Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 13/9
Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 13/9.
Ukraine tuyên bố giành lại hơn 6.000 km2 lãnh thổ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, quân đội nước này liên tục giành lại các vùng lãnh thổ ở cả miền Đông và miền Nam trong chiến dịch phản công kéo dài 2 tuần qua.
“Kể từ đầu tháng 9, những người hùng của chúng ta đã giành lại quyền kiểm soát hơn 6.000 km2 lãnh thổ ở cả miền Đông và miền Nam đất nước. Quân đội của chúng ta đang tiếp tục đà tiến”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm 12/9.
Binh sỹ Ukraine ơ Kharkiv ngày 12/9. Ảnh: AP
Nga tự tin đối phó với sức ép từ bên ngoài. Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về các vấn đề kinh tế, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, tiến trình phi đô la hóa ở Nga là không thể tránh khỏi. Ông một lần nữa khẳng định, Nga đang tự tin đối phó với sức ép từ bên ngoài.
Theo nhà lãnh đạo Nga, việc nhanh chóng áp dụng các biện pháp chống khủng hoảng quy mô lớn, sự ổn định đạt được, sức mạnh của nền kinh tế Nga trước những thách thức bên ngoài phần lớn là kết quả của chính sách kinh tế vĩ mô có trách nhiệm của nước này trong những năm trước.
Nga cảnh báo Đức “vượt lằn ranh đỏ”. Khi cùng Mỹ và các đồng minh NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine, Đức đã từ bỏ chính sách lâu nay của nước này là không đưa vũ khí vào các khu vực có xung đột vũ trang. Chính phủ Đức nói rằng họ có trách nhiệm trong việc hỗ trợ Ukraine tự vệ trước Nga.
“Việc Ukraine được cung cấp vũ khí sát thương do Đức sản xuất, không chỉ để chống lại các binh sĩ Nga, mà còn cả dân thường ở vùng Donbass, đã vượt lằn ranh đỏ”, Đại sứ Nga tại Đức Sergey Nechaev cho biết khi trả lời phỏng vấn báo Izvestia ngày 12/9.
Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine sẽ thua nếu không có hỗ trợ của Mỹ. Trong cuộc trả lời phỏng vấn CNN phát sóng ngày 11/9, Tổng thống Vladimir Zelensky nói rằng, Ukraine có thể thua trong cuộc xung đột với Nga nếu không có sự trợ giúp tài chính và quân sự liên tục từ Mỹ.
“Tôi biết ơn Tổng thống Biden và Nhà Trắng cũng như sự ủng hộ của lưỡng đảng. Nếu không có sự hỗ trợ này, chúng tôi sẽ không thể giành lại các vùng đất của mình”, ông Zelensky nói. Nếu phương Tây ngừng gửi vũ khí và tiền cho Kiev, “Nga có thể thắng trong cuộc chiến này”.
Nga sẽ không rút khỏi nhà máy Zaporizhzhia, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
“Hiện tại không có cuộc thảo luận nào về việc rút lực lượng khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Vấn đề được thảo luận hiện nay là buộc phía Ukraine chấm dứt các cuộc pháo kích vào khu vực nhà máy, bởi điều đó có thể dẫn tới những hậu quả đáng buồn và thảm khốc”, ông Peskov cho biết trong cuộc họp báo ngày 12/9. Nga một lần nữa kêu gọi các nước sử dụng ảnh hưởng với Ukraine để buộc Kiev chấm dứt các cuộc pháo kích hàng ngày vào nhà máy này.
Video đang HOT
Mỹ gửi cho Ukraine tin tình báo cuộc tấn công vào nhà máy hạt nhân. Người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev cho rằng Mỹ đang cung cấp cho Ukraine những thông tin tình báo quan trọng để chỉ định mục tiêu cho các cuộc pháo kích xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Ông Patrushev lưu ý rằng các cuộc tấn công vào nhà máy Zaporizhzhia có thể dẫn đến một thảm họa hạt nhân chưa từng có. “Hậu quả của những hành động khiêu khích này có thể rất thảm khốc không chỉ đối với phần lớn người dân Ukraine và Nga mà còn đối với châu Âu. Quy mô của chúng có thể vượt qua những thảm kịch xảy ra tại các nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl và Fukushima”.
Nga nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga sẽ không chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine cho tới khi Kiev “đầu hàng hoàn toàn”.
Ông Medvedev cho biết, Nga không quan tâm đến việc đàm phán, trừ khi Tổng thống Zelensky sẵn sàng đáp ứng một yêu cầu lớn. “Tổng thống Zelensky cho biết ông ấy sẽ không tiến hành một cuộc đối thoại về chủ đề bên nào là bên đặt ra các tối hậu thư. Những tối hậu thư hiện nay chỉ là những bài tập khởi động cho các yêu cầu trong tương lai. Ông ấy hiểu rõ chúng: Sự đầu hàng hoàn toàn của chính quyền Kiev nằm trong số các điều kiện của Nga”.
