Diễn biến mới nhất về cháu bé bị dì tưới xăng đốt
Theo các bác sĩ, bệnh nhi cần điều trị lâu dài, thời gian tính bằng năm và phải trải qua nhiều lần phẫu thuật.
Liên quan đến vụ việc bé trai N.V.T. (6 tuổi, ngụ thành phố Vũng Tàu) bị dì tưới xăng đốt, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa có thông tin chính thức tình hình sức khoẻ của nạn nhân.
Theo BSCKII Lê Phước Tân, Trưởng khoa Bỏng Chỉnh trực, còn quá sớm để có thể nói trước khả năng và thời gian phục hồi của cháu bé. Vì nạn nhân đang còn ở giai đoạn đầu của tai nạn bỏng, trong khi những ca như thế này phải trải qua ba giai đoạn điều trị bao gồm bù dịch chống sốc mất nước, chống nhiễm trùng và điều trị di chứng bỏng.
Tính chất của trường hợp này là bỏng xăng, thường nặng hơn so với bỏng nước sôi do xăng khi cháy có nhiệt độ rất cao, thường gây bỏng sâu. Vì vậy, vết thương di chứng sau bỏng rất nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, vận động, thẩm mỹ và đặc biệt là tâm lý của bệnh nhân.
“Hiện tại, tình trạng của nạn nhân đang diễn tiến nên chưa thể đánh giá được toàn diện tổn thương. Khoa sẽ nỗ lực hết sức để điều trị tích cực cho nạn nhân, đồng thời sẽ mời khoa Mắt khám và đánh giá tổn thương cho bé. Cháu bé phải điều trị lâu dài thời gian được tính bằng năm và phải trải qua nhiều lần phẫu thuật”, bác sĩ Tân cho biết thêm.
Video đang HOT
Bé trai quấn băng kín người sau khi nhập viện. Ảnh: Hồng Ngọc.
Trước đó, khoảng 21h tối 23/2, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, tiếp nhận cháu bé từ Bệnh viện Lê Lợi (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) trong tình trạng bóng nặng 50% độ II, III ở vùng mặt, ngực, mặt trước hai cánh tay, mặt trước đùi trái và đã được truyền dịch và giảm đau từ tuyến dưới.
Nguyên nhân được cơ quan chức năng xác định là dì ruột đổ xăng châm lửa đốt vì mâu thuẫn trong việc mượn, trả nợ giữa người này và cha cháu bé.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bé đã được đưa vào cách ly tại khu Bỏng thuộc khoa Bỏng chỉnh trực. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cắt lọc, thay băng, bù dịch cho bệnh nhi. Hiện, bé đã qua được giai đoạn đầu của sốc bỏng, không sốt, nước tiểu ổn, mọi chức năng đều bình thường.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhiều ca bỏng xăng dù được điều trị ngay vẫn có tỷ lệ thương tật nặng. Đặc biệt, những vùng bỏng rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, co kéo bề mặt da tạo sẹo xấu, sẹo dính gây khó khăn trong vận động. Nguy hiểm hơn, vết thương có thể bị nhiễm trùng gây nhiễm trùng máu, suy thận, suy đa tạng, ảnh hưởng đến tính mạng.
Nạn nhân bị bỏng độ II là tổn thương đã xuống lớp dưới của da. Bỏng độ III là tổn thương lan đến những lớp sâu hơn và có thể chạm tới xương, các cơ quan quan trọng của cơ thể, nguy cơ dẫn tới tử vong.
Theo Bích Huệ (Zing)
Bạn trẻ 18 tuổi là 'đại sứ môi trường' mùa Covid-19
Mỗi sinh viên đang biến thời gian được nghỉ học tránh Covid-19 của mình thành có ích.
Tuyết Trinh (thứ 2 từ trái qua) cùng những người bạn yêu môi trường Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - Ảnh: Thúy Hằng
Những bạn trẻ 18 tuổi Khoa Tài nguyên - Môi trường, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng vậy. Họ đang là những "đại sứ môi trường" trong chính gia đình mình.
