Điện đàm với TT Trump, ông Tập tố Mỹ can thiệp gây tổn hại lợi ích TQ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20/12 nói một số bình luận, hành động của Mỹ là can thiệp nội bộ, gây tổn hại cho mối quan hệ giữa hai nước.
Trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại với ông Trump, ông Tập nói các bình luận, hành động của Mỹ liên quan tới Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương và Tây Tạng đang gây tổn hại cho quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Chủ tịch Tập Cận Bình “lưu ý rằng các hành vi của Mỹ đã can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc, gây bất lợi cho sự tin tưởng lẫn nhau và hợp tác song phương”, Tân Hoa Xã cho biết.
Trung Quốc hy vọng Washington sẽ “thực hiện nghiêm túc sự đồng thuận quan trọng” mà hai lãnh đạo đã đạt được qua nhiều cuộc trò chuyện khác nhau, “chú ý và coi trọng mối quan tâm của Trung Quốc, và ngăn không cho quan hệ song phương và các chương trình nghị sự quan trọng bị xáo trộn”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình.
“Mỹ đã can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”, Chủ tịch Tập Cận Bình nói. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Trong khi đó, chia sẻ trên Twitter về cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Trump khẳng định đã có cuộc trò chuyện rất tốt với ông Tập Cận Bình về thương mại.
“Tôi đã có cuộc thảo luận rất tốt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về thỏa thuận thương mại khổng lồ. Trung Quốc đã bắt đầu mua lượng lớn nông sản và hơn thế nữa. Việc ký kết chính thức đang được sắp xếp. Chúng tôi cũng bàn về Triều Tiên – vấn đề chúng tôi đang làm việc với Trung Quốc, và cả vấn đề Hong Kong”, ông Trump viết trên Twitter.
Cách đây hơn một tuần, Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, tạm thời hạ nhiệt cuộc chiến thương mại vốn đã có thể leo thang trong tháng này.
Theo đó, Mỹ sẽ giảm thuế đối với 120 tỷ USD hàng hóa và hủy bỏ đợt tăng thuế vốn đã được lên lịch từ trước. Bắc Kinh đồng ý mua 50 tỷ USD nông sản Mỹ trong năm tới và cam kết siết chặt luật sở hữu trí tuệ, tăng cường minh bạch tiền tệ, bảo vệ công ty Mỹ làm ăn tại Trung Quốc.
Nhưng không chỉ gói gọn trong cuộc chiến thương mại, cạnh tranh giữa hai nước đã trở nên toàn diện và chiến lược, trên nhiều mặt trận từ chính trị, công nghệ, hàng hải, quân sự tới Hong Kong và các sáng kiến dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ đang thực hiện chính sách chống trả trên nhiều mặt đối với Trung Quốc.
Tháng 10, phó tổng thống Mỹ Mike Pence trong diễn văn quan trọng tại Viện Wilson kịch liệt lên án Trung Quốc về nạn đánh cắp tài sản trí tuệ, về các hành vi gây hấn ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Ông cũng lên án cách Trung Quốc đối xử với Hong Kong và kỳ thị cộng đồng Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương, đồng thời chỉ trích sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Giới chức Washington nhiều lần chỉ trích sáng kiến của Trung Quốc thiếu bền vững và đẩy các nước nghèo vào bẫy nợ, phải đánh đổi chủ quyền cho các khoản vay thiếu minh bạch.
Tháng 8, chính quyền Trump tuyên bố bán 8 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan, thương vụ kỷ lục giữa hai bên và là động thái cứng rắn chưa từng có của Mỹ với Trung Quốc. Washington cũng công khai lên án các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh.
Theo news.zing.vn
Syria tìm cách tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường
Theo Tổng thống Bashar Assad, Syria đã đề xuất 6 dự án cho Trung Quốc liên quan tới cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ phương thức của ý tưởng này.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad trả lời phỏng vấn báo giới tại Damascus. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Sputniknews, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Phoenix của Trung Quốc, Tổng thống Syria Bashar Assad tuyên bố Syria đang tìm cách tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, và Syria đã đề xuất 6 dự án cho Trung Quốc mà có thể trở thành một phần của sáng kiến này.
Hãng thông tấn nhà nước SANA dẫn lời Tổng thống Assad cho biết: "Năm nay, chúng tôi đã bắt đầu một cuộc đối thoại nghiêm túc với Chính phủ Trung Quốc về cách Syria có thể trở thành một phần của Con đường Tơ lụa (Sáng kiến Vành đai và Con đường). Hiện tại, Syria không nằm trong tuyến đường, có nhiều tuyến đường khác nhau và Syria không ở trên đó..."
Ông Assad cho biết thêm: "Các cuộc thảo luận vừa mới bắt đầu liên quan tới cơ sở hạ tầng, một trong những yếu tố quan trọng nhất và có thể giúp cho Syria thành một phần của Con đường Tơ lụa trong tương lai."
Theo Tổng thống Assad, Syria đã đề xuất 6 dự án cho Trung Quốc liên quan tới cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ phương thức của ý tưởng này. Ông Assad cho hay: "Chúng tôi đang chờ Chính phủ Trung Quốc xác định dự án nào, hay những dự án nào phù hợp với ý tưởng của họ."
Ông Assad cũng nhấn mạnh một số công ty Trung Quốc sẵn sàng tham gia các tiến trình liên quan tới việc tái thiết Syria, song những công ty này e ngại những ảnh hưởng tiêu cực từ các lệnh trừng phạt.
Theo nhà lãnh đạo Syria, một số phương thức đã được tạo ra để né tránh các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Syria, cho phép các công ty nước ngoài giao thương với nước này.
Theo vietnamplus.vn
Sri Lanka muốn lấy lại cảng chiến lược đã cho Trung Quốc thuê 99 năm Cảng Hambantota là biểu tượng cho những tranh cãi từ châu Á đến châu Phi về chương trình Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chính quyền mới ở Sri Lanka do Tổng thống Gotabaya Rajapaska đứng đầu muốn hủy hợp đồng để lấy lại cảng Hambantota mà chính quyền trước đây đã cho...