Diễn biến “lạ” tại điểm nóng phân lô bán nền
Tại nhiều khu vực hiện nay, tình hình thanh khoản trở nên khó khăn. Tuy nhiên, bất động sản tại Lâm Đồng đang có diễn biến ngược với thị trường khi lượng giao dịch tăng đột biến.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, không khí trầm lắng bao trùm hầu hết các khu vực trên cả nước. Theo đó, tình hình giao dịch bất động sản cũng không mấy khả quan, lượng bán thì nhiều nhưng người mua thì không đáng kể. Tuy nhiên, tại thị trường bất động sản Lâm Đồng, lượng giao dịch bất động sản tăng đột biến trong quý II/2022, cao gấp gần 2 lần quý trước đó.
Sở Tư pháp Lâm Đồng vừa có công văn gửi Sở Xây dựng tỉnh về việc báo cáo giá bán và cho thuê nhà ở và một số loại hình bất động sản khác trên địa bàn tỉnh quý II/2022.
Theo đó, trong quý này, toàn tỉnh Lâm Đồng có 19.669 giao dịch đất nền thành công qua công chứng với hơn 21.283 tỷ đồng. Giao dịch chủ yếu tập trung tại các điểm nóng về hiến đất, mở đường nhằm mục đích tách thửa, số lượng giao dịch. Đơn cử, huyện Lâm Hà có 4.126 giao dịch, huyện Bảo Lâm có 3.660 giao dịch, huyện Đức Trọng có 3.144 giao dịch, huyện Di Linh có 2.640 giao dịch, TP Đà Lạt có 1.398 giao dịch, TP Bảo Lộc có 1.379 giao dịch.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 1.113 giao dịch nhà ở riêng lẻ thành công qua công chứng. Trong đó, nhiều nhất là tai TP Đà Lạt với 395 giao dịch, tiếp đó là huyện Đức Trọng với 313 giao dịch, TP Bảo Lộc với 216 giao dịch.
Video đang HOT
Nếu so sánh với quý I, lượng giao dịch nhà đất tại thị trường bất động sản Lâm Đồng trong quý II năm nay ghi nhận tăng mạnh gần gấp 2 lần.
Cụ thể, trong quý I/2022, toàn tỉnh Lâm Đồng chỉ có 12.467 giao dịch đất nền thành công, tập trung tại huyện Lâm Hà với 3.077 giao dịch, huyện Di Linh (1.826), huyện Đức Trọng (1.648), TP Đà Lạt (1.162),… Còn phân khúc nhà ở riêng lẻ quý I chỉ ghi nhận 899 giao dịch.
Trong năm 2021, thị trường bất động sản Lâm Đồng diễn biến rất sôi động. Đáng chú ý, sau khi có Nghị quyết thông qua phương án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư, tình hình thị trường bất động sản ghi nhận diễn biến tích cực tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc.
Theo đó, bất động sản Lâm Đồng có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút nhiều “ông lớn” địa ốc như Novaland, Đèo Cả, Hưng Thịnh, Ecopark,…đến tìm hiểu và đề xuất nghiên cứu dự án.
Nhiều yếu tố khiến bất động sản Lâm Đồng được “săn đón”
Ông Đỗ Trọng Kiên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Imperland cho biết, thời gian qua, cơn sốt đất diễn ra trên cả nước khiến giá nhà đất tăng phi mã. Nhiều khu vực, chỉ trong 1 năm, giá đất nền đã tăng gấp 2,3 thậm chí là 4 lần. Nhiều người đổi đời sau một năm ôm đất.
Khi được hỏi về việc giá đất tại tỉnh Lâm Đồng đang sốt và được quan tâm bậc nhất trên thị trường cả nước, ông Đỗ Trọng Kiên chỉ ra 3 điểm mấu chốt.