Nguyễn Ngọc Hải Hà (18 tuổi), sinh viên năm nhất của trường nói trên, cho biết trong những ngày được nghỉ học, cô có nhiều thời gian ở cùng gia đình tại TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) hơn. Mỗi khi cùng mẹ đi chợ, nấu nướng, làm việc nhà, Hà chia sẻ với mẹ nên dùng ít nhất túi ni lông có thể, thay vào đó mình có thể xách giỏ đi chợ, hoặc dùng những loại túi có thể dùng đi dùng lại nhiều lần. Thông điệp đó được con gái nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trong nhiều ngày liên tiếp nên mẹ Hải Hà cũng đang dần dần thay đổi được thói quen, cùng con gái "sống xanh" hơn.
Hay như Phạm Thị Tuyết Trinh, 18 tuổi, quê Quảng Ngãi, đang là "đại sứ" môi trường theo cách khác. Cô nhắc nhở những thành viên trong gia đình mình bảo vệ môi trường từ chiếc khẩu trang y tế mang hằng ngày để phòng dịch. "Những ngày phòng dịch bệnh Covid-19, số lượng khẩu trang y tế sử dụng và thải ra bên ngoài lớn hơn, nếu không dùng đúng cách, bỏ vào thùng rác đúng chỗ thì lại là nguồn lây lan bệnh tật, ô nhiễm môi trường", Trinh chia sẻ.
Trong khi đó, dịp nghỉ học vì Covid-19 là thời gian để Nguyễn Như Ý, trú TP.HCM trồng được nhiều cây xanh hơn trong không gian ngôi nhà mình. Như Ý cho biết là sinh viên theo học ngành này của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cô ít có thói quen dùng đồ nhựa một lần rồi bỏ đi. "Mọi thành viên trong gia đình em cũng dường như quen với điều đó, hạn chế tối đa túi ni lông hay đồ nhựa một lần. Nếu có chai, hộp không dùng đến, em đều tận dụng để trồng cây", Như Ý nói.
Phạm Thị Tuyết Trinh cùng với những bạn trẻ 18 tuổi khác của lớp thiết kế ra thùng trồng rau hai ngăn nuôi giun quế kết hợp xử lý rác thải hữu cơ. Trinh cho hay giun quế trong quá trình ăn rác thải hữu cơ cũng sẽ sinh ra phân, để làm màu mỡ, tơi xốp cho đất. Ở nhiều vùng quê để làm nông nghiệp, họ có những bãi đất để ủ rác hữu cơ làm phân bón, tuy nhiên, nếu kết hợp nuôi cùng giun quế, hiệu quả xử lý rác thải hữu cơ sẽ cao hơn gấp nhiều lần. "Những chiếc thùng có 2 ngăn, một ngăn để ủ rác thải hữu cơ trong gia đình, như vỏ trái cây, gốc rau xanh... và kết hợp nuôi giun, ngăn kia để trồng rau. Thùng nhỏ phù hợp với nhịp sống ở đô thị, ngay như TP.HCM nếu có ban công, sân thượng có ánh sáng đều có thể tận dụng trồng rau được", Trinh trao đổi.
Trong khi đó, Nguyễn Như Ý và các bạn học của mình thiết kế mô hình trồng cây thanh long kết hợp năng lượng mặt trời. Theo đó, tấm pin năng lượng mặt trời được lắp ở bên trụ trồng cây thanh long, điện năng dùng để thắp sáng cho vườn cây vào ban đêm, một phần để kích hoạt máy bơm nước nhỏ giọt, còn lại nếu không tiêu thụ hết có thể phục vụ trong gia đình.
Theo Thanh niên
Vụ cha đốt nhà chết cùng 2 con: Thư tuyệt mệnh đau lòng viết gì? Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Trịnh Đức Hùng cho biết, bước đầu cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân của vụ việc là do mâu thuẫn gia đình nên anh T. đã tự tưới xăng, châm lửa đốt nhà khiến bản thân anh và 2 con nhỏ bị lửa thiêu cháy. Như Dân Việt thông tin, tại địa bàn huyện Phong...