Nga tuyên bố phá hủy kho đạn dược lớn của Ukraine. Các lực lượng của Nga đã phá hủy một kho đạn dược lớn ở phía Nam Ukraine khi tiếp tục tiến hành “các cuộc tấn công có độ chính xác cao” nhằm vào các lực lượng của Kiev.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tấn công đã loại bỏ một nhà kho chứa 45.000 tấn đạn dược gần thị trấn Voznesensk ở khu vực Nikolaev. Thông báo này cũng tiết lộ những tổn thất của Kiev, trong đó có hơn 1.300 binh lính Ukraine thương vong trong vòng 24h ở khu vực này. Các lực lượng của nước này đã nhắm vào quân đội Ukraine ở khu vực Kharkiv, nơi quân đội Nga gần đây đã rút khỏi một số khu vực để tái tổ chức lực lượng giữa bối cảnh Ukraine phản công.
Ukraine tuyên bố bắn hạ UAV Iran do Nga sử dụng. Quân đội Ukraine ngày 13/9 tuyên bố lần đầu tiên bắn hạ máy bay không người lái (UAV) cảm tử do Iran cung cấp cho Nga trên chiến trường. Một quan chức quân sự Ukraine và một trang web có liên kết chặt chẽ với quân đội Ukraine đã đăng tải các bức ảnh chụp xác UAV. Hình ảnh cho thấy chiếc UAV có hình tam giác mà Iran vận hành với tên gọi Shahed. Quân đội Ukraine đã bắt gặp chiếc UAV này gần Kupiansk trong cuộc phản công của Kiev ở Kharkiv.
Theo hình ảnh được đăng tải, chiếc UAV Shahed đã bị lực lượng Ukraine bắn hạ và không phát nổ khi va chạm như thiết kế. Trên thân UAV có dòng chữ “M214 Geran-2″, không tương ứng với các loại UAV của Nga đã được biết đến. Cả Nga và Iran hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine trên toàn chiến tuyến, sau khi Kiev đạt được những bước tiến đáng kể trong cuộc phản công.
“Các lực lượng không quân, tên lửa và pháo binh đang thực hiện các cuộc tấn công lớn vào các đơn vị của lực lượng vũ trang Ukraine trên tất cả các hướng của chiến dịch”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong cuộc họp báo ngày 13/9.
Bất chấp đà phản công của Ukraine, Điện Kremlin tuyên bố, chiến dịch quân sự đặc biệt vẫn tiếp tục và nó sẽ không dừng cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đặt ra từ đầu. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định, ở thời điểm hiện tại, Nga không có bất cứ kế hoạch tổng động viên để tăng cường lực lượng cho chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine./.
Những kịch bản tương lai châu Âu trong 3 7 năm nữa sau cuộc chiến ở Ukraine
Tương lai châu Âu sẽ có liên hệ mật thiết với kết quả cuộc chiến ở Ukraine. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra trong cuộc xung đột này và những tương lai khác nhau mà châu Âu sẽ đối mặt.
Cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc khủng hoảng ở châu Âu, thách thức trực tiếp trật tự an ninh thế giới. Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine khiến phương Tây có thể phải đánh giá lại chiến lược của mình, đó là thay vì lựa chọn Trung Quốc là thách thức dài hạn thì hiện nay, Mỹ và các đồng minh sẽ phải đối phó với Nga cùng lúc. Mỹ đang can dự sâu hơn vào châu Âu bất chấp việc cần cân bằng lực lượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thay vì tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giờ đây các lực lượng của Mỹ sẽ phải chia đều trên 2 mặt trận.
Binh lính Ukraine ở Kharkiv ngày 5/5. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, cấu trúc an ninh châu Âu cũng thay đổi khi Phần Lan và Thụy Điển quyết định gia nhập NATO, điều tưởng như không thể xảy ra cách đây 1 năm. Cuộc chiến ở Ukraine không chỉ làm thay đổi trật tự châu Âu mà còn làm thay đổi kiểu đối đầu với Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Nga - Ukraine cũng yêu cầu NATO phải suy nghĩ lại về chiến lược dài hạn, lập trường và sự hiện diện của mình. Phương Tây cần một chiến lược để chuẩn bị cho sự đối đầu chiến lược có thể kéo dài trong hàng thập kỷ cũng như sắp xếp lại về những chính sách tương lai với Nga.
