Diễn biến dịch TPHM 17/8: Tỉ lệ F0 trong cộng đồng gia tăng
Về tiêm vắc xin ngừa Covid-19, TPHCM phấn đấu đến ngày 15/9 đảm bảo hơn 70% người dân (trên 18 tuổi) được tiêm mũi một và 15% người dân được tiêm mũi 2.
Tỷ lệ F0 trong cộng đồng tăng mạnh ở 3 địa phương
Tính đến ngày 17/8, số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 được ghi nhận tại TPHCM đang có xu hướng giảm dần so với hồi cuối tháng 7. Tuy nhiên, một diễn biến dịch tễ đáng quan ngại về dịch bệnh đã xuất hiện, khi tỷ lệ F0 trong cộng đồng có dấu hiệu gia tăng.
Tỷ lệ F0 trong ghi nhận ở cộng đồng có dấu hiệu gia tăng (Ảnh minh họa).
Thực trạng trên được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, lưu ý các địa phương tại buổi làm việc chiều 16/8. Trong ngày 16/8, thành phố có số ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng chiếm 53%, số ca được phát hiện trong khu phong tỏa chỉ là 41%.
Thời gian trước đây, số bệnh nhân được phát hiện trong khu phong tỏa, khu cách ly trên địa bàn chiếm tới 80%.
Theo số liệu từ Bản đồ Covid-19 TPHCM của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố, 3 quận, huyện có số ca mắc Covid-19 cao nhất địa bàn (Quận 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh) đều xuất hiện tình trạng tỷ lệ F0 phát hiện qua tầm soát cộng đồng, sàng lọc tại bệnh viện tăng cao những ngày gần đây. Trong đó, Quận 8 là nơi dấu hiệu này xuất hiện sớm nhất.
Muốn tiêm vắc xin Covid-19 cho người từ 12-18 tuổi
TPHCM phấn đấu đến ngày 15/9 đảm bảo hơn 70% người dân (trên 18 tuổi) được tiêm mũi một và 15% người dân được tiêm mũi 2.
Video đang HOT
TPHCM phấn đấu đến ngày 15/9, đảm bảo hơn 70% người dân (trên 18 tuổi), đồng thời có thể mở rộng cho tiêm cho người từ 12-18 tuổi nếu có nguồn vắc xin cho phép tiêm trong độ tuổi này (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Cụ thể, giai đoạn từ ngày 15/8 đến 31/8, TPHCM phấn đấu tiêm hơn 3 triệu liều để đảm bảo hơn 70% người dân được tiêm mũi một (trên 10 triệu dân), hoàn thành mũi 2 cho khoảng một triệu người.
Để hoàn thành mục tiêu trên, TPHCM tập trung ưu tiên tiêm vắc xin cho các nhóm đối tượng: người trên 65 tuổi, có bệnh nền, phụ nữ mang thai; công nhân các doanh nghiệp trong và ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; người yếu thế và các đối tượng theo quy định; đa dạng, linh hoạt các hình thức tiêm vắc xin.
Đồng thời, thành phố cũng ưu tiên tiêm mũi 2 cho công nhân trong các đơn vị sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo hộ y tế, vệ sinh môi trường; xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin đối với từng khu vực, vùng nguy cơ. Đáng chú ý, thành phố cũng lên kế hoạch có thể mở rộng tiêm cho người từ 12-18 tuổi nếu có nguồn vắc xin cho phép tiêm trong độ tuổi này.
Cần làm gì trong đợt giãn cách xã hội tiếp theo?
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho rằng với hơn 3.000 ca mắc mới mỗi ngày, dù đã giảm nhưng vẫn còn nhiều thì việc TP tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là cần thiết.
Bộ Y tế, TPHCM huy động một lực lượng lớn cán bộ y tế, trang thiết bị để điều trị các bệnh nhân Covid-19 (Ảnh: Hữu Khoa).
“Nhiều quốc gia phương Tây thậm chí chấp nhận phong tỏa 6 tháng đến một năm. Nói điều này để thấy rằng TP cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để sớm khống chế được dịch bệnh. Giãn cách ở đây là “nhà nào ở nhà đấy”, người dân không cần thiết thì không ra khỏi nhà. Người dân vẫn đi ầm ầm ngoài đường thì không thể chống dịch được, vẫn còn lây trong khu phong tỏa thì dịch sẽ còn kéo dài”, TS Phu chia sẻ.
Chuyên gia cũng một lần nữa nhấn mạnh dịch đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Nếu TPHCM cũng như nhiều địa phương khác làm không tốt, không triệt để việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để dịch tiếp tục bùng lên thì cuộc chiến sẽ còn kéo dài và gian nan hơn rất nhiều.
“Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu việc khống chế dịch tại TPHCM và các tỉnh lân cận đòi hỏi phải có thời gian, không thể ngày một ngày hai vì dịch đã lan ra quá rộng”, TS Phu nhận định.
Thu hoạch nông sản giúp dân bị phong tỏa
Vừa thu hoạch xong vườn rau muống cho người dân trong khu phong tỏa, Tiểu Mi cùng các bạn nhận tiếp "đơn hàng" là đám ruộng dưa leo.
Sáng sớm đầu tháng 8, Đoàn Thị Tiểu Mi, Phó bí thư Đoàn phường 6, TP Cao Lãnh, cùng 6 bạn tập hợp đầy đủ, vẫn màu áo xanh tình nguyện, quần xắn cao, đầu đội nón lá, nón tai bèo. Từ đường lớn nhóm chạy xe rẽ vào con đường đất nhỏ, đi bộ hơn một km rồi chuyển sang đi xuồng, chèo dọc các liếp xoài khoảng một km nữa mới đến vườn rau tại tổ 22, khóm 3.
Trên hai công đất (2.000 m2) gồm 4 liếp rau muống, 2 luống mồng tơi và một khoảnh đậu bắp. Nhóm chia ra 3 đội nhỏ, một đội 2-3 người đi hái. Người nào mệt sẽ vào gốc xoài lựa rau, bó lại thành từng bó một kg.
Nhóm Tiểu Mi cắt rau muống và bó lại đưa đi tiêu thụ giúp dân ở khu phong tỏa. Ảnh: Linh Lê
Dù chưa làm nông ngày nào, Nguyễn Thị Thanh Trúc vẫn cảm thấy tiếc vì liếp rau muống một số đã quá lứa không thể cắt bán. Còn những cây đậu bắp vẫn còn nhiều trái nhỏ. Trúc cùng các bạn dặn nhau chỉ hái trái đến ngày thu hoạch, trái nào nhỏ thì chờ chúng lớn thêm chút nữa, hái liền sẽ mất năng suất của chủ vườn.
Đều là những nông dân "tay ngang" nên cả nhóm hái đến giữa trưa mới được 50 kg rau. Dưới cái nắng 32 độ C, ai nấy người đều nhễ nhại mồ hôi và thấm mệt nhưng sau một lúc nghỉ ngơi, họ cùng nhau lựa rau, cho vào túi nylon, chuyển dần xuống xuồng.
Trước đó một ngày, Tiểu Mi nhận được tin nhà bà Đỗ Thị Loan trong khu phong tỏa không thể thu hoạch vườn rau cách nhà 3 km. Mỗi vụ rau khoảng hai tháng, cho thu nhập 8-10 triệu đồng, là nguồn thu duy nhất để nuôi gia đình 4 người.
"Đợi đến khi họ được dỡ bỏ phong tỏa chắc rau héo rũ, phải bỏ hết. Nghĩ vậy là mình không chịu được nên rủ các bạn cùng nhau đi cắt rồi bán giùm", Tiểu Mi nói. Vừa nhắn tin trong nhóm "ngày mai ai đi thu hoạch nông sản giúp dân trong khu phong tỏa thì đăng ký ngay nha", Tiểu Mi nhận được rất nhiều "cánh tay" xung phong. Cô cùng nhiều bạn liền đăng thông tin lên mạng để tìm đầu ra cho đám rau.
Toàn bộ số rau thu hoạch trong ngày đầu đã được nhóm bán với giá 10.000 đồng mỗi kg. "Vui nhất là hôm sau nhiều người đăng ký mua và có cả những đầu mối lớn nhận tiêu thụ", chị Lê Thị Duy Linh, Phó bí thư Thành đoàn Cao Lãnh, cùng tham gia với mọi người cho biết.
Hôm sau vẫn đội hình cũ nhưng có thêm nhiều người thấy hoạt động có ý nghĩa liền xin đi cùng. Trúc thì rủ thêm mẹ. Một giáo viên trường mầm non ở phường 6 cũng quyết định gửi con nhỏ cho ông bà rồi phụ một tay. Có đến 12 người nhưng số lượng rau phải cắt cũng tăng gấp 3 lần, gồm 100 kg rau muống, 40 kg mồng tơi và 10 kg đậu bắp nên thời gian hoàn thành vẫn lúc "trời đứng bóng".
Nhóm đoàn viên ở thành phố Cao Lãnh cắt rau muống giúp dân bị phong tỏa. Ảnh: Linh Lê
Khi cả nhóm chuẩn bị mang rau lên xe chở đi giao cho khách hàng thì một chú gần đó hớt hải chạy lại, nhờ thu hoạch giúp đám ruộng dưa leo cho một hộ vừa phải đi cách ly. Không chần chừ, Tiểu Mi và các bạn liền gật đầu đồng ý rồi lại rôm rả lên kế hoạch "tác chiến".
"Nếu không có các bạn trẻ, đám rau muống nhà tôi chắc chết héo. Vụ này trước khi bị phong tỏa tôi đã cắt bán được phân nửa, cộng thêm phần các bạn bán giúp coi như có lời chút đỉnh", bà Loan, chủ vườn rau nói.
Ông Phan Văn Thương, Bí thư Thành ủy Cao Lãnh, cho biết, ngoài thu hoạch các loại rau màu giúp bà con trong các khu phong tỏa, khu cách ly vượt qua khó khăn, Thành đoàn cũng tổ chức nhiều đội "shipper áo xanh" tại tất cả 15 xã, phường giúp người dân đi chợ, hỗ trợ khi cần thiết. Để tránh nguy cơ lây nhiễm, các bạn đoàn viên được thành phố tạo điều kiện cho tiêm vaccine, xét nghiệm.
Đến ngày 7/8, Đồng Tháp đã ghi nhận 3.827 ca mắc Covid-19. Toàn tỉnh đang có 97 khu phong tỏa, riêng thành phố Cao Lãnh có 6 khu phong tỏa.
Siêu thị khuyến cáo 'đừng hoảng sợ khi thấy kệ hàng trống' Các siêu thị cho rằng khách hàng nên bình tĩnh, mua sắm vừa đủ và dù các địa phương cách ly thì họ vẫn mở cửa để phục vụ người dân. Ngày 14/7, nhiều người dân lại đổ xô đi mua tích trữ thực phẩm sau khi đọc được tin đồn phong tỏa thành phố và có thể phải áp dụng giờ giới...