Điện ảnh Việt thách thức làm sao cho… giống thật
Tối mai 23/11 sẽ khai mạc Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 21. Trước thềm LHP lần này, vẫn còn đó ngổn ngang những thủ tục duyệt phim rườm rà, gây cản trở, cùng nhiều thách thức cho nền điện ảnh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
PGS. TS Nhà phê bình lý luận điện ảnh, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Trần Luân Kim – Chủ tịch Hội đồng Giám khảo tại LHP Việt Nam lần này
Thủ tục duyệt phim có cần đổi mới?
Chiều nay ngày 21/11, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông chủ trì cuộc họp báo Khai mạc LHP Việt Nam lần thứ 21 tại Vũng Tàu. LHP Việt Nam năm nay quy tụ 104 bộ phim các loại: phim truyện điện ảnh, hoạt hình, phim tài liệu… Trong đó, phim dự thi có 16 phim truyện điện ảnh, 29 phim tài liệu, 9 phim khoa học, 20 phim hoạt hình.
Phim chiếu trong chương trình toàn cảnh có 14 phim truyện điện ảnh, 16 phim tài liệu. Các phim chiếu ngoài trời để phục vụ khán giả Vũng Tàu có “ Chú ơi đừng lấy mẹ con” của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, “ Hạnh phúc của mẹ” của đạo diễn Phạm Huỳnh Đông, “ Khi con là nhà” của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông chủ trì cuộc họp báo
Tuy nhiên, thật không vui phải nhắc lại sự cố chưa có giấy phép đã đi dự LHP Busan của phim “Ròm” của HK Film, dẫn tới kết cục không vui khi trở về quê hương, dù đoạt giải thưởng lớn nhưng phim vẫn không được vinh danh, mà còn bị phạt tiền.
Tại LHP Việt Nam lần này, phim “ Anh trai yêu quái” – một phim mới của HK Film, đã quyết định rút không tham dự liên hoan, vì lý do cuối tháng 11 này phim mới ra mắt công chúng Việt.
Trả lời câu hỏi liên quan đến việc HK Film rút về không tham dự liên hoan, bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh trả lời, khẳng định việc rút “ Anh trai yêu quái” là quyết định hoàn toàn tự nguyện của HK Film!?
Thứ trưởng Tạ Quang Đông, bà Nguyễn Thị Thu Hà (áo xanh) – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam cùng trả lời báo chí
Đương nhiên đơn vị sản xuất cần chấp hành đúng thủ tục về pháp luật trong công bố sản phẩm điện ảnh. Tuy nhiên, liệu thủ tục rườm rà như lâu nay có làm ảnh hưởng sâu sắc đến quy tụ những bộ phim hay cho LHP Việt Nam và đồng thời vinh danh đúng những bộ phim hay nhất? Liệu có cần cải tiến, đổi mới gì về quy trình duyệt phim?
Thách thức không nhỏ cho điện ảnh Việt
Trả lời phỏng vấn của VietTimes, PGS. TS. nhà phê bình lý luận điện ảnh, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Trần Luân Kim – Chủ tịch Hội đồng Giám khảo tại LHP Việt Nam lần này cho biết:
“Nếu nhìn nhận chung về phim truyện Việt Nam, không thể nói trong mấy câu được. Nhưng phải khẳng định rằng phim truyện VN trong khoảng mười mấy năm gần đây đã có bước tiến lớn. Trước hết là nội dung phong phú, thể hiện được nhiều mặt xã hội. Về thể hiện, đã thoát khỏi motip từng tồn tại rất lâu, đi vào đời sống, cố gắng phản ánh được nhiều khía cạnh của vấn đề, bằng các phương tiện cả hình ảnh lẫn âm thanh đều rất hiện đại” – Ông Trần Luân Kim nói.
Ông Trần Luân Kim nhận định: “Hoàn chỉnh thì khó tìm, nhưng từng trường đoạn thì rất tốt, không hề thua kém phim nước ngoài. Nếu chúng ta cố gắng có được những kịch bản hay thì phim Việt sẽ thay đổi rất nhiều. Điểm yếu nhất hiện nay là kịch bản, đề tài, cách xác định và thể hiện vấn đề. Cách kể chuyện, cách phản ánh nhân vật sao cho giống thực nhất đang là vấn đề lớn nhất mà Điện ảnh Việt phải đối mặt”.
