Diễn biến bất ngờ vụ “trốn nã” 20 năm rồi lộ mặt trên tivi
Sau 2 lần hủy án, Nguyễn Minh Tân đã bị cơ quan tố tụng đổi tội danh từ gây rối trật tự công cộng sang giết người, trong một vụ án xảy ra 27 năm trước.
Theo nguồn tin của Dân trí, cuối tháng 12 này, tòa án nhân dân (TAND) TPHCM sẽ xét xử bị cáo Nguyễn Minh Tân (63 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) về tội giết người.
Theo cáo trạng, 27 năm trước, Tân (lúc đó 36 tuổi) làm nghề đạp xích lô và là tổ phó đội bảo vệ khu phố 1, phường 15, quận Bình Thạnh (TPHCM).
Nguyễn Minh Tân bị đổi tội danh từ gây rối sang tội giết người.
Khoảng 2h sáng 11/11/1994, Tân tổ chức ăn nhậu với Nguyễn Đình Thanh Lâm, Đỗ Thiện Lân và 1 số thanh niên khác trước hẻm khu phố. Khi đó, Nguyễn Long đi ngang qua và xảy ra xích mích với nhóm của Tân. Long trách Tân để đàn em “xử kỳ quá” thì bị nhóm thanh niên tóm cổ áo đánh. Hai anh trai của Long là Nguyễn Lân và Nguyễn Liễng ra giải cứu cũng bị nhóm này dùng mã tấu, dao và thanh sắt đâm chém loạn xạ khiến một người gục tại chỗ, người còn lại bị thương nặng.
Tân cũng dùng gậy dân phòng tham gia vụ ẩu đả này. Mẹ nạn nhân chạy ra đưa các con đi cấp cứu nhưng anh Nguyễn Lân đã chết trên đường vào bệnh viện, còn Nguyễn Liễng bị thương tích 10%.
Video đang HOT
Tháng 10/1995, TAND TPHCM tuyên phạt Lâm 3 năm tù và Long 2 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng. Riêng Tân bỏ trốn, bị Công an TPHCM truy nã.
Quá trình bỏ trốn, Tân thay tên đổi họ thành Võ Minh Hùng, làm đội phó bảo vệ khu phố 5 tại phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Năm 2014, Tân bắt được cướp trên địa bàn và được tuyên dương trên truyền hình. Khi Tân xuất hiện trên tivi, người nhà nạn nhân phát hiện ra người tên Võ Minh Hùng rất giống Tân đã đi tố cáo.
TAND TPHCM từng 2 lần xử sơ thẩm kết án Tân tội gây rối trật tự công cộng với mức án lần 1 là 18 tháng tù, lần hai là 5 năm tù. Tuy nhiên, cả 2 bản án này đều bị tòa cấp trên hủy án để điều tra Tân ở tội nguy hiểm hơn.
Tại cơ quan điều tra, Tân khai có sử dụng gậy tham gia đánh nhau nhưng không gây thương tích cho ai. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của một số người liên quan và các tài liệu thu thập được cơ quan tố tụng xác định Tân là người đâm chết bị hại.
Hôm nay 6-12, ông Lê Tấn Hùng trong vụ Sài Gòn SAGRI hầu tòa
Theo kế hoạch xét xử của TAND TP.HCM, hôm nay 6-12, tòa này sẽ xét xử bị cáo Lê Tấn Hùng - nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên (Sài Gòn SAGRI) - cùng 18 bị cáo do gây thất thoát 672 tỉ đồng.
Ông Lê Tấn Hùng được dẫn giải đến tòa sáng 6-12 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo đó, 19 bị cáo được xác định gây thiệt hại cho Nhà nước 672 tỉ đồng sẽ bị xét xử với các tội danh: tham ô tài sản, vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát lãng phí, che giấu tội phạm, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cụ thể, theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, trong giai đoạn giữ chức tổng giám đốc SAGRI, ông Lê Tấn Hùng - nguyên tổng giám đốc Sài Gòn SAGRI - biết việc chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 chỉ xây dựng được 80% công trình kỹ thuật hạ tầng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện thủ tục, đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận để chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú.
Ông Trần Vĩnh Tuyến - cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM - biết việc chuyển nhượng dự án phải thực hiện đúng quy định, phải thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường...
Dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chưa đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để chuyển nhượng nhưng ông Tuyến đã ký quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án phát triển khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9 do SAGRI làm chủ đầu tư cho Tổng công ty Phong Phú.
Ông Trần Vĩnh Tuyến đến tòa sáng 6-12 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Viện kiểm sát cho rằng quyết định của UBND TP chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.
Đây là cơ sở để ông Lê Tấn Hùng và các đồng phạm tại SAGRI tự ý quyết định giá trị dự án để chuyển nhượng trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 672 tỉ đồng.
Ngoài ra, năm 2016, ông Hùng còn chỉ đạo nhân viên lập 10 hồ sơ, hợp đồng khống cho cán bộ, nhân viên SAGRI đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài để chiếm đoạt hơn 13 tỉ đồng, chiếm hưởng chi tiêu chung gần 9 tỉ đồng và thu lời bất chính từ số tiền lãi ngân hàng của các khoản tiền đã tham ô hơn 200 triệu đồng.
Ông Trần Vĩnh Tuyến đi cùng luật sư Phan Trung Hoài đến tòa sáng 6-12 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Phiên tòa dự kiến được xét xử từ ngày 6-12 đến 17-12-2021 do ông Huỳnh Văn Trực làm chủ tọa.
Phiên tòa xét xử 19 bị cáo, trong đó ông Trần Vĩnh Tuyến và 8 người bị xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ông Lê Tấn Hùng và bị cáo Nguyễn Thị Thúy bị xét xử 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. 2 bị cáo bị xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và 1 bị cáo bị xét xử về tội che giấu tội phạm; 5 bị cáo bị xét xử tội tham ô tài sản.
Ông Trần Trọng Tuấn đến tòa sáng 6-12 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Thuê ô tô tự lái rồi đem bán lấy tiền thỏa mãn "đam mê"... đánh bạc Gạ người lạ đánh bạc, Đức thua sạch túi và còn nợ thêm một khoản tiền lớn. Cùng đường, thanh niên này thuê ô tô tự lái rồi làm giấy tờ giả để bán lấy tiền trả nợ và thỏa mãn "đam mê". Ngày 30/11, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị...