Diễn biến các cổ phiếu cần quan tâm tuần qua: Điểm sáng DRC tăng tiếp 5%
Cùng với xu hướng giảm của thị trường, nhiều cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị mua vào đã có diễn biến trái ngược khi đua nhau giảm giá.
* BSC khuyến nghị theo dõi cổ phiếu DIG
Chúng tôi cho rằng triển vọng năm 2019 sẽ đến từ các dự án GateWay, Đại Phước (đây là 2 dự án đã sẵn sàng để bán và có thể ghi nhận được lợi nhuận vào năm 2019) và giai đoạn 2020 trở đi, tăng trưởng doanh thu DIG phải phụ thuộc nhiều vào tốc độ triển khai các dự án Nam Vĩnh Yên – Giai đoạn 2 và Long Tân.
Đồng thời, đưa ra khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu DIG, so với khuyến nghị mua trong báo cáo trước của chúng tôi do việc triển khai và ghi nhận doanh thu từ dự án Đại Phước và Long Tân chậm hơn dự kiến.
Mặc dù DIG đã hồi nhẹ trong phiên cuối tuần nhưng với 3 phiên giảm khá sâu trước đó khiến giới đầu tư cổ phiếu này vẫn thua lỗ trong tuần qua. Cụ thể, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DIG giảm 750 đồng/Cp (-4,3%) từ mức 17.450 đồng/Cp xuống 16.700 đồng/Cp.
* PHS đưa ra mức giá hợp lý của DRC là 31.100 đồng/CP
Mặc dù kết quả trong năm nay sẽ hồi phục mạnh mẽ, tuy nhiên chủ yếu dựa vào biên lợi nhuận được cải thiện từ giá vốn thấp nhưng với rủi ro tới từ thị trường trong ngắn hạn, vì vậy, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý của DRC là 31.100 đồng/CP.
Thống kê tuần qua, DRC đã đón nhận 3 phiên tăng và 1 phiên giảm nhẹ ngày 6/9. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DRC tăng 1.200 đồng/Cp ( 4,66%) từ mức 25.700 đồng/Cp lên 26.900 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu 31.100 đồng/CP, giá hiện tại của DRC còn thấp hơn 13,5%.
* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu PC1
Chúng tôi điều chỉnh giảm nhẹ giá mục tiêu 3,2% còn 30.200 đồng/CP cho PC1, nhưng giữ khuyến nghị mua với tổng mức sinh lời 20,8%. Mảng xây lắp lưới điện vẫn đối mặt với thách thức do thay đổi chính sách về chi phí định mức, nhưng định giá công ty đang ở hấp dẫn và triển vọng của mảng thủy điện và bất động sản có nhiều tích cực.
Mặc dù vẫn được nhận định khá khả quan nhưng với những thách phải đối mặt với việc thay đổi chính sách, cổ phiếu điện PC1 tuần qua tiếp tục diễn biến lình xình. Với 3 phiên giảm nhẹ và 1 phiên tăng ngày cuối tuần 7/9, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 giữ nguyên mốc 25.100 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường cho PVS
Video đang HOT
Chúng tôi giữ khuyến nghị phù hợp thị trường cho cổ phiếu PVS nhưng nâng giá mục tiêu thêm 18,9%, nhờ dự báo lợi nhuận giai đoạn 2018-2020 cao hơn, dù lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro cao hơn.
Thông tin báo cáo tài chính bán niên sau soát xét đã điều chỉnh tăng 165 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chủ yếu nhờ khoản lãi từ công ty liên kết MVOT, dường như đã phản ánh trước đó. Trong tuần này, diễn biến cổ phiếu PVS không mấy tích cực khi chứng kiến 2 phiên giảm, 1 phiên tăng và 1 phiên đứng giá. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS giảm 500 đồng/Cp (-2,34%) từ mức 21.400 đồng/Cp xuống 20.900 đồng/Cp.
* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu HDG với giá mục tiêu 61.400 đồng/CP
Chúng tôi dự phóng doanh thu và lãi ròng của CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG) đạt tương ứng 4.300 tỷ đồng và 642 tỷ đồng. EPS sau pha loãng 2018 dự kiến 6.763 đồng. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 9 lần. Đồng thời, khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HDG với giá mục tiêu 61.400 đồng theo phương pháp NAV.
Khuyến nghị của MBS thiếu chuẩn xác khi trong tuần qua, cổ phiếu HDG đón nhận duy nhất 1 phiên tăng nhẹ ngày 5/9, 1 phiên đứng giá và 2 phiên giảm. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HDG giảm 500 đồng/Cp (-1,47%) từ mức 34.050 đồng/Cp xuống 33.550 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu đưa ra là 61.400 đồng/CP, giá hiện tại còn thấp hơn 45,36%.
* KIS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu VSC
Kỳ vọng của chúng tôi đối với tình hình VSC từ 2018 trở đi vẫn duy trì tích cực. Chúng tôi định giá cổ phiếu VSC ở mức 51.000 đồng/cp vào cuối 2019. Tổng mức sinh lời kỳ vọng đạt 30%. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu VSC.
Sau những phiên tăng liên tiếp nhờ thông tin trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu, cổ phiếu VSC đã đón nhận những phiên điều chỉnh trong tuần đầu tháng 9. Thống kê, VSC có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VSC giữ nguyên tại mức 41.000 đồng/Cp.
* VCSC, BSC, MBS đưa ra khuyến nghị đối với các cổ phiếu ngân hàng STB, VPB, VCB
VCSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận 2018 của STB là 72% so với cùng kỳ từ mức cơ sở thấp và chủ yếu do giảm tỷ lệ CIR (chi phí/thu nhập). Tuy nhiên, tổng số NPA xử lý được phản ánh cụ thể vào báo cáo tài chính là yếu tố quan trọng hơn là mức tăng trưởng lợi nhuận. Vì vậy, chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 6% cho cổ phiếu STB đạt 11.900 đồng, với khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu này.
Theo BSC, cổ phiếu VPB đang trong xu hướng tích lũy. Khuyến nghị nhà đầu tư mở vị thế tại nền giá 25.000-26.000 đồng/CP, chốt lãi tại ngưỡng kháng cự 29.500-30.000 đồng/CP và cắt lỗ tại nếu cổ phiếu rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ 24.700 đồng/CP.
Trong khi đó, MBS khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu VCB với giá mục tiêu là 63.700 VNĐ định giá theo phương pháp P/B và RI.
Là nhân tố đóng góp lớn vào việc thị trường lên xuống. Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã liên tiếp đón nhận những cú điều chỉnh sâu khiến thị trường liên tiếp giảm mạnh trong 3 phiên đầu tuần. Và chỉ đến phiên cuối tuần ngày 7/9, với sự bứt phá của dòng bank, thị trường cũng đã tìm lại sắc xanh với đà tăng khá mạnh.
Thống kê, STB đã đón nhận 3 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng ngày 7/9, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu STB giảm nhẹ 50 đồng/Cp (-0,44%) từ mức 11.350 đồng/Cp xuống 11.300 đồng/Cp.
Tương tự, VPB cũng đón nhận 1 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VPB giảm 900 đồng/Cp (-3,47%) từ mức 25.900 đồng/Cp xuống 25.000 đồng/Cp.
VCB đã đón nhận 1 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VCB giảm nhẹ 500 đồng/Cp (-0,8%) từ mức 62.500 đồng/Cp xuống 62.000 đồng/Cp.
* BVSC khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu IMP
BVSC khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu IMP dựa trên giá mục tiêu 61.500 đồng, 18,3% so với giá đóng cửa ngày 29/8/2018.
Cũng như những tuần trước đó, diễn biến cổ phiếu IMP chủ yếu đứng yên hoặc giằng co nhẹ quanh mốc tham chiếu. Thống kê, IMP đã đón nhận 1 phiên tăng, 1 phiên giảm và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu IMP giữ nguyên ở mức 52.400 đồng/Cp.
