Diễn biến mới vụ Chu Vĩnh Khang: Chiến dịch ’săn rồng’ đã mở ở Thượng Hải
Chiến dịch “đả hổ đập ruồi” tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình nay săn tìm một “con rồng”, khi Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) hướng đến Thượng Hải, trung tâm quyền lực kinh tế của Trung Quốc (TQ).
Phải chăng “con rồng” ấy là cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người có “hậu cứ” chính trị ở Thượng Hải ?
Xét về “long mạch”, Thượng Hải được xem là “đầu rồng” nằm ở phía đông bờ biển Trung Quốc, là nơi có 1/5 công ty TQ do người nước ngoài làm chủ, là một biểu tượng của sức mạnh hàng hải, tài chính và công nghiệp.
Và như đã nêu, đây là “hậu cứ” của ông Giang và của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Ngày 31.7, CCDI cho biết nhóm điều tra đến thành phố này để điều tra tham nhũng cho đến tháng 9 tới. CCDI không cho biết mục tiêu chính của họ là cá nhân, tập thể nào và chỉ nêu đoàn điều tra sẽ nâng cao tinh thần tuân thủ kỷ luật đảng và “làm sạch” chính quyền.
CCDI cũng nói sẽ “vi hành” tỉnh Hắc Long Giang và một công ty sản xuất xe con ở đông bắc TQ.
Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (phải).
Họ không giải thích tại sao lại tập trung điều tra ở Thượng Hải, nhưng thời gian qua, các đoàn CCDI đã đến nhiều thành phố và khu công nghiệp để điều tra.
CPC nói nỗ lực triệt để chống tham nhũng là cần thiết cho sự tồn vong của đảng. Hàng chục năm qua đã bắt khá nhiều “hổ” tức quan tham cấp cao. Mới đây là mở cuộc điều tra nội bộ cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị CPC Chu Vĩnh Khang.
Các “ruồi” tức quan tham nhỏ cũng bị sờ gáy, gồm ở Thượng Hải có một quan chức lĩnh vực kiểm soát mảng kinh doanh sữa và trước đó là một số thẩm phán tiêu cực.
Các cuộc “càn quét tham nhũng” ở Thượng Hải từng làm rúng động cơ cấu chính trị TQ. Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, CCDI năm 2006 đã cử đoàn điều tra đến lưu trú nhiều tháng tại một khách sạn hạng sang, tiếp đó là giải thể lãnh đạo chính quyền trong một cuộc điều tra rộng khắp.
Nỗ lực này đã giáng án 18 năm tù vì tội tham nhũng xuống đầu bí thư thành ủy Trần Lương Vũ, một ủy viên Bộ chính trị CPC.
Vị bí thư thức thời
Video đang HOT
Cuộc điều tra hiện nay theo chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, đang làm nhiều cán bộ đảng viên “run bắn người”. Nhưng đương kim bí thư thành ủy Han Zheng khẳng định: “Chúng tôi nhiệt liệt chào mừng đoàn điều tra. Chúng ta cần trung thực, tích cực chấp nhận cuộc giám sát và thanh tra. Các vấn đề do đoàn điều tra cần được chỉnh sửa rốt ráo”.
Bí thư Han nổi tiếng là “người thức thời”, đã “thọ” qua nhiều vụ bão tố chính trị TQ. Ông dần lên chức dưới thời các lãnh đạo Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Nay ông cũng là ủy viên Bộ chính trị, tiến thân dù “ông anh” Trần Lương Vũ bị “té ngựa”.
Ngày 25.7, bí thư Han cho đăng bài báo “Lặng lẽ nghiên cứu” trên Giải phóng nhật báo, nhắc lại chỉ đạo của ông Tập khi ông thăm Thượng Hải hồi tháng 5: “Củng cố tinh thần khẩn trương và ý thức học tập… thêm một thời gian để lặng lẽ nghiên cứu…”.
Bí thư Han cũng cho xuất bản nhiều đầu sách, mà cuốn đầu tiên do ông Tập viết khi ông làm bí thư tỉnh ủy Chiết Giang, gồm 232 bài xã luận mà ông viết cho Chiết Giang nhật báo.
Nhà quan sát chính trị Hua Po ở Bắc Kinh, nói “Ông Tập ngày càng tập quyền. Sự trung thành của bí thư Han với ông Tập là lẽ tự nhiên. Điều đó sẽ cho thấy ông ta sẽ tích cực hợp tác nếu ông Tập kiên quyết dẹp bè phái ở Thượng Hải”.
