Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Hà Nội: ASEAN 4.0, cơ hội có dành cho tất cả?
Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn mở (Open Forum) vào ngày 11.9, từ 10h sáng đến 11h30 tại Đại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
Diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 có dành cho tất cả?” (ASEAN 4.0 for all?) tổ chức ngày 11.9 trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018. Ảnh: WEF.
Phiên đặc biệt nằm trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2018 nhằm cung cấp cho sinh viên, doanh nhân, các chuyên gia trẻ và công chúng cơ hội thảo luận về tương lai của họ khi có những đột phá về công nghệ định hình ASEAN 4.0.
Ở ASEAN, lực lượng lao động được dự báo sẽ mở rộng thêm 11.000 người lao động mỗi ngày trong vòng 15 năm tới, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Tuy nhiên, các robot công nghiệp hiện đang cạnh tranh với lực lượng lao động sản xuất có tay nghề thấp; trí thông minh nhân tạo (AI) đe dọa các việc làm dịch vụ ở ASEAN; và các loại phương tiện tự lái đang hoạt động ở Đông Nam Á.
Với chủ đề: “ASEAN 4.0 có dành cho tất cả?” (ASEAN 4.0 for all?), phiên thảo luận sẽ tập trung vào nhiều ý tưởng quan trọng: “Giới trẻ ASEAN không bao giờ biết về thời gian trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Làm thế nào để đảm bảo rằng tiềm năng, cơ hội được đem tới bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp sẽ tạo ra một tương lai tươi đẹp hơn cho mọi người?…”.
Video đang HOT
Phiên thảo luận do ông Klaus Schwab – nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới giới thiệu. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chu Ngọc Anh phát biểu khai mạc.
Tham dự sự kiện kéo dài 90 phút này có: Julia Andrea R. Abad – Giám đốc Trung tâm Chính sách công, Đại học Viễn Đông, Philippines. Rajan Anandan – Giám đốc điều hành Google Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ. Annie Koh – Phó Chủ tịch văn phòng phát triển kinh doanh; Giám đốc học viện Viện Ngoại thương; Giáo sư Tài chính Đại học Quản lý Singapore, Singapore. Lê Hồng Minh – Tổng Giám đốc VNG, Việt Nam. Syed Saddiq Abdul Rahman – Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia.
Chương trình dự kiến do nhà báo Amrita Cheema, tờ Deutsche Welle, Đức phụ trách điều phối.
Tiếp nối thành công của các phiên Diễn đàn mở được tổ chức tại Hội nghị thường niên tại Davos, Thụy Sĩ, Diễn đàn Kinh tế Thế giới hiện đang đưa định dạng mở này đến các hội nghị khu vực. Diễn đàn mở tại Hội nghị WEF ASEAN 2018 là lần đầu tiên định dạng mở được tổ chức tại một hội nghị khu vực cũng như lần đầu tổ chức tại Việt Nam.
Từ năm 2003, Diễn đàn mở đã tập hợp các quan chức chính phủ, nghệ sĩ, các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, các doanh nhân và các giám đốc điều hành của các công ty đa quốc gia. Các phiên được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho việc chia sẻ hàng loạt ý tưởng, kinh nghiệm và câu chuyện về nhiều vấn đề.
THANH HÀ
Theo Laodong
Công bố danh sách 80 start-up dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đáng chú ý nhất trong khu vực ASEAN sẽ lần đầu góp mặt tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN) tại Hà Nội từ ngày 11-13.9.
Danh sách 80 start-up dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 được công bố. Ảnh: Reuters.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, gần 300 start-up khắp Đông Nam Á đã đăng ký tham gia sự kiện này. Trong đó, hội đồng tuyển chọn chọn được 80 start-up tham gia sự kiện này (danh sách toàn bộ các start-up dự Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại đây). Trong đó có các start-up accelerator (tăng tốc khởi nghiệp), các quỹ đầu tư mạo hiểm, các chuyên gia công nghệ và các nhà lãnh đạo truyền thông.
Các start-up được lựa chọn đến từ khắp khu vực và là đại diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các dịch vụ tài chính, logistics và thương mại điện tử đến nông nghiệp, truyền thông và chăm sóc sức khỏe.
Các sản phẩm và dịch vụ các start-up đang phát triển có phạm vi từ các loại phân bón thông minh có thể giảm phát thải nitơ oxit (N2O - một loại khí nhà kính có tác động mạnh) cho tới các hình thức mới trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
"Chúng tôi kỳ vọng các start-up có đóng góp quan trọng để tạo ra các cuộc tranh luận tại hội nghị về tác động và quá trình các công nghệ mới và các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ thay thế. Chúng tôi tin rằng họ sẽ làm phong phú thêm các cuộc thảo luận quan trọng về cách thức nâng cấp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp" - ông Justin Wood - Giám đốc Châu Á - Thái Bình Dương và thành viên của Ủy ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết.
Theo ông, đây cũng là dịp để các start-up kết nối với 1.000 đại biểu tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2018 trong đó có 90 Bộ trưởng chính phủ và 600 lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong cuộc họp, các start-up sẽ tham gia toàn bộ các chương trình chính thức cũng như có các chương trình dành riêng để thảo luận về các vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp phải đối mặt, từ tìm kiếm nguồn đầu tư cho tới việc vươn tới quy mô khu vực với nguồn lực nhất định.
Đặc biệt sẽ có một "Inovation Hub" (không gian sáng tạo) dành riêng cho các start-up chia sẻ những câu chuyện của họ. Khi cuộc họp kết thúc, diễn đàn hy vọng sẽ thiết lập một cộng đồng bền vững để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của các start-up.
"Chủ đề của Hội nghị là: "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" phản ánh sự đổi mới và chuyển đổi đáng kể đang diễn ra khắp Đông Nam Á. Một trong những phản ứng quan trọng để đáp lại những thách thức của đổi mới công nghệ là tinh thần doanh nghiệp. Chính nhờ đổi mới mà trong khu vực sẽ phát triển các công ty, định hình các chính sách và xây dựng các hệ thống kinh tế của tương lai" - ông Justin Wood nhấn mạnh.
HẢI ANH
Theo Laodong
WEF ASEAN 2018: Thảo luận về môi trường làm việc 4.0 Môi trường làm việc 4.0 và quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một số nội dung được thảo luận thuộc một trong 3 chủ điểm của chương trình nghị sự tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018. Môi trường làm việc 4.0 là một trong những nội dung được thảo luận trong chương...