* MBS khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu REE
Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu REE. Lợi nhuận ròng 2018 dự kiến tăng trưởng 34% cùng kỳ nhờ đóng góp lớn của danh mục điện và lãi chuyển nhượng dự án bất động sản (BĐS) đột biến trong 6 tháng đầu 2018.
Mặc dù dự kiến kết quả kinh doanh năm 2018 sẽ tăng trưởng khá tốt nhưng diễn biến cổ phiếu REE trong tuần qua không mấy tích cực, trái với khuyến nghị của MBS. Cụ thể, với 3 phiên giảm và chỉ tăng duy nhất phiên cuối tuần 7/9, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu REE giảm 900 đồng/Cp (-2,51%) từ mức 35.800 đồng/Cp xuống 34.900 đồng/Cp.
Thanh Thúy (Tinnhanhchungkhoan.vn)
Tín dụng chỉ tăng 2-3% thậm chí còn âm, vì sao các ngân hàng vẫn báo lãi kỷ lục?
Tín dụng tăng mạnh giúp ngân hàng có lãi cao là điều tất yếu. Song trường hợp của các ngân hàng tín dụng tăng trưởng rất thấp mà lợi nhuận vẫn cao, thậm chí cao nhất từ trước tới nay là điều khá bất ngờ.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo tài chính đã soát xét, trong nửa đầu năm nay, nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng trên 10% như SCB, ACB, Vietcombank, MB, VietABank, VietBank..., thậm chí có những nhà băng gần như cạn "room" tín dụng do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, điển hình như LienVietPostBank, TPBank, HDBank.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều ngân hàng có tín dụng chỉ tăng rất ít, thậm chí chưa được 20% so với kế hoạch cả năm, chẳng hạn Techcombank mới đạt 2,6%, Vietcapital 2% (trong khi chỉ tiêu khoảng 14%), hay có ngân hàng còn không tăng cho vay nổi khiến cho tín dụng âm như PGBank và Eximbank.
Nhìn chung trong cơ cấu doanh thu, hoạt động dịch vụ đã gia tăng tỷ trọng đáng kể ở các ngân hàng thời gian qua, song tín dụng vẫn chiếm đa số và là nguồn thu chủ yếu mang về lợi nhuận. Chính vì thế việc tín dụng tăng mạnh giúp ngân hàng có lãi cao là điều tất yếu. Song trường hợp của các ngân hàng tín dụng tăng trưởng rất thấp mà lợi nhuận vẫn cao, thậm chí cao nhất từ trước tới nay là điều khá bất ngờ. Vậy nhờ đâu các ngân hàng lại có lợi nhuận cao đến vậy?
Đầu tiên là Eximbank, theo báo cáo tài chính, 6 tháng đầu năm ngân hàng này lãi trước thuế tới 921 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ 2017. Trong cơ cấu doanh thu, dù cho tín dụng tăng trưởng âm nhưng vẫn đem về khoản thu nhập lãi thuần gần 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 64% trong tổng doanh thu. Các hoạt động khác như ngoại hối, dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Tuy nhiên "phao cứu sinh" giúp cho Eximbank lãi đột biến lại đến từ khoản thoái vốn khỏi Sacombank. Báo cáo tài chính cho biết thoái vốn từ Sacombank giúp ngân hàng ghi nhận 512 tỷ đồng vào lãi, nhờ thế sau khi trừ đi chi phí, ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng rủi ro là 1.081 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân hàng cũng giảm phần trích lập dự phòng so với cùng kỳ, qua đó giữ được mức lợi nhuận ở con số cao nhất kể từ khi ngân hàng rơi vào vòng xoáy đi xuống vào năm 2012.
Tiếp theo là trường hợp của PGBank. Theo báo cáo tài chính, mặc dù tín dụng âm đến hơn 3% trong 6 tháng đầu năm nay và so với cùng kỳ năm trước chỉ tăng có 6% nhưng ngân hàng vẫn ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng tới 24,5% so với cùng kỳ đạt 434 tỷ đồng. Điều này có thể nhờ lãi suất cho vay tốt hơn, cũng có thể bởi ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi nợ.
