Diễn biến âm thầm nhưng nguy hiểm
Vì sao người cao tuổi dễ bị viêm phổi?
Viêm phổi rất hay gặp ở người già, nguyên nhân do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ với thời tiết thay đổi đột ngột và tấn công của các loại vi khuẩn… Mặt khác, người già hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: các bệnh ác tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi… Bệnh thường xảy ra về mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với khí lạnh.
Triệu chứng của bệnh
Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm là âm thầm không rầm rộ. Người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều Thở nhanh, thở gấp hơn bình thường: Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Đặc biệt là ở người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần…
Điểm khác biệt viêm phổi ở người cao tuổi là khi chụp X quang phổi, thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng…
Dễ biến chứng nguy hiểm
Video đang HOT
Do các triệu chứng của bệnh rất âm thầm, vì ở giai đoạn đầu bệnh viêm phổi của người cao tuổi tiến triển âm thầm, lặng lẽ. Thường chỉ thấy khó chịu, gai rét, sốt nhẹ, ho nhẹ bởi vậy nhiều trường hợp chủ quan nên dẫn đến bệnh nặng dễ gây những biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng tại phổi: Bệnh có thể lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, tím môi, mạch nhanh. Xẹp một thuỳ phổi: do cục đờm đặc quánh gây tắc phế quản. Áp xe phổi: sốt dai dẳng, khạc nhiều đờm có mủ.
Biến chứng trong lồng ngực: Tràn mủ màng phổi: người bệnh sốt dai dẳng, chọc dò màng phổi có mủ Viêm màng ngoài tim: triệu chứng đau vùng trước tim, nghe có tiếng cọ màng tim, thường là viêm màng tim có mủ…
Phòng bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Để phòng bệnh viêm phổi, không nên để người cao tuổi bị nhiễm lạnh, nhất là nhiễm lạnh đột ngột. Cần có chế độ sinh hoạt ăn uống tốt nhằm duy trì và tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: không hút thuốc lá, không uống rượu, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý, ăn nhiều rau và hoa quả tươi… Khi có những biểu hiện như sốt nhẹ, gai rét, mệt, ho thúng thắng… cần điều trị ngay vì nếu bệnh nặng rất khó chữa và nguy hiểm đến tính mạng.
Theo SKDS
Thực phẩm vàng cho người bệnh phổi
Khi thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân, ẩm thấp, mưa lạnh, người già và trẻ em thường mắc bệnh viêm phổi do sức đề kháng kém. Triệu chứng chủ yếu là rét run rồi sốt cao 39-40oC, mạch nhanh, má đỏ, môi thâm, khó thở, toát mồ hôi.
Theo Đông y, viêm phổi là loại phong ôn thuộc phạm trù ôn bệnh, nguyên nhân do chính khí hư, tà khí nhập vào phế làm phế mất tuyên thông, sinh khí nghịch thành ho, khó thở, cánh mũi phập phồng. Nhiệt tà nhiễm phế làm bế tắc sốt cao. Nếu phế nhiệt chuyển xuống trường vị gây đau bụng, đại tiện lỏng, buồn nôn.
Món ăn
Cháo bách hợp, tang bạch bì: bách hợp 3g, tang bạch bì 3g, khoản đông hoa 3g, hạt củ cải 2g. Tất cả cho vào nồi, đổ 200ml nước, đun sôi sắc còn 100ml, chắt ra bát rồi đun lần thứ 2, lấy nước 2 lần hòa chung, cho vào nồi cùng với gạo 100g đã vo sạch và đường phèn nấu cháo. Ngày 1 bát chia ăn 2 lần vào sáng và tối. Ăn liên tục dài ngày. Công hiệu: mát phổi giảm ho, trị viêm phổi trẻ em, ho có đờm, họng đau mũi khô. Lưỡi tưa vàng mỏng.
