Diễn biến mới vụ Bộ NNPTNT “tuýt còi” Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau
Vào ngày mai, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức cuộc họp để nghe các sở, ngành báo cáo liên quan vụ việc Bộ NNPTNT “tuýt còi” Quyết định của UBND tỉnh này.
Liên quan đến vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) “tuýt còi” việc phân công một số chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp sang ngành y tế của UBND tỉnh Cà Mau mà báo Dân Việt đã phản ánh, ngày 29/9, ông Nguyễn Đức Thánh – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: “Vào ngày mai, lãnh đạo UBND sẽ tổ chức cuộc họp để nghe các sở, ngành báo cáo về vụ việc”.
Theo đó, sau khi Bộ NNPTNT có công văn (lần thứ 4) về việc phân công chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp sang ngành y tế tại Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này đã có chỉ đạo.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Sở NNPTNT nghiên cứu công văn trên của Bộ NNPTNT, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/9.
Công văn lần thứ 4 của Bộ NNPTNT về việc phân công một số chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp sang ngành y tế của UBND tỉnh Cà Mau.
Sau đó, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau đã có văn bản hỏa tốc gửi các sở, ngành liên quan có ý kiến về những vấn đề mà Bộ NNPTNT đặt ra. Riêng đối với Sở NNPTNT, đề nghị bổ sung kế hoạch kiểm tra của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản từ năm 2017 đến cuối năm 2019.
Video đang HOT
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, ngày 6/1, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 22/QĐ UBND (Quyết định 22) về việc tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, trong đó có tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT.
Theo đó, Bộ NNPTNT đã có 3 công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau nêu rõ việc sắp xếp, tổ chức lại theo Quyết định 22 không phù hợp với Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Khóa XII, Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ NNPTNT, Bộ Nội vụ.
Đặc biệt, Bộ NNPTNT đã nhấn mạnh, việc sắp xếp, tổ chức như trên gây khó khăn cho ngành NNPTNT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong tình hình mới với nhiều thách thức. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Cà Mau tạm dừng Quyết định 22 nêu trên để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan.
Ngày 20/8, UBND tỉnh Cà Mau có công văn số 5020/UBND-NC về việc thực hiện Quyết định 22. Tuy nhiên, sau đó Bộ NNPTNT lại tiếp tục có văn bản cho rằng, việc tổ chức lại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Cà Mau không đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ trong cả nước khi giao chức năng nhiệm vụ của Sở NNPTNT cho một đơn vị thuộc Sở Y tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Cà Mau, vì đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác năm 2019.
Đáng chú ý, đối với ý kiến của UBND tỉnh Cà Mau: “tai tỉnh, từ khi thành lập và hoat động cho đến trươc khi giải thể, Chi cục Quản lý chât lương Nông Lâm sản và Thủy sản chỉ thực hiện đươc khâu quản lý công đoan ban đầu, sản xuât nhỏ lẻ liên quan đến gia súc, gia cầm và một số mặt hàng rau, củ, quả”.
Bộ NNPTNT nhận định, ý kiến này của UBND tỉnh Cà Mau không xác đáng. Trong thực tế, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT Cà Mau đã triển khai cơ bản đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ được phân công quản lý toàn bộ chuỗi chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, theo quy định. Năm 2019 được Bộ NNPTNT xếp thứ 20 trong tổng số 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của phóng viên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Cà Mau, vì đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác năm 2019.
Theo Bộ NNPTNT, các lập luận như trên của UBND tỉnh Cà Mau không thuyết phục và không phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Do vậy, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp có ý kiến về tính hợp pháp, phù hợp của việc chuyển chức năng quản lý Nhà nước của ngành NNPTNT tại địa phương sang ngành Y tế; Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc nêu trên, đảm bảo thống nhất trong cả nước.
Khẩn cấp sơ tán dân khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm đê biển Tây
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời khẩn cấp sơ tán dân khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm đê biển Tây.
Kè rọ đá chống sạt lở tuyến đê biển Tây ở Cà Mau. Ảnh: T.A
Ngày 27/8, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có Quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở NN&PTNT phối hợp với UBND hai huyện U Minh và Trần Văn Thời khoanh vùng khu vực bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở nguy hiểm để thiết lập hành lang an toàn. Đồng thời, lắp biển báo cho khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; bố trí lực lượng trực, theo dõi diễn biến sạt lở, khẩn trương xây dựng các phương án bảo vệ vị trí đê trọng điểm, xung yếu trình UBND tỉnh phê duyệt.
Tổ chức khảo sát, lựa chọn giải pháp và lập thủ tục đầu tư các dự án chống sạt lở theo tình huống khẩn cấp. Song song đó, tổ chức triển khai thực hiện công trình theo tình huống khẩn cấp.
Đối với UBND hai huyện U Minh và Trần Văn Thời có trách nhiệm vận động, sơ tán người và di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm (phía ngoài đê); cấm mọi tác động vào đất và rừng khu vực này, không để tình trạng sạt lở diễn ra nhanh và nguy hiểm hơn. Đồng thời, cấm biển cảnh báo, biển giới hạn tải trọng xe.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, hiện tại đê biển Tây có 6 đoạn sạt lở, sụt lún rất nghiêm trọng với tổng chiều dài gần 5km, cần triển khai khẩn cấp các hình thức đầu tư, kè hộ đê.
Cụ thể, đoạn từ Ba Tĩnh đến T25 (huyện Trần Văn Thời) với chiều dài 1,9km; đoạn đê từ Kênh Mới 344m hướng về Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) với chiều dài khoảng 200m; đoạn đê từ vàm Kênh Mới hướng về Đá Bạc với chiều dài khoảng 50m; đoạn đê từ Đá Bạc 1000m hướng về Kênh Mới với chiều dài sạt lở 150m; đoạn từ Đá Bạc 2000m hướng về Sào Lưới (huyện Trần Văn Thời) với chiều dài 100; đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa (huyện U Minh) với chiều dài 925m.
Tại các vị trí nói trên, có vị trí không còn đai rừng phòng hộ, có vị trí đai rừng còn rất mỏng, nguy cơ vỡ đê là rất cao, nhất là những khi thời tiết xấu, kết hợp với triều cường dâng cao. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thân đê và có thể vỡ đê trong mùa mưa bão.
Bộ NNPTNT lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau dừng thực hiện một quyết định Bộ NNPTNT vừa có công văn lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau ngừng việc sắp xếp Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Liên quan đến vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) "tuýt còi" Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau, trong đó có nội dung chuyển một số nhiệm vụ của...