Video ông Trần Luân Kim nói về thách thức của Điện ảnh Việt
Nữ diễn viên – nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh – ủy viên Ban Giám khảo phim Truyện
Trả lời về đánh giá diễn xuất của các diễn viên Việt Nam thời gian gần đây, nhà sản xuất điện ảnh, diễn viên Trương Ngọc Ánh, ủy viên Hội đồng Giám khảo Phim truyện cho rằng:
“Mọi người cứ nghĩ là phim có kinh phí Nhà nước thì đề tài sẽ là chiến tranh. Nhưng năm nay thì lại có những phim không phải đề tài đó mà là sự kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân để mang phim đến cho khán giả” – Trương Ngọc Ánh nói.
“Diễn viên gạo cội, giầu kinh nghiệm thì không nói làm gì. Nhưng xem các phim của diễn viên trẻ gần đây, phải nói rằng các bạn ấy diễn rất tinh tế, có rất nhiều điều mà ngay cả chúng tôi cũng cần học hỏi” – Trương Ngọc Ánh chia sẻ.
Đêm khai mạc LHP VN lần thứ 21 sẽ bắt đầu lúc 20h ngày 23/11. Các chương trình chiếu phim ngoài trời và chiếu phim tại các cụm rạp sẽ được thực hiện trong suốt tuần liên hoan, từ 23/11 đến hết ngày 26/11. Ngoài LPH chính thức, còn có triển lãm “Biển đảo Việt Nam qua góc nhìn điện ảnh” khai mạc vào 9h ngày 22/12 tại Nhà truyền thống Cách mạng Thành phố Vũng Tàu. Hội thảo “Bối cảnh quay phim tại Việt Nam” sẽ diễn ra sáng 24/12. Hội thảo “Nâng cao chất lượng phim Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” sáng 25/11. Đêm bế mạc LHP sẽ diễn ra tối 27/11.
Theo viettimes.vn
"Hạnh phúc của mẹ" mở màn Tuần phim chào mừng Liên hoan phim Việt Nam XXI
Ban tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI cho biết, lễ khai mạc Tuần phim chào mừng Liên hoan phim sẽ diễn ra tối 6.11.2019 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội với phim truyện điện ảnh Hạnh phúc của mẹ.
Phim "Hạnh phúc của mẹ"
Bộ phim Hạnh phúc của mẹ củađạo diễn Phạm Huỳnh Đông, Công ty TNHH Diệp Cơ Entertainment sản xuất. Phim kể về câu chuyện cảm động của người mẹ đơn thân nghèo khó, nhiều bệnh tật giúp người con trai mắc hội chứng tự kỷ mạnh dạn theo đuổi ước mơ của cuộc đời mình.
Theo Ban tổ chức Liên hoan phim, từ ngày 23- 27.11.2019, Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI sẽ được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Để chào mừng sự kiện, từ ngày 06- 12.11.2019 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và Công ty Cổ phần DCINE tổ chức Tuần phim chào mừng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI.
Phim Hạnh phúc của mẹ
Phim Cua lại vợ bầu
Phim Thạch Thảo
Tuần phim là sự kiện mở màn chuỗi sự kiện trước thềm Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI. Trong Tuần phim, khán giả sẽ có dịp thưởng thức 30 bộ phim truyện điện ảnh của Việt Nam: Anh thầy ngôi sao, 798 Mười, Cua lại vợ bầu, Chị Mười Ba, Chú ơi, đừng lấy mẹ con, Giã từ cô đơn, Giấc mơ Mỹ, Hai Phượng, Hạnh phúc của mẹ, Hợp đồng bán mình, Hồn Papa da con gái, Khi con là nhà, Lật mặt: Nhà có khách, 11 niềm hy vọng, 100 ngày bên em, Nơi ta không thuộc về, Người bất tử, Song Lang, Tìm chồng cho mẹ, Thạch Thảo, Tháng năm rực rỡ, Tháng năm để dành, Thật tuyệt vời khi ở bên em, Thưa mẹ con đi, Trạng Quỳnh, Truyền thuyết về Quán Tiên, Truyện ngắn, Vô gian đạo, Vu quy đại náo, Ước hẹn mùa thu .
Phim 100 ngày bên em
Mỗi bộ phim được trình chiếu một lần trong tuần phim. Mỗi khán giả được tặng tối đa 02 giấy mời. Giấy mời xem phim đã được Cục Điện ảnh gửi tới các địa điểm chiếu phim, khán giả sẽ nhận giấy mời tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội; DCINE Bến Thành, số 6 Mạc Đĩnh Chi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo baovanhoa.vn
Chiếu miễn phí các phim tham dự LHP Việt Nam lần thứ XXI tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXI sẽ được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 23 - 27/11/2019. Để chào mừng sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt này, từ ngày 06 - 12/11/2019 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Trung tâm Chiếu phim...