Cháo sữa đậu: sữa đậu 500g, gạo lức 50g, đường cát vừa đủ. Đổ sữa đậu vào nấu chung với gạo đã vo sạch, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa nấu thành cháo loãng, thấy có váng cháo nổi là được, cho đường vào. Ăn lúc nóng vào buổi sáng và tối. Công hiệu: bổ hư chỉ khái, trị viêm phổi trẻ em.
Cháo xuyên bối mẫu: xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 500g. Gạo vo sạch cho vào nồi với nước 1 lít, nấu thành cháo đổ ra bát. Xay nhỏ xuyên bối mẫu thành bột, cho vào bát cháo với đường phèn, trộn đều. Ăn nóng ngày 2-3 lần. Bệnh khỏi cần ăn tiếp 2-3 ngày nữa. Công hiệu: mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị viêm phổi.
Canh vịt trắng nấu ý dĩ, hạnh nhân, đào nhân: vịt trắng 1 con (khoảng 1.500g), ý dĩ tươi 50g, hạnh nhân 30g, đào nhân 30g, muối, hành, gừng, rượu trắng mỗi thứ một ít. Vịt làm sạch, bỏ phủ tạng các vị khác giã nhỏ để riêng từng thứ nhồi vào bụng vịt, đặt vào nồi, cho rượu, gừng, hành, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa hầm tới chín nhừ cho muối gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Công hiệu: thanh nhiệt trừ ho, viêm phổi.
Canh ếch nấu bí ngô: ếch 250g, bí đỏ 500g, tỏi 60g, hành 15g. Ếch lột da, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng tỏi bóc vỏ ngoài bí đỏ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, rồi đun nhỏ lửa hầm 30 phút, cho hành, gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn. Công hiệu: thanh nhiệt giải độc hóa đờm, trị viêm phổi, phế ung, giãn phế quản đau trong ngực.
Cháo ếch nấu bí ngô
Nước uống
- Bọ mắm 100g, mã đề tươi 50g, rau ngót 50g, lá dâu 5g, hạt cải canh 10g, rau má 50g, kim ngân 20g. Đổ nước ngập thuốc sắc còn một nửa, chia uống ngày 2 lần.
- Lá sen cạn 30g, rau khúc 20g, lá tỳ bà 20g, nhân hạt mơ 10g, lá trắc bá 30g. Sắc nước uống như bài trên.
- Thiên nam tinh 12g, phòng phong 12g, tề thái 12g, cốt khí 12g, sâm bố chính 16g, cát cánh 12g, câu kỷ 16g, hoàng cầm 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 lần.
- Nhân sâm 12g, bạch cập 12g, dâm dương hoắc 12g, tử uyển 12g, ngũ vị tử 12g, mạch môn 12g, hạnh nhân 12g, ngưu bàng tử 10g. Sắc xong hòa a giao 8g, tam thất bột 4g, uống ngày 1 lần.
- Sài đất 40g, sâm đại hành 16g, hồng hoa 12g, hoài sơn 20g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, mạch môn 12g, bách hợp 12g, hạnh nhân 8g, bối mẫu 12g, chích cam thảo 8g. Sắc uống.
Lưu ý: Khi thời tiết chuyển mùa, cần tích cực phòng bệnh không để xảy ra viêm họng, viêm phổi, cảm cúm, nhất là trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh suy tim, bệnh phổi. Thường xuyên ăn các món ăn có tác dụng chống viêm nhiễm đường hô hấp như rau cải xoong, cà chua, cà rốt, diếp cá, bắp cải, húng chanh, mã đề, rau ngót, rau cần tây, rau sam, mướp đắng, sả, bông súng... Mỗi lần dùng vài ba loại rau chế biến, luộc, nấu canh, xào tôm thịt ăn hoặc giã nhuyễn vắt nước cốt pha ít đường uống.
Theo Lương y Minh Chánh (Báo Sức khỏe đời sống)
11% nam giới Việt Nam tử vong do hút thuốc lá Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới Việt Nam với, chiếm 11% tổng số ca tử vong ở nam giới. Đây là kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) thực hiên năm 2011. Tại Việt Nam, thuốc lá gây ra 40 nghìn ca tử vong mỗi năm. "Không...