Điện Biên: Vỡ đập nhà máy chế biến tinh bột sắn, cá chết trắng suối
Ngày 15.1, xảy ra hiện tượng cá chết nhiều trên suối Nậm Núa, đoạn chảy qua các xã: Hẹ Muông, Núa Ngam… (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Rất đông bà con đã ra suối bắt cá, chưa đầy 10 phút một người dân đã có thể bắt được vài kg cá. Theo điều tra của phóng viên Dân Việt, nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt tại suối Nậm Núa là do vỡ đập bể chứa chất thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần bột Hồng Diệp có trụ sở tại xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên.
Chưa xử lý triệt để trong quá trình xây dựng bể chứa nước thải
Theo điều tra của phóng viên Dân Việt, khi xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần Hồng Diệp chưa xây dựng hệ thống bể chứa, xử lý nước thải đúng yêu cầu. Trước khi xảy ra xự cố, ngày 11.1, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Điện Biên) đã phối hợp với Chi cục Môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Điện Biên) đã tiến hành kiểm tra việc xây dựng, xử lý khu vực bể chứa nước thải của nhà máy. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty chưa xây dựng xong hệ thống xử lý rác thải, đoàn kiểm tra đã yêu cầu Công ty cổ phần Hồng Diệp dừng mọi hoạt động, phải xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, mới được hoạt động.
Bể chứa nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần Hồng Diệp bị vỡ là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn nước của suối Nậm Núa bị ô nhiễm, cá chết trắng suối
Theo ông Bùi Hải Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, thì đây là sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn huyện Điện Biên: “Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, kiểm tra, đánh giá tác động môi trường sau khi xảy ra sự cố trên. Yêu cầu Công ty cổ phần Hồng Diệp phải phối hợp với các cơ quan chuyên môn, nghiêm túc xử lý những hệ quả do việc vỡ đập ảnh hưởng đến môi trường. Sau khi có kết quả chúng tôi sẽ báo cáo UBND tỉnh có hướng xử lý” ông Bình cho biết
Video đang HOT
Rất nhiều loại cá to bị chết, người dân dọc con suối Nậm Núa đổ xô đi bắt cá
Tuy nhiên Công ty cổ phần Hồng Diệp đã không chấp hành yêu cầu của đoàn kiểm tra, dẫn đến sự cố môi trường, vỡ đập hồ chứa nước thải dẫn đến việc phát tán nước thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường suối Nậm Núa và cả vùng hạ du kéo dài vài chục km. Vùng hạ du suối Nậm Núa chảy dài qua địa bàn nhiều xã, suối Nậm Núa cũng chính là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, nuôi trồng thủy sản của gần 10.000 hộ dân vùng hạ lưu. Do vỡ đập, nước từ sản xuất tinh bột sắn xả thải thẳng ra môi trường dẫn đến nguồn nước bị ôi nhiễm nặng, rất nhiều hóa chất cực độc hòa vào nguồn nước của suối Nậm Núa, dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt.
Hàng nghìn mét khối nước cực độc xả thẳng ra môi trường
Theo điều tra của phóng viên Dân Việt, hoạt động của nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn xã Hẹ Muông chưa đi vào hoạt động vì còn thiếu một số quyết định, thủ tục. Trong đó Công ty chưa có đánh giá tác động môi trường, nhưng vẫn nén lút hoạt động mới xảy ra tình trạng vỡ đập chứa nước hải khiến hàng nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng.
Chỉ trong sáng ngày 15.1, hàng trăm người dân dọc theo suối Nậm Núa đã ra suối bắt cá
Theo PGS.TS Lê Thanh Sơn, Chủ nhiệm Khoa hóa, Trường Đại học Khoa họcTự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đánh giá: “Xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn nếu không xây dựng, xử lý tốt hệ thống nước thải sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường. Axit hữu cơ Xyanuahydric (HCN) là độc tố có trong vỏ sắn, sau khi đào, dưới tác dụng của Enzym Xyanoaza hoặc tác động của môi trường axit thì Phazeolutanin phân hủy tạo thành Glucoza, Axeton và Axit Xyanuahydric.
