Diễn biến nguy hiểm phủ bóng đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran
Nhiều diễn biến xảy ra xung quanh mối quan hệ Iran, Israel và Mỹ khiến đàm phán hạt nhân tại Vienna gặp khó khăn, ảnh hưởng tới triển vọng khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.
Nhà máy Natanz bị tấn công, Iran làm giàu urani ở mức 60%
Bên trong cơ sở hạt nhân Natanz ở phía Nam thủ đô Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, ngày 13/4, Iran tuyên bố sẽ bắt đầu làm giàu urani tinh khiết tới mức 60%, động thái tiến gần hơn tới mức độ phù hợp (90%) để chế tạo bom hạt nhân.
Khi thông báo về mức làm giàu urani 60%, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Abbas Araqchi cũng cho biết Iran sẽ kích hoạt 1.000 máy ly tâm tân tiến tại nhà máy Natanz. Nhà máy này vừa bị tấn công phá hoại ngày 11/4.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif phát biểu tại một họp báo ở Tehran: “Tôi đảm bảo với các bạn rằng trong tương lai gần, sẽ có nhiều máy ly tâm làm giàu urani tân tiến hơn được đặt tại nhà máy Natanz”.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết đã được Iran thông báo về quyết định nói trên.
Tại Mỹ, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki gọi thông báo của Iran là khiêu khích và cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden quan ngại, nghi ngờ về tính nghiêm túc của Iran trong đàm phán hạt nhân.
Động thái nâng mức làm giàu urani lên mức cao chưa từng có diễn ra sau khi nhà máy Natanz của Iran bị tấn công. Vụ nổ đã đánh sập hệ thống điện chính và dự phòng của nhà máy, làm hư hỏng một số máy ly tâm. Iran có thể phải mất vài tháng để khắc phục hậu quả.
Iran đã cáo buộc thủ phạm là Israel và thề trả thù. Israel không bình luận gì về vụ việc. Trong khi chính quyền Israel im lặng khi các vụ tấn công kiểu này xảy ra, báo chí Israel thường dẫn nguồn tin tình báo nói rằng cơ quan tình báo Mossad là bên đứng đằng sau. Một quan chức tình báo giấu tên cho biết thiết bị nổ đã được tuồn vào nhà máy Natanz và được kích nổ từ xa để đánh sập hệ thống điện. Nhiều quan chức Iran đã gọi vụ tấn công phá hoại này là “khủng bố hạt nhân”, cáo buộc đây là hành động tội ác chống lại nhân loại mà Israel đã thực hiện nhiều năm qua.
Video đang HOT
Theo tờ Vox, về phần mình, chính phủ Israel hiếm khi xác nhận và cũng không phủ nhận công khai về sự liên quan tới các vụ tấn công này, một phần là để tránh bị trả đũa và khiến cho vụ việc trở nên bí ẩn.
Tuy nhiên, quan chức quân sự hàng đầu Israel là Aviv Kochavi dường như ám chỉ rằng Israel có liên quan. Ông nói ngày 11/4: “Các chiến dịch của Israel khắp Trung Đông không thể qua mắt kẻ thù. Họ đang theo dõi chúng ta, nhìn thấy năng lực và cẩn thận cân nhắc các động thái”.
Hiện chưa rõ liệu Mỹ có biết trước vụ tấn công nhà máy Natanz hay không, mặc dù nhiều người cho rằng có thể Mỹ đã được thông báo vì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã ở Israel vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Chính quyền Mỹ bác bỏ có liên quan và biết trước vụ việc.
Hậu quả của vụ tấn công
Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về JCPOA tại Vienna, Áo ngày 6/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dù Israel có phải là thủ phạm hay không và dù Mỹ có biết trước hay không thì vụ tấn công nhà máy Iran vẫn đặt ra hai câu hỏi lớn.
Câu hỏi thứ nhất là vụ việc có dẫn tới xung đột lớn hơn giữa Israel và Iran. Các chuyên gia cho rằng khả năng này có thể không xảy ra vì Israel đã thực hiện nhiều vụ tấn công kiểu này mà không bị Iran phản ứng nghiêm trọng.
Theo Dalia Dassa Kaye, thành viên nhóm cố vấn Trung tâm Wilson ở Mỹ, bằng các vụ tấn công phá hoại trước đây, Israel đã tìm cách cản trở chương trình hạt nhân của Iran. Do đó, vụ tấn công lần này cũng là động thái như thường lệ của Israel.
Câu hỏi thứ hai là vụ việc có làm hỏng cuộc đàm phán với Iran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Mỹ hay không. Về câu hỏi này, các chuyên gia nhận định rằng hoàn toàn có khả năng.
Vụ tấn công nhà máy Natanz xảy ra đúng vào thời điểm các bên nối lại đàm phán ở Vienna, dự kiến tiếp tục diễn ra ngày 15/4. Thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ ký năm 2015 với Iran đã bị cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi cách đây 3 năm. Thỏa thuận có tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) bị Israel kịch liệt phản đối.
Tuần trước, cac bên còn lại tham gia thoa thuân, gôm Trung Quôc, Nga, Đức, Pháp, Anh đã găp gơ trực tiếp với đại diện Iran tại thủ đô Vienna của Áo, trong khi phia My tham gia gian tiêp. Các nước tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã thiết lập hai nhóm làm việc để tìm cách cứu vãn JCPOA. Nhóm đầu tiên xem xét cách Mỹ có thể quay trở lại tuân thủ thỏa thuận, cụ thể là bằng cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với Iran sau khi Mỹ rút lui. Nhóm thứ hai nghiên cứu cách Iran có thể trở lại tuân thủ thỏa thuận, với việc yêu cầu nước này một lần nữa hạn chế chương trình hạt nhân. Việc các bên kết thúc đàm phán mà 9/4 mà không đạt được kết quả đáng kể nào cũng đã được dự báo trước.
