Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 6/4
Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 6/4.
Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ đàm phán với Nga: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định với báo giới rằng ông “không có lựa chọn nào khác” ngoại trừ tiếp tục duy trì các kênh trao đổi mở với Nga. Ông cũng nhấn mạnh “cần tìm kiếm cơ hội” để tiến hành những hoạt động như đàm phán. Nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng để đạt được vị thế đàm phán lớn hơn, Kiev cần có những vũ khí mạnh mẽ và một xã hội đoàn kết.
Nga tiết lộ lý do chiến dịch ở Ukraine không diễn ra nhanh chóng như dự đoán: Theo Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya, việc Nga không nhắm vào các cơ sở dân sự để cứu sống nhiều dân thường nhất có thể là lý do cuộc tiến công của Moscow không diễn ra nhanh chóng như dự đoán. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cũng tuyên bố, mục tiêu của Nga tại Ukraine là đạt được hòa bình ở khu vực Donbass chứ không phải kiểm soát lãnh thổ Ukraine.
EU tiết lộ lý do không thể cấm hoàn toàn khí đốt Nga: Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell thông báo rằng ý tưởng cấm nhập khẩu hoàn toàn khí đốt Nga đã bị loại bỏ bởi khối này không thể đạt được sự nhất trí do lập trường của Hungary. Quan chức đối ngoại EU cũng vạch ra tình thế khó khăn của liên minh này khi một mặt muốn hỗ trợ Ukraine nhưng mặt khác lại không muốn can thiệp vào cuộc xung đột bởi điều đó có thể khiến chiến tranh leo thang trong khi EU không phải một liên minh quân sự.
Ông Borrell cũng cho biết hiện EU trả tiền mua năng lượng Nga cao gấp 35 lần số tiền hỗ trợ quốc phòng Ukraine
Châu Âu “đau đầu” xử lý các siêu du thuyền liên quan đến Nga: Các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Italy đã thu giữ nhiều siêu du thuyền liên quan đến người Nga. Chi phí liên quan đến các du thuyền này có thể lên tới hàng triệu USD mỗi tháng. Trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí đó lại tùy thuộc vào tình trạng pháp lý của du thuyền.
Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO sau khi “xói mòn lòng tin” với Nga: Ngoại trưởng Pekka Haavisto cho biết, chính phủ Phần Lan sẽ trình nghị viện một bản đánh giá về khả năng gia nhập NATO vào giữa tháng này. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters, ông Haavisto cho biết Phần Lan cần chuẩn bị cho việc đáp trả từ phía Nga và cũng cần “lắng nghe phản ứng của các nước NATO”.
Nga cho rằng phương Tây không lắng nghe những lập luận của Nga về Bucha: Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định, Nga đã giải thích một cách có hệ thống lập trường của mình về tình hình Bucha nhưng phương Tây đã “nhắm mắt, bịt tai” và không sẵn sàng lắng nghe những điều đó.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cho rằng, những cáo buộc sai lệch ở Bucha được đưa ra nhằm phá vỡ các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Mỹ tiếp tục viện trợ vũ khí chống tăng trị giá hơn 100 triệu USD cho Ukraine: Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, chính quyền Tổng thống Biden đã phê duyệt viện trợ an ninh trị giá hơn 100 triệu USD cho Ukraine để đáp ứng nhu cầu của quốc gia này về vũ khí chống tăng.
EU lần đầu đề xuất trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng Nga: Căng thẳng giữa Nga và phương Tây tiếp tục leo thang khi Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu than đá.
Trong bối cảnh các nước châu Âu vẫn cố gắng gây sức ép kinh tế lên Nga liên quan đến sự kiện Ukraine, dư luận rất quan tâm liệu cuộc gặp của các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính EU có thể tìm ra những biện pháp mới, những cách tiếp cận mới để thực hiện mục tiêu này.
Trước làm sóng châu Âu trục xuất một loạt các nhà ngoại giao Nga, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao nước này cho biết sẽ đáp trả mọi hành động không thân thiện chống lại Nga./.
