Diễn biến mới vụ việc giáo viên nhắn tin mượn tiền phụ huynh học sinh
Chiều 23.12, Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q. Gò Vấp, TP.HCM) đã có báo cáo về sự việc giáo viên nhắn tin mượn tiền phụ huynh học sinh.
Sau khi Báo Thanh Niên đăng bài viết Nghi mạo danh giáo viên nhắn tin mượn tiền phụ huynh, trường học phát đi cảnh báo vào sáng 23.12, ngay trong ngày, Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Công Trứ đã có buổi làm việc với giáo viên và có báo cáo gửi cho Sở GD-ĐT TP.HCM.
Theo báo cáo, vào cuối tháng 11, nhà trường đã tiếp nhận thông tin về thầy B.V.D., giáo viên dạy toán-chủ nhiệm lớp 11A15, vì chăm lo mẹ bị bệnh nên lỡ vay tiền tín dụng đen.
Thầy D. đã liên hệ chủ tịch Công đoàn nhờ hỗ trợ và gửi đơn đến ban giám hiệu xin tạm ứng tiền lương cả năm. Do không đúng quy định quản lý tài chính nên ban giám hiệu đã họp cùng chủ tịch Công đoàn và tổ trưởng tổ toán tìm cách hỗ trợ hình thức khác cho đồng nghiệp.
Trong cuộc họp, kết luận cuối cùng là cử giáo viên cùng tổ toán và đại diện Ban chấp hành Công đoàn Trường THPT Nguyễn Công Trứ về quê của giáo viên ở Sóc Trăng để xác minh hoàn cảnh gia đình và sẽ phát động cho thầy cô toàn trường tự nguyện tham gia giúp đỡ đồng nghiệp.
Bên ngoài Trường THPT Nguyễn Công Trứ. Ảnh WEBSITE NHÀ TRƯỜNG
Tuy nhiên, vào đầu tháng 12, thầy D. báo lại cho hiệu trưởng là gia đình đã tự giải quyết được khoản nợ đó nên chưa cần đến sự hỗ trợ của đồng nghiệp trong trường. Sau đó, hiệu trưởng nhận tin nhắn của giáo viên trong trường báo cáo về việc thầy D. nhắn tin vay mượn tiền của phụ huynh học sinh lớp chủ nhiệm.
Video đang HOT
Vì thế, hiệu trưởng đã làm việc trực tiếp với thầy D. Khi đó, thầy giải thích rằng phụ huynh của học sinh lớp 11A15 biết chuyện nên chủ động nói thầy nhắn cho group phụ huynh học sinh của lớp trên Zalo để mọi người biết mà giúp đỡ.
“Trong lúc khó khăn, suy nghĩ đơn giản nên thầy giáo có nhắn vào group lớp trong tháng 11 thông tin nhờ giúp đỡ mà không báo cáo lại cho ban lãnh đạo nhà trường”, theo báo cáo. Trong khoảng 3 ngày, phụ huynh đã chuyển khoản hỗ trợ thầy D., mỗi người vài triệu đồng.
Dù vậy, sau khi hiệu trưởng nhắc nhở hành vi vay mượn phụ huynh học sinh đang dạy là chưa đúng quy định, thầy D. đã chuyển khoản trả lại cho phụ huynh. Tới thời điểm đầu tháng 12, Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Công Trứ cho biết phụ huynh học sinh lớp 11A15 cũng không có bất cứ phản ánh bất bình, bức xúc việc thầy chủ nhiệm nhờ giúp đỡ.
Đến ngày 21.12, khi các tin nhắn nhờ phụ huynh giúp đỡ của thầy D. xuất hiện trong các group Zalo chung của trường như “GVCN 22-23″ và “Tổ Toán”, thầy D. lại nói mình không gửi tin nhắn, tài khoản Zalo bị hack và đã được quản trị mạng của trường xóa tài khoản ra khỏi các group Zalo chung. Vì tính chất nghiêm trọng của vấn đề, hiệu trưởng đã phát cảnh báo trên trang thông tin điện tử của trường để mọi người nắm thông tin.
Tin nhắn giáo viên mượn tiền trong nhóm phụ huynh học sinh. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Ngay trong ngày 22.12, hiệu trưởng liên hệ trực tiếp với trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 11A15 để hỏi về sự việc.
Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 11A15 hoàn toàn bất ngờ và giải thích rằng do một số phụ huynh phát hiện thầy đang khó khăn vì lo cho mẹ nên đã vay nợ tín dụng đen, mất khả năng chi trả mà sắp đám cưới nên mọi người chủ động tự nguyện chia sẻ khó khăn và động viên thầy chủ nhiệm.
Xét thấy không có gì nghiêm trọng, trưởng ban đại diện phụ huynh của lớp cũng không báo lại với ban giám hiệu hay trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường. “Khi chuyển khoản giúp thầy chủ nhiệm, mọi người trong lớp làm vì xuất phát từ tình cảm với thầy giáo chứ không hề bị ép buộc phải chuyển tiền, ai giúp được bao nhiêu thì giúp theo tâm nguyện”, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 11A15 nói.