Nhà bình luận Xia Xiaoqiang nói thêm: “Sự ủng hộ ông Tập từ người có quan hệ chặt chẽ với ông Giang có thể chỉ ra rằng việc ông Giang “rơi” đã trở thành một thực tại để các cán bộ cấp cao phải dè chừng”.
Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), trước đó xem ra bí thư Han đã lựa chọn giữa ông Giang với ông Tập:
Ngày 14.5, ông dẫn cựu ủy viên thường vụ Tăng Khánh Hồng và Giang Miên Hằng (con trai ông Giang) thăm gian triển lãm nghệ thuật Han Tiangheng ở Thượng Hải.
Giang Miên Hằng, con trai ông Giang Trạch Dân.
Ngày 30.6, tướng Từ Tài Hậu, cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương, bị buộc tội tham nhũng và bị khai trừ đảng, nhiều lãnh đạo quân sự đã thề trung thành với ông Tập. Cựu nhân viên Ying Yong của ông Tập được chỉ định làm phó bí thư thành ủy.
Tuần san New Epoch đưa tin ông Giang bị sốc vì tướng Từ ủng hộ ông bị “rớt đài”. Ngày 2.7, ông Giang đi xe lửa lên Bắc Kinh nhưng không gặp được ông Tập.
Ngày 8.7, ủy ban nhân dân thành phố Thượng Hải quyết định phiên họp hai ngày 16 và 17.7, để nghiên cứu cuộc nói chuyện của ông Tập khi ông thăm thành phố này.
Khi tuyên bố bế mạc phiên họp, bí thư Han nhắc đến tên ông Tập 4 lần và đề cập các bài học ông đã tiếp thu từ các đồng chí và các lãnh đạo lão thành. Ông lưu ý: Thượng Hải đang trong thời kỳ cải tổ và phát triển cốt yếu và định hướng này phải được kiểm soát bằng tư tưởng hiện đại.
“Xác minh làm rõ” ai có “vấn đề”…
Ngày 14.7, hơn 100 chuyến bay giữa Thượng Hải và Bắc Kinh bị trễ, mà gần đây quân đội nhân dân giải phóng (PLA) thừa nhận hoạt động này bị gián đoạn do các cuộc tập trận. An ninh Thượng Hải cũng được tăng cường.
Nhà quan sát chính trị Hua Po nói: “Ông Tập đang xử lý bè lũ ở Thượng Hải, nhất là cánh quân đội ủng hộ ông Giang. Điều này rất nguy hiểm khi nỗ lực điều phối quân đội với công an. Các cuộc tập trận của PLA sẽ bảo đảm kỷ luật và kiểm soát được lực lượng”.
Các “lãnh địa” của ông Giang như Giang Tô, Thượng Hải đều trong nhóm 10 tỉnh thành ở đợt điều tra thứ hai của CCDI. Ngày 16.7, lãnh đạo CCDI Vương Kỳ Sơn đã ra lời cảnh báo: đoàn điều tra sẽ “soi” bất kỳ vấn đề nào và ai có vấn đề, để “xác minh làm rõ”.
Ở đợt điều tra đầu trong năm nay, CCDI đã có “chuyến thăm” đến trường đại học Fudan ở Thượng Hải. Trường này bị mang tiếng “lớn và phức tạp, khó giám sát và dễ tiêu cực”.
Bệnh viện Zhongshan có quan hệ với trường Fudan, cũng bị nghi là tiến hành “cướp” bộ phận ngũ tạng của tín đồ tà giáo Pháp Luân Công.
Đó sẽ là “những vấn đề” để ông Giang phải lo lắng.
Theo Báo Một thế giới
Tập Cận Bình triệt bỏ ảnh hưởng của Giang Trạch Dân?
Tập Cận Bình đã nhằm tới một mục tiêu cao hơn Chu Vĩnh Khang, đó là cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
2 ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào trong một phiên họp.
The Diplomat ngày 1/8 bình luận, trong tuần này truyền thông Trung Quốc khẳng định rằng việc điều tra Chu Vĩnh Khang không phải là kết thúc của chiến dịch chống tham nhũng. Vậy sau Chu Vĩnh Khang còn "con hổ" nào nữa sắp bị Tập Cận Bình triệt hạ?