Một số nhà quan sát cho rằng, khoảng cách về khả năng quân sự trong cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy NATO và EU chưa được chuẩn bị để phản ứng trước khủng hoảng. Điều đó tức là châu Âu sẽ hướng tới xây dựng các cơ chế để phản ứng hiệu quả hơn trước những thách thức an ninh, sắp xếp chính sách quốc phòng để bổ sung cho NATO, lấp đầy khoảng trống lãnh đạo và đảm bảo Anh sẽ hợp tác sâu sắc hơn với các cơ sở hạ tầng an ninh của châu Âu, vượt qua những chia rẽ hậu Brexit.
Mỗi kịch bản một tương lai
Tương lai châu Âu sẽ có liên hệ mật thiết với kết quả cuộc chiến ở Ukraine. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra trong cuộc xung đột này và những tương lai khác nhau mà châu Âu sẽ đối mặt.
Cuộc chiến lớn hơn ở châu Âu: Sự can dự ngày càng sâu của phương Tây vào cuộc chiến ở Ukraine cũng như những tuyên bố cứng rắn của Nga đã khiến cuộc xung đột này có nguy cơ lan thành một cuộc chiến giữa Nga và NATO. Ngày 23/5, Mỹ và hơn 20 quốc gia nhất trí cung cấp các gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trong đó có việc hỗ trợ về vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác. Mới đây, Đan Mạch cho biết nước này đang chuẩn bị chuyển bệ phóng và đạn tên lửa Harpoon cho Ukraine - tên lửa với tầm bắn có thể đe dọa Nga ở phía Bắc Biển Đen. Hàng loạt nước châu Âu khác như Cộng hòa Séc, Italy, Hy Lạp, Na Uy, Phần Lan cũng cam kết hỗ trợ quân sự Ukraine từ trực thăng, xe tăng, cho đến pháo và đạn dược. Trong khi đó, Nga cảnh báo việc phương Tây bơm vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa và khiến xung đột lan rộng.
Nga giành chiến thắng: Ở viễn cảnh này, Ukraine có thể vẫn có sự độc lập nhưng sẽ phải chấp nhận những yêu cầu của Nga và tham gia vào những cấu trúc do Nga dẫn đầu, chẳng hạn như Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) thay vì NATO. Châu Âu sẽ chia rẽ như thời kỳ căng thẳng nhất trong Chiến tranh Lạnh. Chiến thắng của Nga trước Ukraine sẽ tác động sâu sắc đến những nước từng thuộc Liên Xô. Khi đó, NATO lo ngại, các nước thành viên giáp với Nga như Ba Lan, Romania và Bulgaria cùng với 3 nước Baltic sẽ đặc biệt dễ bị tấn công.
Chiến tranh kéo dài: Trong kịch bản này, chiến tranh sẽ kéo dài một vài năm với 2 bên đều đạt được thành quả và chịu tổn thất nhưng không có chiến thắng quyết định. Kết quả này sẽ dẫn đến tình trạng xung đột gần như liên tục ở châu Âu và luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột leo thang. Thương vong của cả 2 bên sẽ tiếp tục gia tăng. Phương Tây sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine nhưng tình trạng quan hệ giữa Ukraine và các tổ chức phương Tây vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, sức ép trong nước với điện Kremlin cũng sẽ gia tăng khi xung đột kéo dài đem theo những tác động về kinh tế - xã hội.
Xung đột cường độ thấp: Ở kịch bản này, có thể Nga sẽ tuyên bố chiến thắng, rút quân khỏi hầu hết Ukraine nhưng sẽ củng cố lực lượng tại Crimea và các nước Cộng hòa nhân dân tự xưng như Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR). Những cuộc giao tranh không thường xuyên sẽ tiếp diễn, tương tự như trong khoảng thời gian từ 2015 - 2021. Những vấn đề cơ bản trong các mối quan hệ vẫn sẽ chưa được giải quyết. Chiến tranh sẽ tạm dừng chứ không kết thúc trong khi nguy cơ xảy ra những cuộc xung đột mới luôn tiềm ẩn trong tương lai.
Ukraine bị chia cắt: Một số nhà quan sát dự báo Nga sẽ sáp nhập phần còn lại của khu vực Donetsk và Lugansk vào lãnh thổ của mình, xây dựng một cây cầu nối với Crimea. Ukraine vẫn sẽ giữ được độc lập chủ quyền và xích lại gần phương Tây.
Chiến thắng cho các bên: Trong kịch bản này, Nga sẽ rút khỏi hầu hết Ukraine, bao gồm cả DPR và LPR, nhưng vẫn kiểm soát Crimea. Sẽ có một hiệp ước quốc tế mới đảm bảo chủ quyền của Ukraine và hơp thức hóa thỏa thuận giải quyết những vấn đề về lãnh thổ, an ninh và chính trị. Dù vậy, kịch bản "châu Âu nhất thể" có lẽ sẽ chưa thể thực hiện mà thay vào đó châu Âu sẽ là một châu lục "đa tốc độ" với sự đa dạng về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Những khác biệt sẽ được giải quyết và nguy cơ xung đột sẽ bị loạt bỏ.
