Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg thảo luận việc thúc đẩy quan hệ EAEC – ASEAN
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ St. Petersburg, ngày 15/6, tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 26 ở thủ đô phương Bắc của nước Nga đã diễn ra phiên đối thoại kinh doanh giữa Cộng đồng Kinh tế Á – Âu (EAEC) và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Thống đốc thành phố St. Petersburg Alexander Belgov phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 26. Ảnh: TTXVN phát
Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 5 năm ký Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Kinh tế Á – Âu và ASEAN về hợp tác kinh tế, cũng như kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Nga – ASEAN. Cuộc đối thoại EAEC – ASEAN lần này nhằm tạo thêm các động lực để tăng cường và đa dạng hóa hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của chương trình nghị sự kinh tế và thương mại, kể cả nền kinh tế tuần hoàn, hiệu quả năng lượng, công nghiệp, an ninh lương thực, hậu cần, công nghệ kỹ thuật số và du lịch.
Tham dự cuộc đối thoại có ông Sergey Glazyev, thành viên Hội đồng (Bộ trưởng) về Hội nhập và Kinh tế vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Á – Âu, ông Vladimir Ilyichev, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế LB Nga, ông Evgeny Zagainov, Đại diện thường trực của LB Nga tại ASEAN (tham dự trực tuyến); ông Satwinder Singh, Phó Tổng thư ký ASEAN, ông Kang Zo, Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Kinh tế Đối ngoại Myanmar. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại LB Nga cũng như Hội doanh nghiệp Việt Nam tại LB Nga cũng tham dự.
Video đang HOT
Tại phiên đối thoại, các diễn giả đều khẳng định tiềm năng hợp tác kinh tế to lớn giữa EAEC và ASEAN. Ông Glazyev cho biết đối với EAEC, ASEAN là đối tác có trọng lượng nhất xét theo hệ thống các thỏa thuận. Tuy nhiên, kim ngạch trao đổi thương mại song phương thấp cho thấy giữa hai khối vẫn còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, và cần phải chuyển hóa những tiềm năng này thành kết quả thực tế. Việc Nga xoay trục sang phương Đông và phương Nam hầu như vẫn chưa tác động đến các nước thành viên ASEAN. Ông Glazyev cho rằng một trong những hạn chế ảnh hưởng đến trao đổi thương mại giữa hai khối hiện nay là vấn đề thanh toán. Để giải quyết vấn đề này, ông đề xuất thanh toán bằng đồng nội tệ, hoặc bằng cách phát hành tiền điện tử bản vị vàng. Tuy nhiên, ông Glazyev cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin và hiểu biết về các lĩnh vực của nhau.
Về phần mình, Phó Tổng thư ký ASEAN, ông Satwinder Singh khẳng định phiên thảo luận này là nền tảng quan trọng để hai bên thúc đẩy tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Ông Singh nêu 3 hướng tăng cường hợp tác giữa hai khối. Thứ nhất là an ninh năng lượng, bởi đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành khối nhập khẩu ròng khí đốt và than đá. ASEAN cũng có thể hợp tác với EAEC trong lĩnh vực công nghệ tái tạo năng lượng để tận dụng hiệu quả các nguồn năng lượng. Lĩnh vực thứ hai có thể hợp tác phát triển là công nghệ số hóa, bởi ngành này có thể giúp tăng mạnh GDP các nước thành viên. Ông Singh cũng đề xuất triển khai thương mại số hóa giữa các nước thành viên 2 khối để tiến tới nền thương mại không cần đến “chứng từ giấy”.
Lĩnh vực hợp tác thứ 3 là về nông sản và thực phẩm, hợp tác giữa hai khối trong lĩnh vực này, cũng như các công nghệ chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới.
Về phần mình, Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Nga, ông Evgeny Zagainov cho biết ASEAN và các nước thành viên của khối này có vị thế đáng kể trong chiến lược xoay trục của Nga sang phương Đông. Ông Zagainov cho biết trong vòng 1 năm qua ông đã tham gia các đoàn lớn của Nga tới Indonesia, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, để thúc đẩy thương mại. Ông khẳng định ASEAN là thị trường quan trọng của Nga do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số đông, thị trường tiêu dùng lớn và hấp dẫn. Ông Zagainov đồng thời lưu ý tới lĩnh vực du lịch, vốn cũng rất nhiều tiềm năng đối với người dân cả hai khối.
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg lần thứ 26
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 15/6, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) lần thứ 26 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm - Hội nghị EXPOFORUM ở thủ đô phương Bắc của nước Nga.
Thống đốc thành phố St.Peterburg Alexander Belgov phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Peterburg lần thứ 26. Ảnh: TTXVN phát
Chủ đề chính của SPIEF 2023 là "Phát triển có chủ quyền - nền tảng một thế giới công bằng. Nỗ lực chung vì lợi ích của các thế hệ tương lai" với hơn 140 sự kiện, trên 1.000 người điều hành và diễn giả phát biểu, thu hút sự tham gia của khoảng 17.000 đại biểu đến từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 25 năm, Diễn đàn SPIEF được xem như "Davos của nước Nga" này đã tạo lập vị thế là nền tảng hàng đầu trên thế giới để thảo luận các vấn đề chính của nền kinh tế toàn cầu.
Như thường lệ, diễn đàn năm nay thảo luận về các xu hướng và triển vọng chính, những thay đổi mang tính hệ thống đối với nền kinh tế toàn cầu. Các chủ đề trong chương trình kinh doanh chính của SPIEF 2023, bao gồm tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới, xây dựng sự hợp tác cùng có lợi và hậu cần hiệu quả, đảm bảo chủ quyền về công nghệ và tài chính, giảm bất bình đẳng và nghèo đói. Diễn đàn cũng thảo luận về tốc độ, chiều sâu những thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế Nga, nhất là trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nhiều biện pháp trừng phạt của phương Tây. Các nhà tổ chức hướng đến sự đa dạng địa lý tối đa của các chủ đề và nội dung thảo luận.
Bất chấp sự vắng bóng của các quốc gia phương Tây, các khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ Latinh đều hiện diện tại diễn đàn. Đặc biệt năm nay Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là quốc gia khách mời của diễn đàn, cho thấy các hướng đi ưu tiên của nền kinh tế Nga trong hiện tại và tương lai gần. Các sự kiện kinh doanh song phương được tổ chức với sự tham gia của các đại diện Ấn Độ, Trung Quốc và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU).
Toàn cảnh Lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Peterburg lần thứ 26. Ảnh: TTXVN phát
Các dự án kinh tế toàn cầu cũng sẽ được chú ý tại SPIEF 2023, đặc biệt là giữa EAEU, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS). Ngoài ra diễn đàn cũng thảo luận khả năng phát triển hành lang giao thông quốc tế Bắc - Nam, thu hút đầu tư vào Bắc Cực, đào tạo nhân viên trong điều kiện khủng hoảng... Diễn đàn lần này còn là nơi "trình làng" 100 giải pháp công nghệ thông tin do các doanh nghiệp Nga Rostelecom, Gazprom Neft, Transneft, Đường sắt Nga (RZD), Dom.RF và Greenatom phát triển.
Theo kế hoạch, diễn đàn sẽ kết thúc vào ngày 17/6.
Bộ Ngoại giao Nga nêu kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân Trong cuộc họp báo bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm 15/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân theo học thuyết của Moskva chỉ có thể xảy ra trong những trường hợp đặc biệt, và cho mục đích phòng thủ. Người phát ngôn Bộ Ngoại...