Đã có một số dấu hiệu cho thấy điều này. Trong dịp kỷ niệm 87 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc chống tham nhũng trong quân đội mà vụ xử lý Từ Tài Hậu chỉ là bước đầu.
Trong chuyến làm việc tại quân khu tỉnh Phúc Kiến hôm Thứ Tư, Tân Hoa Xã cho biết Tập Cận Bình "cam kết thực hiện cuộc tấn công không khoan nhượng vào tham nhũng trong quân đội". Một bài xã luận riêng biệt trên Tân Hoa Xã cho rằng chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội là rất quan trọng để xây dựng một đội quân mạnh mẽ "để bảo vệ người dân trong thời buổi xuất hiện ngày càng nhiều mối đe dọa đáng lo ngại trong khu vực".
Tập Cận Bình đã nhấn mạnh vào việc xây dựng 1 quân đội sẵn sàng chiến đấu hiện đại ở Trung Quốc. Trong khi các nhà phân tích phương Tây chủ yếu tập trung vào khía cạnh công nghệ quân sự thì mặt tổ chức, nhân sự cũng quan trọng không kém, bao gồm cả việc loại bỏ tham nhũng, mua quan bán chức.
Như vậy có vẻ như quân đội Trung Quốc đang trở thành mục tiêu tập trung chống tham nhũng, trong đó không chỉ điều tra và truy tố những "con hổ" cao cấp như Từ Tài Hậu, mà còn tiến hành kiểm soát chặt chẽ hơn các đặc quyền quân đội được hưởng, từ xe sang đến bất động sản.
Ông Tập Cận Bình.
Cùng với chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội, Tập Cận Bình còn tập trung mũi nhọn chiến dịch này vào Thượng Hải. Ủy ban Kiểm tra - kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử một đoàn công tác đế Thượng Hải làm việc trong 2 tháng tới.
Trọng tâm chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào Thượng Hải đã chỉ ra rằng, Tập Cận Bình đã nhằm tới một mục tiêu cao hơn Chu Vĩnh Khang, đó là cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Mặc dù chính thức về hưu từ năm 2002, Giang Trạch Dân vẫn có ảnh hưởng vô cùng lớn đằng sau hậu trường.
Trên thực tế, Giang Trạch Dân vẫn có khả năng tham gia vào việc lựa chọn các ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay, 5 trong số 7 thành viên đương nhiệm có quan hệ với phe Giang Trạch Dân.
Giang Trạch Dân đi lên từ Thượng Hải và mãi mãi gắn kết với thành phố này, tạp chí Financial Times cho rằng Tập Cận Bình đang cố gắng để loại bỏ các ảnh hưởng cuối cùng của nhà lãnh đạo cao cấp đã nghỉ hưu. Cả Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang đều là đồng minh của ông Dân.
Tuy nhiên đã có những thông tin mâu thuẫn nhau về Giang Trạch Dân đối với chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình. Tuần này Reuters cho biết Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã chấp thuận tiến hành điều tra Chu Vĩnh Khang cho thấy Tập Cận Bình vẫn còn phải xin ý kiến những người tiền nhiệm của mình để tiếp tục chiến dịch.
Còn theo tờ Financial Times hồi tháng 4 năm nay cho biết, cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi Tập Cận Bình giảm quy mô cuộc chiến chống tham nhũng. 2 ông đồng ý điều tra Chu Vĩnh Khang, nhưng lo ngại Tập Cận Bình sẽ động tới các quan chức cấp cao khác trong đảng. Nếu đó là sự thật, trong vài tháng tới chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội và ở Thượng Hải sẽ cho chúng ta thấy Tập Cận Bình có nghe theo lời khuyên của 2 người tiền nhiệm hay không.
Theo Giáo Dục
Một quan chức to hơn Chu Vĩnh Khang chờ bị vạch mặt là ai? Chiến dịch "đả hổ riệt ruồi" của ông Tập Cận Bình thời gian qua đã khiến không chỉ người dân Trung Quốc mà cả thế giới choáng váng. Ông Tập đã tước bỏ kim bài miễn tử dành cho các nhân vật từng có ghế trong Bộ chính trị Trung Quốc khi bắt giữ và điều tra Chu Vĩnh Khang. Câu hỏi đặt...