Ngày 23.12, ban giám hiệu đã làm việc trực tiếp với giáo viên, nhắc nhở hành vi vay mượn tiền từ phụ huynh khi bản thân đang là giáo viên chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy thì dù là giao dịch dân sự nhưng không đúng với nhiệm vụ giáo viên. Việc này dễ gây hiểu sang là lợi dụng quyền hạn, chức vụ để ép người khác chuyển tiền, gây dư luận ảnh hưởng đến danh dự, uy tín người giáo viên, uy tín của Trường THPT Nguyễn Công Trứ và ngành giáo dục.
Cũng theo báo cáo của Trường THPT Nguyễn Công Trứ gửi Sở GD-ĐT TP.HCM, thầy D. đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp và chấp nhận kiểm điểm về hành vi thiếu suy nghĩ của bản thân. Hiệu trưởng xét thấy ngày cưới của thầy đã cận kề, vì vậy quyết định để thầy về lo đám cưới vào ngày 25.12. Vào ngày 26.12 tới, thầy D. sẽ phải làm kiểm điểm và nhà trường sẽ có hình thức xử lý theo quy định.
iSchool Nha Trang xin lỗi, cam kết tìm đối tác mới cung cấp suất ăn
iSchool Nha Trang gửi lời xin lỗi chân thành đến tất cả quý phụ huynh, các em học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường về sự cố ngộ độc thực phẩm.
Ngày 27/4, trường iSchool Nha Trang đã gửi thư xin lỗi đến phụ huynh, các em học sinh, các thầy giáo, cô giáo và nhân viên nhà trường.
Động thái được thực hiện sau khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến 662 học sinh và giáo viên của trường này nhập viện cấp cứu 10 ngày trước.
Trong thư, ông Phạm Hữu Bình, Hiệu trưởng trường iSchool Nha Trang, gửi lời xin lỗi chân thành đến tất cả quý phụ huynh, các em học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường về sự cố ngộ độc thực phẩm tại trường ngày 17/11.
Qua thư, ông Bình cùng Ban giám hiệu nhà trường đã nghiêm túc nhìn lại và đánh giá đây là một bài học lớn, đắt giá mà iSchool phải rút ra, phải khắc phục để nó không tái diễn.
Vụ ngộ độc ở iSchool Nha Trang khiến 662 học sinh, giáo viên nhập viện, trong đó một người tử vong. Ảnh: Xuân Hoát.
Ông Bình cũng đại diện Ban giám hiệu nhà trường cam kết xây dựng lại toàn bộ quy trình, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến hoạt động bán trú; khử khuẩn toàn trường, đặc biệt là khu vực bếp, nơi bảo quản thực phẩm và chứa dụng cụ làm bếp.
Hiệu trưởng iSchool Nha Trang cũng cam kết sẽ tìm đối tác cung cấp suất ăn mới được cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời có văn bản cam kết về nguồn gốc và chất lượng bữa ăn. Và, việc thực hiện này iSchool Nha Trang sẽ tổ chức họp cùng đại diện cha mẹ học sinh có sự tham gia của đơn vị cung cấp để thông báo về công tác thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại trường và cùng cha mẹ lập tổ kiểm tra suất ăn bán trú thường xuyên.
Đại diện iSchool Nha Trang cho biết Sở Giáo dục Đào tạo Khánh Hòa đã đồng ý với kế hoạch cho học sinh đi học vào ngày 28/11. Tần suất học một buổi/ngày, từ thứ hai đến thứ sáu và không tổ chức bán trú.
Hôm 23/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 317 Bộ Luật hình sự.
Quyết định khởi tố được ban hành sau khi cơ quan công an vào cuộc làm rõ trách nhiệm liên quan vụ ngộ độc thực phẩm tại trường iSchool Nha Trang (đơn vị thành viên của Tập Đoàn Nguyễn Hoàng) làm hơn 660 học sinh, giáo viên nhập viện, trong đó có một học sinh lớp một tử vong.
Vụ việc xảy ra ngày 17/11, khi trường iSchool Nha Trang tổ chức ăn bán trú cho 930 học sinh, chia làm 2 suất trưa và xế. Cơm trưa có gà sốt trứng, gỏi gà, cánh gà chiên, canh (xương cà rốt cải thảo), dưa leo. Bữa xế có bánh ngọt, uống nước tại hệ thống lọc của trường.
Sở Y tế Khánh Hòa xác định vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra khoảng 22h30 ngày 17/11, đến nay có 662 học sinh và giáo viên của trường iSchool nhập viện do ngộ độc, trong đó có một học sinh lớp một tử vong.
Bộ GD&ĐT đề nghị xác minh, xử lý vụ bạo lực trong học sinh ở trường quốc tế Bộ GD&ĐT đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan nhanh chóng xác minh xử lý vụ việc kịp thời trước thông tin bạo lực trong học sinh ở Trường quốc tế American Academy. Bộ GD&ĐT vừa có Công văn gửi UBND TP.HCM về việc chỉ đạo xử lý vụ việc bạo lực trong học sinh...