Axit này gây độc toàn thân cho người, Xyanua ở dạng lỏng trong dung dịch là chất linh hoạt khi vào cơ thể người nó kết hợp với Enzym trong Xitocchrom làm ức chế khả năng cung cấp oxy cho hồng cầu. Tình trạng cá chết hàng tại Điện Biên là do bị đầu độc bởi nước thải chưa được xử lý đã xả thẳng ra môi trường”.
Khi nước thải chưa qua xử lý, xả thẳng ra môi trường, những độc tố sau khi chế biến tinh bột như: Axit Xyanuahydric, Xyanua sẽ gây độc tố cho thủy sản cả vùng hạ su của suối Nậm Núa, gây nên tình trạng cá chết hàng loạt.
Dân việt sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vấn để này.
Theo Danviet
Tát đìa - nét văn hóa miệt vườn
Mùa khô, nước trên các cánh đồng bắt đầu cạn là lúc cá đồng lần lượt rút vào các ao, đìa ẩn núp và sinh sản. Bấy giờ người ta rục rịch tát đìa.
Đìa thường sâu chừng 3 thước, rộng cỡ ba bốn chục thước. Mặt đìa lúc nào cũng có lục bình hoặc chà (cây khô) để cá trú ẩn. Đìa càng lâu tát, cá càng nhiều và càng to. Với những người già, giàu kinh nghiệm, chỉ cần đứng bên bờ đìa nhìn bọt cá là biết được đìa có nhiều hay ít cá, cá lớn hay cá nhỏ. Cứ mỗi lần có tát đìa là bọn con nít chúng tôi mừng khấp khởi như... trúng số. Trong khi người lớn chuẩn bị đồ đạc, lên đường tới đìa thì chúng tôi mang giỏ cá bên mình lẽo đẽo theo sau.
Mọi người hào hứng tham gia tát cá đìa. Ảnh: CHÚC LY
Tới đìa, người lớn bắt tay vào việc tát đìa. Hai người khỏe mạnh, như đã được phân công, mỗi người đứng một bên đầu miệng đìa, hai tay cầm hai sợi dây của cái gàu dây. Giữa hai sợi dây này là cái gàu treo tòn ten gần miệng nước. Cả hai cùng hô một tiếng: "Hừ!" rồi cùng "liệng" cái gàu xuống nước, nhanh tay kéo gàu đầy nước lên bờ, nghiêng gàu cho nước đổ vào một hố nước sâu. Họ miệt mài làm việc đến khi nước trong đìa dần cạn.
Đìa cạn lấp xấp nước đục ngầu, những người được phân công bắt cá nhảy xuống đìa. Những con cá lớn như cá lóc, cá trê nhủi xuống bùn hay chui vô hang lẩn trốn. Với kinh nghiệm bắt cá đìa lâu năm, người ta mò thiệt kỹ, không bỏ sót con nào. Bắt được con nào, người ta giơ cao bàn tay ướt nhem bùn đất để những người đứng trên bờ vỗ tay hò reo tán thưởng. Công việc cứ vậy mà tiến hành. Cá rô, cá lóc, cá trê, cá sặc... lần lượt nằm cựa quậy trong giỏ cá.
Bắt cá xong, tắm sơ cho sạch sẽ rồi người chặt lá chuối, bẻ cây, người quơ rơm, hái rau thơm, kẻ làm chén muối ớt... sau đó cùng thưởng thức món cá nướng trui ngon tuyệt. Có người vừa uống ly rượu đế vừa cao hứng ca câu vọng cổ mùi rệu. Bắt cá đìa vì vậy đã tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, là nét văn hóa miệt vườn đặc trưng miền Tây Nam Bộ.
Theo Danviet
Cá chết la liệt, vịt ăn phải cũng... chết theo 3 ngày qua, cá trên sông Phủ (thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) chết la liệt chưa rõ nguyên nhân. Vịt nuôi trên sông ăn cá chết cũng chết theo khiến người chăn nuôi lo lắng. Theo phản ánh của người dân thị trấn La Hà, khoảng 3 ngày trước cá trên sông Phủ bắt đầu chết. Lúc đầu chỉ...