Điện ảnh Mỹ làm phim về Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên, vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc sẽ được Hollywood đưa lên màn ảnh Mỹ, dự kiến khởi quay vào tháng 5-2019.
Tính từ năm 1976 đến nay, nhân vật Võ Tắc Thiên đã hơn 40 lần được đưa lên màn ảnh Hoa ngữ, nhưng vẫn thu hút khán giả.
Cuộc đời truyền kỳ của Võ Tắc Thiên đã nhiều lần được đưa lên màn ảnh Hoa ngữ với các phiên bản của Hong Kong, Đài Loan và Trung Quốc, nay đến lượt điện ảnh Mỹ khai thác về nhân vật lịch sử này.
Năm 2014, phiên bản Võ Tắc Thiên của Phạm Băng Băng đã tạo cơn sốt trên màn ành nhỏ Hoa ngữ.
Được biết, phiên bản điện ảnh Mỹ sẽ do Metan Global Entertainment và ENTree Pictures hợp tác sản xuất, kịch bản được chuyển thể bởi nhà biên kịch Ronald Bass, ông từng đoạt giải thưởng Oscar nhà biên kịch xuất sắc với bộ phim Rain Man.
Câu chuyện phim trong phiên bản điện ảnh Mỹ khai thác quá trình Võ Tắc Thiên vượt qua những rào cản để đăng cơ, dùng góc nhìn của người phương Tây để nói về truyền thống Trung Quốc.
Bộ phim khắc họa Võ Tắc Thiên là người phụ nữ vừa thông minh vừa có tinh thần hiện đại, tích cực giành lấy sự công bằng và đột phá cho nữ giới trong chế độ phong kiến.
Trước mắt, nhà sản xuất vẫn chưa công bố đạo diễn và thành phần diễn viên chính của bộ phim, nhưng sẽ do diễn viên Hoa kiều đóng vai chính và sẽ có một số diễn viên Trung Quốc tham gia diễn xuất với tư cách khách mời.
Lưu Hiểu Khánh từng thành danh với hình tượng Võ Tắc Thiên, liệu bà có được Hollywood mời tham gia diễn xuất trong phiên bản mới.
Lời thoại của bộ phim sẽ hoàn toàn dùng tiếng Anh, dự kiến được khởi quay vào tháng 5/2019.
Vào thời điểm năm 1993, bộ phim đầu tiên của Hollywood do diễn viên Hoa kiều đóng vai chính là Hỷ phúc hội là do Ronald Bass biên kịch; bộ phim Tuyết Hoa và mật phiến (2011) của đạo diễn Hoa kiều Vương Dĩnh, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lisa See cũng do Ronald Bass làm biên kịch.
Nhà biên kịch Ronald Bass từng đoạt giải thưởng Oscar với bộ phim Rain Man sẽ chấp bút biên kịch cho phiên bản Võ Tắc Thiên của Hollywood.
Có thể nói, nhà biên kịch Ronald Bass đối với văn hóa truyền thống Trung Quốc có những nhận thức nhất định, vì thế phiên bản Võ Tắc Thiên của điện ảnh Hollywood sẽ được kỳ vọng là bộ phim chính kịch.
Theo Thegioidienanh.vn
'Địch Nhân Kiệt 3' - phim võ thuật phô trương kỹ xảo
"Địch Nhân Kiệt: Tứ đại thiên vương" có nhiều cảnh đánh đấm, pháp thuật đẹp mắt nhưng kịch bản còn lỏng.
Phim có tên tiếng Anh Detective Dee: The Four Heavenly Kings do Từ Khắc đạo diễn, là phần ba trong loạt phim về Địch Nhân Kiệt - vị đại quan có thật sống cùng thời Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên, kịch bản là câu chuyện hư cấu theo thể loại kỳ ảo và võ thuật. Địch Nhân Kiệt (Triệu Hựu Đình đóng) vừa chạy trốn cuộc truy sát của Võ Tắc Thiên (Lưu Gia Linh đóng), vừa phải đối đầu với một bộ tộc dùng tà ma ám hại triều Đường.
Trailer phim
Trong lần tái xuất, đạo diễn sinh năm 1950 tiếp tục thể hiện phong cách hình ảnh đặc trưng, pha trộn yếu tố giả tưởng, võ thuật vào chất liệu dã sử. Bộ phim có nhiều khung cảnh đẹp và tình huống cận chiến được dựng theo lối hoa mỹ, đồng thời cho thấy trình độ kỹ xảo đang ngày càng tiến bộ của điện ảnh Trung Quốc. Tạo hình uy quyền của các vị thần, chân dung kỳ quái của các kỳ nhân hay không gian rực rỡ với hai sắc đỏ - vàng chủ đạo của hoàng cung đều được chăm chút. Tạo hình các vai phản diện trong phim công phu với nhiều hình hài quái dị. Trùm kín mặt và tỏa ra vẻ hắc ám, đám người Phong Ma gợi liên tưởng tới đội quân Bóng Trắng trong series Game of Thrones.
Nhiều yếu tố Phật giáo được cài cắm trong tác phẩm. Tên phim ám chỉ bốn vị thần trấn giữ, cai quản bốn quyền năng của loài người theo tư tưởng Phật giáo Ấn Độ. Ở Trung Quốc, họ được gọi là "Tứ đại thiên vương" và xuất hiện trong nhiều thần thoại và tác phẩm văn học. Chân dung bốn vị thần bị đám người Phong Ma lợi dụng làm hình ảnh ảo giác, tấn công đội quân của Địch Nhân Kiệt. Sự xuất hiện của Viên Trắc đại sư (Nguyễn Kinh Thiên đóng) - người dùng Phật pháp chế ngự tà ma ở cuối phim - hay cách đội quân của Địch Nhân Kiệt niệm chú Phật để hóa giải tà đạo mang hiệu ứng thị giác ấn tượng.
"Tư đại thiên vương" là bốn vị thần trấn giữ bốn hướng trong Phật giáo.
Tuy nhiên, 132 phút phim của Địch Nhân Kiệt: Tứ đại thiên vương tạo cảm giác vừa thừa vừa thiếu về nội dung. Tình huốngVõ Tắc Thiên truy sát Địch Nhân Kiệt để giành thanh vũ khí Kháng Long Giản được diễn giải lê thê ở đoạn mở đầu. Sau gần một tiếng, phim mới tập trung vào mạch chính xung quanh âm mưu của tộc người Phong Ma. Do không đủ thời lượng kể chuyện, việc hóa giải mâu thuẫn ở cuối có phần vội vã. Dù Địch Nhân Kiệt được giới thiệu là thần thám, yếu tố phá án chỉ đóng vai trò thứ yếu, quá trình truy tìm manh mối được nhắc qua loa. Trong một số pha võ thuật, động tác của diễn viên chưa rõ, được khỏa lấp bằng kỹ xảo máy tính.
Dàn nhân vật trong phim hời hợt về nội tâm, kể cả vai chính Địch Nhân Kiệt. Đến cuối, vai trò của nhân vật này thu hẹp bởi mọi ân oán được hóa giải dưới bàn tay của Viên Trắc đại sư. Nhân vật Võ Tắc Thiên chưa bộc lộ rõ cá tính và thủ đoạn, có đất diễn ít ỏi. Trong khi đó, cách ăn vận của bà quá cầu kỳ tới mức khoa trương, có nhiều kiểu tóc kỳ dị dễ khiến người xem chú ý quá mức gây xao lãng câu chuyện.
Ở thời điểm câu chuyện, Võ Tắc Thiên (trái) đang là hoàng hậu và thể hiện tham vọng quyền lực.
Loạt nhân vật phản diện thay đổi tính cách ở cuối phim quá nhanh, đánh mất cảm giác bí ẩn và nguy hiểm được tạo ra khá tốt ban đầu. Gây ấn tượng nhất chỉ có nam phụ Sa Đà Trung (Lâm Canh Tân đóng) - huynh đệ tốt và cũng là trợ thủ đắc lực của Địch đại nhân. Sự hậu đậu, nhút nhát của nhân vật được khai thác triệt để, mang tới nhiều tiếng cười giải trí.
Ra mắt ở Trung Quốc từ ngày 27/7, Địch Nhân Kiệt: Tứ đại thiên vương thu 42,5 triệu USD trong cuối tuần đầu tiên. Theo Variety, đây là con số khả quan nhưng chưa thỏa kỳ vọng của nhà sản xuất với một bom tấn nhiều kỹ xảo. Cũng trong cuối tuần đó, phim hài Hello Mr. Billionaire thu đến 131 triệu USD. Trang TMPostcho rằng, khán giả Trung Quốc ngày càng kỹ tính khi thưởng thức điện ảnh. Địch Nhân Kiệt: Tứ đại thiên vương gây ấn tượng bằng kỹ xảo nhưng chưa đủ làm họ yêu thích khi kịch bản thiếu hấp dẫn.
Phim khởi chiếu ở Việt Nam với nhãn C16 (không dành cho khán giả dưới 16 tuổi).
Theo VnExpress
"Võ Tắc Thiên" Châu Hải My biến thành Thiên Hậu mặt bánh bao trong "Hương Mật Tựa Khói Sương" Ngoài dàn diễn viên chính, Hương Mật Tựa Khói Sương còn khiến người hâm mộ chú ý bởi dàn diễn viên phụ xinh đẹp. Tuy nhiên, trường hợp của Thiên Hậu Châu Hải My có lẽ là một ngoại lệ khiến nhiều người tiếc nuối. Trong Hương Mật Tựa Khói Sương, Châu Hải My thủ vai Thiên Hậu Đồ Diêu - người đàn...