Tổng thống Ukraine nói hiện không thể đưa Donbass, Crimea vào bàn đàm phán với Nga
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng với tình hình chiến sự hiện nay thì thỏa thuận về tình trạng của vùng Donbass và Crimea không thể đưa lên bàn đàm phán.
Trong tuyên bố ngày 6.4, Tổng thống Zelensky nói rằng vấn đề tình trạng của vùng Donbass và Crimea không nên được đưa vào quá trình đàm phán để chấm dứt chiến sự và rút lực lượng Nga khỏi Ukraine.
Tổng thống Volodymyr Zelensky nói không thể bàn về tình trạng của Donbass, Crimea vào thời điểm này. Ảnh REUTERS
The Guardian trích lời nhà lãnh đạo giải thích rằng việc giải quyết toàn bộ các vấn đề trong cùng một thỏa thuận là điều khó khăn và không thể.
"Đặc biệt là khi xe tăng đang lăn bánh trên lãnh thổ chúng tôi, rốc két đang rơi xuống các thành phố, khi tình hình khó khăn tại các thành phố bị phong tỏa như Mariupol", ông Zelensky nói.
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh ông biết kế hoạch của Nga tại Donbass và các khu vực ở miền nam, đồng thời mô tả Mariupol quan trọng đối với Ukraine và cũng sẽ là "huân chương trên ngực áo" đối với lực lượng Nga.
Tổng thống Zelensky quyết tâm đàm phán với Nga vì mục tiêu gì?
Nhà lãnh đạo bác bỏ khả năng giành lại Crimea bằng vũ lực và nói rằng những đề xuất của Ukraine trong cuộc đàm phán về Crimea không đồng nghĩa chuyện kiểm soát lại bán đảo này sẽ không được nhắc đến trong 10-15 năm tới.
"Trái lại, thỏa thuận nên quy định rằng trong giai đoạn này, các bên phải giải quyết vấn đề Crimea thông qua ngoại giao", tuyên bố nêu. Trước đó, phía Ukraine đề xuất bắt đầu một giai đoạn kéo dài 15 năm để hai bên đàm phán về tình trạng của Crimea. Trong thời gian đó, Ukraine và Nga không được phép sử dụng lực lượng vũ trang để giải quyết vấn đề.
Phương Tây gia tăng cấm vận Nga
Trong một diễn biến khác, quan chức Mỹ thông báo nước này và các đồng minh G7, EU sẽ công bố lệnh cấm vận mới lên Nga trong ngày 6.4, theo CNN. Lệnh cấm vận mới sẽ gồm nội dung cấm toàn bộ khoản đầu tư mới tại Nga, cấm vận các quan chức Nga và gia đình, gia tăng cấm vận các tổ chức tài chính, doanh nghiệp Nga.
Theo tờ The Wall Street Journal, ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank, ngân hàng Alfa Bank và hai con gái của Tổng thống Vladimir Putin có thể sẽ bị Mỹ cấm vận.
Trong khi đó, châu Âu cân nhắc cấm nhập khẩu than đá từ Nga trị giá 4 tỉ euro mỗi năm. Các tàu do Nga sở hữu hoặc vận hành sẽ bị cấm sử dụng cảng biển của EU.
Mặt khác, chính quyền Mỹ vừa thông báo sẽ cung cấp thêm khoản viện trợ quân sự trị giá 100 triệu USD, gồm các vũ khí chống tăng, cho Ukraine. Đến nay, Mỹ đã viện trợ an ninh hơn 2,4 tỉ USD cho Ukraine từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, gồm hơn 1,7 tỉ USD từ ngày Nga mở chiến dịch tại Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi trừng phạt dầu mỏ của Nga Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng đồng cấp người Mỹ Joe Biden kêu gọi áp lệnh trừng phạt hà khắc hơn với Nga. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ và Pháp kêu gọi gia tăng trừng phạt chống Nga sau khi xuất hiện thông tin liên quan đến cáo buộc ở Bucha, Ukraine. Trả lời phỏng vấn trên đài Inter radio...