Trong bối cảnh Iran giận dữ vì vụ tấn công nhà máy Natanz, giới chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ không biết Iran có cử đại diện tới Vienna để đàm phán vào ngày 15/4 hay không. Tại Tehran, giới nghị sĩ đã đề nghị Ngoại trưởng Javad Zarif ngừng đàm phán, nói rằng Iran không nên tham gia đàm phán khi bị tấn công. Ông Abbas Moghtadaie, Phó chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại và An ninh quốc gia của quốc hội Iran, nói ngày 12/4: “Đàm phán dưới áp lực không có ý nghĩa gì cả. Đây là thông điệp chúng tôi muốn đưa ra rất rõ ràng ngày hôm nay”.
Các chuyên gia cho rằng vụ nổ ở Natanz sẽ phủ bóng các cuộc đàm phán ở Vienna. Một số nhận định vụ việc sẽ làm phức tạp cuộc đàm phán. Ông Kelsey Davenport, Giám đốc phụ trách chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, nhận định: “Vụ tấn công tại Natanz chắc chắn sẽ làm đàm phán phức tạp. Cơ hội có thể chưa khép lại hoàn toàn, nhưng quan điểm của Iran có thể sẽ cứng rắn hơn về thứ tự các động thái mà Mỹ và Iran thực hiện để quay lại tuân thủ thỏa thuận. Thỏa thuận hạt nhân sẽ không tồn tại nếu lợi ích của Iran tiếp tục bị tổn hại”.
Ông Eric Brewer, người từng làm việc về vấn đề hạt nhân trong Hội đồng An ninh Quốc của của chính quyền Donald Trump, nhận định: “Iran không thích đàm phán với vị thế suy yếu hoặc chịu áp lực”. Sau khi năng lực hạt nhân bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công phá hoại, Iran có thể có ít không gian chính trị hơn khi đàm phán với Mỹ và không muốn tiếp tục đàm phán. Đo đó, khả năng tốt nhất là đàm phán bị trì hoãn, còn khả năng xấu nhất là bị hủy vô thời hạn.
Hiện nay, mọi chú ý sẽ dồn vào cuộc đàm phán ở Vienna tuần này để xem Iran phản ứng thế nào. Điều các nhà đàm phán Iran nói và hành động sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tiến độ khôi phục thỏa thuận hạt nhân giữa các bên.
Mỹ tái đàm phán thỏa thuận hạt nhân với Iran tại Áo
Trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc, Iran và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán gián tiếp tại Vienna (Áo) từ 6/4.
"Iran và Mỹ sẽ ở cùng một thị trấn tại Vienna (Áo), nhưng không họp trực tiếp", Reuters dẫn nguồn tin quan chức ngoại giao châu Âu cho biết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price thông tin, các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức theo các nhóm làm việc dưới sự điều phối của EU với các bên tham gia còn lại, bao gồm cả Iran.
"Chúng tôi không dự đoán một bước đột phá ngay lập tức vì các cuộc thảo luận phía trước sẽ rất khó khăn. Nhưng chúng tôi tin rằng đây là bước tiến tích cực", ông Ned Price nói, đồng thời cho biết thêm rằng Washington vẫn để ngỏ các cuộc đàm phán trực tiếp với Tehran.
Mỹ tái đàm phán thoả thuận hạt nhân với Iran tại Áo. (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, Mỹ coi các cuộc đàm phán gián tiếp mang tính xây dựng, cơ hội để các bên nêu rõ về quan điểm ngoại giao. Theo người phát ngôn Nhà Trắng, Mỹ không mong đợi các cuộc đàm phán trực tiếp với Iran sẽ diễn ra, song nhấn mạnh cơ hội vẫn để ngỏ đối với Tehran.
Giới chức EU cho biết, nội dung đàm phán sẽ tập trung vào việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt Mỹ đối với Iran, trong hi Tehran có nghĩa vụ phi hạt nhân hoá. "Chúng tôi đang tiếp cận điều này và mọi việc có thể đạt được trong vòng chưa đầy hai tháng", Reuters dẫn nguồn quan chức EU cho hay.
Iran, Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức và Anh - tất cả các bên tham gia thỏa thuận năm 2015, đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tuyến hôm 2/4 để đánh giá về vấn đề hạt nhân của Tehran.
"Mục tiêu là sớm gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Iran thực thi các cam kết hạt nhân. Không có cuộc gặp giữa quan chức Iran và Mỹ. Điều này không cần thiết", Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết trên Twitter.
Theo Reuters , các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran sẽ diễn ra trong nhiều vòng đàm phán, trong đó vòng đàm phán đầu tiên có thể kéo dài vài ngày.
Theo thỏa thuận năm 2015, các lệnh trừng phạt kinh tế của Washington và các nước khác đối với Tehran đã được gỡ bỏ để đổi lại việc Iran hạn chế chương trình hạt nhân.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Iran vào năm 2018 và áp đặt lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden muốn khôi phục thỏa thuận, song hiện cả Washington và Tehran đang có các khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề.
Iran tuyên bố sẽ trục xuất thanh sát viên hạt nhân Liên hợp quốc Hãng tin Reuters ngày 9/1 dẫn nguồn tin từ Quốc hội Iran cho biết nước này sẽ trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc nếu các lệnh trừng phạt chống Tehran không được dỡ bỏ trước ngày 21/2. Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan, cách thủ đô Tehran...