Trong khi tín dụng giảm thì PGBank lại hoạt động tích cực ở các mảng khác như dịch vụ hay kinh doanh ngoại hối với lợi nhuận đến từ nhóm này đều cao gấp đôi, gấp ba lần cùng kỳ. Kết quả là, dù phải tăng nguồn dự phòng rủi ro thêm 28% song lợi nhuận trước thuế vẫn ghi nhận xấp xỉ 100 tỷ đồng, tăng 71% so với 6 tháng đầu năm 2017.
Techcombank trong khi đó là câu chuyện khác. Trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng báo lợi nhuận trước thuế đạt gần 5.200 tỷ đồng- cao nhất từ trước tới nay. Điều đặc biệt, ngân hàng vẫn lãi nhiều nhất nhóm cổ phần tư nhân ngay cả khi tín dụng - nguồn thu chính - chỉ tăng có 2,6%, bằng chưa đến 20% so với chỉ tiêu cả năm, trong khi các ngân hàng khác như MB, ACB, VIB, VPBank đều đã tăng trưởng tín dụng trên dưới 9%.
Báo cáo tài chính cho thấy so với cùng kỳ 2017 thì tín dụng của Techcombank tăng trưởng 26% và thu nhập lãi thuần tăng 15% đạt hơn 5.000 tỷ đồng, chiếm 58% trong tổng doanh thu. Tỷ trọng này đã giảm đáng kể so với con số xấp xỉ 70% trước đây.
Điểm khác biệt của Techcombank là ngân hàng này có đa dạng các hoạt động phi tín dụng (đóng góp 42% tỷ trọng) và hoạt động nào cũng ghi nhận lợi nhuận tăng đáng kể.
Chẳng hạn thu nhập từ dịch vụ tăng 8,2% so với cùng kỳ và đóng góp 13,6% vào tổng doanh thu, thu nhập khác đạt 1.488 tỷ đồng tăng 33% so với cùng kỳ; hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 66%; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng gần 4 lần; thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng 2,5 lần...
Nhờ đa dạng dịch vụ nên ngân hàng đang có tỷ suất sinh lời tốt nhất hệ thống, với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) lần lượt đạt 24,32% và 3,16%.
Bên cạnh đó ngân hàng còn trích lập dự phòng rủi ro ít và kiểm soát tốt chi phí. Trong 6 tháng đầu năm, dự phòng rủi ro chỉ ở mức 1.044 tỷ đồng, bằng chưa đến một nửa so với cùng kỳ năm trước. Có được điều này là bởi Techcombank trong năm 2017 đã thực hiện trích lập dự phòng 100%- xử lý xong dứt điểm phần nợ xấu đã bán cho VAMC, nên năm nay không phải trích lập như các ngân hàng khác. Tỷ lệ chi phí/thu nhập hoạt động (CIR) chỉ ở mức 27,9% - thấp nhất hệ thống, trong khi các ngân hàng khác nỗ lực kiểm soát chi phí nhưng cũng còn duy trì CIR từ 45 - 55%.
Ở nhóm các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng cao, lợi nhuận của Vietcombank đang đứng đầu hệ thống khi 6 tháng đã đạt trên 7.700 tỷ đồng. Tất cả các ngân hàng, bao gồm từ ACB, HDBank, LienVietPost Bank, MB, Sacombank, TPBank, Vietcombank, VIB, VPBank thì chỉ duy nhất LienVietPost Bank có lợi nhuận sụt giảm, còn các ngân hàng còn lại lợi nhuận đồng loạt tăng từ 34% đến 200% so với cùng kỳ 2017
THEO TÙNG LÂM / TRÍ THỨC TRẺ
HSC đánh giá cao nhóm ngân hàng nhờ triển vọng lợi nhuận tích cực cùng mặt bằng định giá hợp lý HSC cho rằng nhiều NHTM đã có một số công cụ để giảm bớt ảnh hưởng của sự giảm tốc trong tăng trưởng tín dụng, chẳng hạn như tái cơ cấu các khoản vay hướng tới khách hàng có lợi suất cho vay cao hơn; giảm bớt tăng trưởng huy động; đẩy mạnh thu nhập HĐ dịch vụ và cắt giảm chi phí....