Thứ nhất, các “ông lớn” lớn bất động sản đã và đang đổ bộ vào tỉnh Lâm Đồng. Từ đầu năm đến nay, hàng chục doanh nghiệp lớn như: Novaland, Tập đoàn Hưng Thịnh, T&T Group, Ecopark… tranh nhau tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bảo Lộc. Đây đều là những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và đã triển khai rất nhiều dự án lớn trên cả nước.
Bên cạnh đó, từ năm 2019, xu hướng bỏ phố về vườn xuất hiện nhưng chưa thật sự phát triển. Khi ấy, mọi người có xu hướng lựa chọn cho mình những khu vui chơi giải trí, đi biển hoặc khách sạn 5 sao thay vì đến những vùng đất khác. Tuy nhiên, đến nay, nhiều người lại quan tâm đến những khu vực bất động sản có vị trí tựa núi nhìn sông, từ trên cao nhìn xuống toàn cảnh và khu vực có khí hậu trong lành. Điều này tỉnh Lâm Đồng sẵn có.
Thứ hai, tỉnh Lâm Đồng hiện nay có quỹ đất lớn và giá được đánh giá là “khá mềm” so với thị trường cả nước và tiềm năng phát triển.
Lâm Đồng được thiên nhiên ưu ái khi có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Quỹ đất ở Lâm Đồng còn lớn và chưa được khai phá nhiều. Giá đất nơi đây tương đối rẻ và quỹ đất còn rộng nên các nhà đầu tư bất động sản có thể thỏa sức khai phá.
Thứ ba, bất động sản Lâm Đồng có tiềm năng tăng giá rất mạnh khi cao tốc Sài Gòn – Lâm Đồng (Dầu Giây – Liên Khương) được khởi công xây dựng. Sau khi cao tốc này hoàn thiện, thời gian di chuyển từ TP.HCM đến thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) sẽ được rút ngắn còn khoảng 3 tiếng thay vì mất trên 6 tiếng như hiện nay. Chính con đường này đã tạo động lực thu hút khách du lịch và cú hích về kinh tế cho Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung.
“Đà Lạt được biết đến là thành phố du lịch hàng đầu Việt Nam. Rất nhiều du khách nước ngoài và cả trong nước yêu mến vẻ thơ mộng và thời tiết của Đà Lạt. Chính vì thế, không chỉ đất nền mà bất động sản du lịch tại Đà Lạt cũng luôn được các nhà đầu tư quan tâm một cách đặc biệt”, vị Tổng giám đốc chia sẻ.
Dòng tiền cho vay bất động sản tập trung vào phân khúc cá nhân
Mặc dù dư nợ tín dụng bất động sản (BĐS) tăng trưởng mạnh trong các năm qua nhưng phần lớn chảy vào cá nhân mua nhà, trong khi các khoản rót vốn cho chủ đầu tư dự án lại bị thu hẹp.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/3/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 783.942 tỷ đồng, tăng khoảng 84.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021 (tương ứng mức tăng 12%). Trong đó, tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng. Đây là mức đã được duy trì từ cuối năm ngoái đến nay và được đánh giá là an toàn.
Tín dụng bất động sản sẽ hạn chế vay đầu cơ, đầu tư mà tập trung vào những khách hàng cá nhân có nhu cầu mua nhà ở thật.
Theo các ngân hàng, tỷ lệ cho vay BĐS tuy có cao nhưng vẫn trong mức cho phép. Hầu hết, các nguồn vốn vay này đều đi vào nhu cầu mua nhà thật nên rủi ro nợ xấu ngân hàng không cao. Cụ thể, tại ngân hàng ABBank, tỷ lệ cho vay BĐS của ngân hàng chỉ khoảng 6%, cho mua nhà ở khoảng 17%; nợ xấu liên quan đến BĐS và xây dựng cũng ở mức 0,1-0,15%.
Tương tự, tại ngân hàng Sacombank, dư nợ cho vay BĐS chiếm khoảng 22% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay người dân xây, sửa nhà chiếm đến 60%; cho vay doanh nghiệp BĐS chỉ chiếm khoảng 20%, tương đương khoảng 30.000 tỷ đồng, rất nhỏ so với tổng dư nợ gần 400.000 tỷ đồng của Sacombank.
Với OCB, tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ bất động sản cả kinh doanh và tiêu dùng, mua nhà ở là 32%, trong đó 72% là cho vay để mua nhà, 9% cho vay liên quan đến các dự án bất động sản. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc ngân hàng OCB, bản chất các dự án bất động sản mà OCB cho vay phần lớn là các dự án của đối tác, muốn tạo nguồn hàng để tiếp tục cho vay bán lẻ. Chiến lược của OCB là tập trung cho khách hàng cá nhân vay mua nhà có giá tầm trung khoảng 1 - 2 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng cho biết, sở dĩ dư nợ tín dụng phần lớn tập trung vào cá nhân là do NHNN đang siết vốn vay các dự án đầu cơ vì nhiều rủi ro và tránh nợ xấu cao, nhất là trong thời điểm nền kinh tế trải qua 2 năm ảnh hưởng dịch COVID-19, nhưng khuyến khích đối với tín dụng cho cá nhân vay mua nhà, nhất là đối với những người có thu nhập trung bình. Đây là phân khúc lâu nay nhiều ngân hàng "đang bỏ quên" nay sẽ là tiềm năng trong tương lai.
NHNN hiện đã giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và nâng hệ số rủi ro. Cụ thể, từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn giảm về 37%; từ ngày 1/10/2022 đến 30/9/2023 còn 34% và giảm xuống 30% từ ngày 1/10/2023. Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2020, hệ số rủi ro với các khoản vay bất động sản tăng từ mức 150% lên 200%. NHNN cũng áp dụng hệ số rủi ro từ 50% đến 150% đối với các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu mua nhà dưới 4 tỷ đồng.
Xét về con số tuyệt đối, các ngân hàng vẫn có dư địa cho bất động sản, bởi tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2021 vào khoảng 10,44 triệu tỷ đồng, trong đó tín dụng bất động sản chiếm 20%, tương đương 2,09 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kế hoạch của NHNN, tỷ trọng tín dụng bất động sản năm 2022 vẫn giữ nguyên 20%, tương ứng 2,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 300.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2021, nhưng chủ yếu cho cá nhân vay mua nhà.
Ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, việc hạn chế hoặc ngừng cho vay mua bất động sản của một số ngân hàng đến từ tình trạng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này tới ngưỡng, cần siết lại. Tuy nhiên, bất động sản vẫn là lĩnh vực đem lại lợi nhuận nhờ nhu cầu của thị trường lớn, lãi suất cho vay cao nên ngân hàng không thể bỏ qua.
Ông Lâm đưa ra khuyến nghị rằng, các ngân hàng sẽ siết tín dụng bất động sản một cách chọn lọc, không nên khóa van tín dụng bất động sản. Trường hợp tín dụng bị khoá đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp trở ngại trong thanh khoản, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu và phải mất nhiều năm mới xử lý được.
Tuy nhiên, theo NHNN, việc kiểm soát tín dụng trên nhằm hạn chế vào những phân khúc đầu cơ, những dự án rủi ro lớn... Với những hồ sơ có nhu cầu vay vốn chính đáng về nhu cầu ở, mua nhà ở xã hội, các hợp đồng vay đúng chuẩn, đúng quy định vẫn được xét duyệt cho vay.
Sẽ có tuyến bus điện VinFast tại các khu nhà ở xã hội Vinhomes Theo Vinhomes, do các dự án nằm ở vùng ven nên Vinhomes sẽ triển khai tuyến bus điện VinFast kết nối khu nhà ở xã hội với các nút giao thông quan trọng. Thông tin này được ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch Vinhomes tiết lộ. Theo ông Hoa: "Do các dự án nằm ở vùng ven nên chúng tôi sẽ triển khai...