Ukraine giành chiến thắng: Nga sẽ rút các lực lượng khỏi Ukraine, ngoại trừ DPR và LPR. Ukraine sẽ ngả về châu Âu, đạt được tư cách thành viên EU nhưng vẫn khó có khả năng gia nhập NATO trong tương lai gần. Ảnh hưởng của EU và NATO sẽ mở rộng không chỉ ở Ukraine mà còn cả các nước từng thuộc Liên Xô.
Thách thức của châu Âu
Trong thời kỳ hậu chiến tranh Ukraine, NATO có thể sẽ tiếp tục chính sách mở cửa, để ngỏ khả năng mở rộng liên minh trong tương lai. Quá trình kết nạp chính thức Phần Lan và Thụy Điển sẽ được đẩy nhanh, theo cùng đó là những đảm bảo an ninh rõ ràng trong giai đoạn gia nhâp nhằm tăng cường khả năng của liên minh.
Tuy nhiên, bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ từ phương Tây, Ukraine vẫn khó có triển vọng gia nhập NATO bởi các thành viên của liên minh quân sự này vẫn lo ngại phản ứng thái quá từ Nga nếu kết nạp Kiev.
Khả năng của liên minh xuyên Đại Tây Dương Mỹ - châu Âu nhằm giải quyết các thách thức về trung hạn sẽ phụ thuộc vào thực tế ngắn hạn ở Ukraine. Châu Âu có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ vũ khí cho Ukraine đồng thời áp những lệnh trừng phạt cứng rắn lên Nga. Dù ở bất kỳ kịch bản nào, châu Âu và Mỹ chắc chắn sẽ nghĩ lại về chiến lược của mình trong mối quan hệ về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ đối mặt với một số thách thức:
Chiến tranh kinh tế: Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến phương Tây sử dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có từ đóng băng dự trữ Ngân hàng Trung ương Nga cho tới tẩy chay về thương mại và đầu tư. Điều này đã gây ra tác động đến nền kinh tế Nga nhưng cũng đang khiến nền kinh tế của phương Tây và toàn cầu chịu không ít ảnh hưởng.
An ninh năng lượng: Sự phụ thuộc vào năng lượng Nga là một điểm yếu của châu Âu trong một thời gian dài. Những tiến triển hạn chế về chính sách năng lượng của EU nhằm phản ứng với Nga là kết quả của sự phụ thuộc này. Dù vậy, châu Âu cam kết sẽ đa dạng hóa nguồn nhập khẩu và mở rộng việc sử dụng các năng lượng thay thế nhằm giảm bớt sự phụ thuộc, nhưng cái giá của chính sách này chính là sự gián đoạn nguồn cung, chi phí đắt đỏ và những lựa chọn chính trị khó khăn.
Sự thống nhất của liên minh: Có một thực tế đầy mâu thuẫn là trong khi cuộc chiến ở Ukraine khiến phương Tây xích lại gần nhau thì cũng chính cuộc chiến này đã phơi bày những khác biệt của phương Tây, trong đó có việc cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc như thế nào.
Ban đầu mục tiêu của các nước phương Tây là hỗ trợ Ukraine chống chịu trước chiến dịch quân sự của Nga. Tuy nhiên, hiện nay, "chiến thắng" đã được định nghĩa lại và quan điểm của các nước không giống nhau. Chiến thắng có phải là khôi phục tình trạng như trước ngày 24/2 - thời điểm cuộc chiến diễn ra? Hay chiến thắng là giành lại các khu vực mà Nga kiểm soát và duy trì ảnh hưởng từ năm 2014 như Crimea và 2 nước cộng hòa nhân dân tự xưng ở Donbass?
Bên cạnh đó, cuộc chiến ở Ukraine cũng đặt ra động lực mới cho châu Âu. Trong khi Đức, Pháp và Italy do dự trước thực tế mới bởi nó phá vỡ mô hình mối quan hệ hậu Chiến tranh Lạnh với Nga thì Ba Lan và các nước vùng Baltic hoan nghênh việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đồng thởi củng cố quan hệ đối tác với Ukraine nhằm hướng tới một châu Âu trong tương lai có thể mạnh mẽ và tạo dựng được ảnh hưởng như vai trò của Pháp và Đức với một châu Âu trước đây.
Tổng thống Zelensky tiết lộ quy mô lực lượng Ukraine đang chiến đấu với Nga Quy mô quân đội Ukraine hiện đã lớn hơn gần 6 làn so với thời điểm bắt đầu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Tổng thống Zelensky cho hay. "Chúng tôi cần một lực lượng hơn 250.000 hoặc 260.000 binh lính nhưng chỉ có khoảng 120.000 binh lính sẵn sàng chiến đấu ở Ukraine" trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân...