc sau một năm đầy căng thẳng trong khu vực với những chuyến tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông của các phương tiện chiến tranh hạng nặng của Mỹ và cả quyết định thiết lập hệ thống tên lửa đánh chặn hiện đại của Mỹ tại Hàn Quốc.
Trong thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Barack Obama không ít lần tuyên bố lẫn thực thi trên thực địa chính sách “xoay trục sang châu Á” với các động thái cam kết về quân sự lẫn kinh tế với các đồng minh trong khu vực.
Phía chính quyền Bắc Kinh cho rằng những động thái trên là cách dằn mặt, kìm nén sự vươn lên của Trung Quốc.
Video đang HOT
Diễn đàn quốc phòng Hương Sơn đầu tiên do Bộ quốc phòng Trung Quốc tổ chức vào năm 2006 và từ năm 2015 đã được tổ chức thành diễn đàn thường niên.
Tại diễn đàn đang diễn ra ở Bắc Kinh hôm nay, đại biểu các nước tham dự cũng lên tiếng mạnh mẽ về việc các bên phải kiềm chế.
Phát biểu tại diễn đàn, cựu Thủ tướng Úc Robert Hawke cảnh báo thẳng rằng nếu không giải quyết tốt các tranh chấp hiện nay thì khu vực sẽ trở thành “điểm nóng xung đột Mỹ-Trung”.
“Những tranh chấp này đang ẩn chứa nguy cơ gây bất ổn cho toàn khu vực”, ông Hawke nhận định.
Thậm chí, Trung Quốc cũng bất chấp sự tế nhị ngoại giao của nước chủ nhà, chỉnh đốn luôn cả khách mời là bộ trưởng Quốc phòng New Zealand.
Bà Fu Ying, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, nhắc lại lập trường mà nước này đã nêu trong Đối thoại Shangri-La mới đây ở Singapore: “Chúng tôi hy vọng rằng các nước không có liên quan trong các tranh chấp tôn trọng các nước đang có tranh chấp để họ làm việc với nhau”.
Ở vai trò chủ trì một phiên thảo luận tại Diễn đàn Hương Sơn, bà Fu, vốn là một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, đã nói quá thẳng: “Tôi nghĩ rằng tình hình vừa qua đã cho thấy sự can thiệp từ bên ngoài chỉ càng làm phức tạp những khác biệt vốn có và đôi khi thậm chí còn khiến cho căng thẳng tăng thêm”.
Ý kiến của bà Fu rõ ràng là sự đáp trả đối với nhận xét trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee về mối quan ngại của đất nước mình với tình hình trên Biển Đông hiện nay.
Bộ trưởng của New Zealand phát biểu: “Chúng tôi phản đối các hành động phá hoại hòa bình và làm xói mòn niềm tin và muốn được thấy tất cả các bên tích cực thực hiện các bước để giảm bớt những căng thẳng”.
“Là một quốc gia nhỏ bé trong lĩnh vực giao thương hàng hải, nên đối với New Zealand, pháp luật quốc tế và đặc biệt, Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) rất quan trọng. Chúng tôi ủng hỗ các tiến trình tài phán và tin rằng các nước có quyền tìm kiếm giải pháp quốc tế”, bộ trưởng Gerry Brownlee nhấn mạnh.
Tiến sĩ Rajeev Ranjan Chaturvedy, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Quốc gia Singapore và là một trong hơn 100 chuyên gia an ninh được mời tham dự diễn đàn, nói với nhật báo South China Morning Post của Hong Kong rằng các đoàn đại biểu từ các nước Đông Nam Á sẽ có những phản ứng khác nhau đối với phán quyết hôm 12-7 của Tòa trọng tài, trong đó bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo tiến sĩ Chaturvedy, Bắc Kinh sẽ tìm cách lợi dụng diễn đàn này để thúc đẩy sáng kiến về chiến lược phát triển “Một vành đai, Một con đường” của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như các sáng kiến khu vực khác.
Chủ đề của diễn đàn lần này là “Tăng cường hợp tác đối thoại an ninh, xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới”, chủ yếu thảo luận 4 đề tài lớn gồm “Hợp tác ứng phó thách thức mới về an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, “Vai trò của quân đội trong quản lý toàn cầu”, “Hợp tác an ninh trên biển”, “Mối đe dọa khủng bố quốc tế và biện pháp ứng phó”.
Ngoài ra còn có 4 đề tài thảo luận nhóm gồm “Quan hệ giữa các nước lớn với cục diện chiến lược toàn cầu”, “Quản lý toàn cầu: Sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đối với an ninh quốc tế”, “Xu hướng mới của chủ nghĩa khủng bố và tư duy mới ứng phó bằng hợp tác”, “Quản lý khủng hoảng trên biển với ổn định khu vực”.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc nhắc Australia "cẩn trọng" trong vấn đề Biển Đông
Trong chuyến thăm tới Trung Quốc của một lãnh đạo quốc phòng Australia hôm qua 12/10, Bắc Kinh bày tỏ mong muốn Canberra hành động và phát biểu một cách "cẩn trọng" về vấn đề Biển Đông.
Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Fan Changlong (phải) gặp Tư lệnh Không quân Australia Mark Binskin (giữa) tại thủ đô Bắc Kinh hôm 12/10 (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Reuters dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, trong cuộc gặp ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) hôm qua 12/10, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Fan Changlong đã nói với Tư lệnh Không quân Australia Marshal Mark Binskin rằng Bắc Kinh hy vọng thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ quân sự song phương.
"Trung Quốc hy vọng đối với vấn đề Biển Đông, phía Australia có thể nói và làm một cách cẩn trọng, đồng thời những phát biểu và hành động của Australia cũng phải phù hợp", ông Fan Changlong nhấn mạnh, song không nói chi tiết về phát biểu của mình.
Australia, một đồng minh của Mỹ, trước đó đã vấp phải sự phản đối từ phía Trung Quốc sau khi Canberra tiến hành một số chuyến bay giám sát qua khu vực các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông. Australia cũng từng lên tiếng ủng hộ các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ ở khu vực này.
Hồi tháng 9, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng đã trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực.
Mới đây, trong lễ khai mạc Diễn đàn quốc phòng khu vực Xiangshan lần thứ 7, tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh hôm 11/10, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc Fu Ying cũng đã lớn tiếng chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee liên quan đến lập trường của nước này về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Trung Quốc ngang nhiên đòi hỏi chủ quyền với yêu sách "đường chín đoạn" phi lý do nước này tự ý vẽ ra trên Biển Đông với mưu đồ hòng chiếm trọn 80% diện tích vùng biển này. Tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan) hồi tháng 7 đã ra phán quyết bác yêu sách của Trung Quốc trong một vụ kiện do Philippines khởi xướng, nhưng Bắc Kinh lớn tiếng không công nhận và thực thi phán quyết này.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
1.000 cựu binh Trung Quốc biểu tình ngoài Bộ Quốc phòng Khoảng 1.000 cựu binh mặc quân phục ngụy trang, hát và vẫy quốc kỳ biểu tình ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng ở Bắc Kinh, phản đối việc họ bị mất việc làm. 1.000 cựu chiến binh Trung Quốc biểu tình bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng. Ảnh:Global Times. Thông cáo của Cục Thông tin, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết...