Điểm yếu về chính sách đối ngoại của EU
Triển vọng về chính sách đối ngoại của châu Âu sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn – không chỉ vì sự kiện đang diễn ra ở Trung Đông mà còn vì những diễn biến ở Mỹ.
Các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị ở Brussels ngày 26-27/10. Ảnh: Euractiv
Theo bình luận mới đây của tờ Politico châu Âu (Mỹ), diễn biến ngoại giao quốc tế sôi động kể từ sau vụ tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel hôm 7/10 đang làm nổi bật câu hỏi hóc búa lớn của châu Âu: Tại sao, với tư cách là một khối kinh tế, thương mại và quản lý toàn cầu mạnh, EU lại khó có ảnh hưởng lớn về đối ngoại trên trường quốc tế?
Vấn đề này đã được thể hiện rõ nét thông qua phản ứng ban đầu của EU đối với cuộc khủng hoảng ở Dải Gaza, vốn càng làm suy yếu uy tín của khối với tư cách là một chủ thể chính sách đối ngoại – và thậm chí làm mất đi một số lợi ích mà EU đã đạt được sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào năm ngoái.
Cụ thể, phản ứng ban đầu của EU đối với cuộc khủng hoảng ở Trung Đông được đánh dấu bởi Ủy viên châu Âu phụ trách khu vực lân cận và mở rộng Olivér Várhelyi thông báo đơn phương đình chỉ tất cả viện trợ phát triển của khối cho Palestine, với tổng trị giá khoảng 690 triệu euro.
Sau đó, chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tới Israel đã gây ra phản ứng dữ dội ở một số nước EU và Nghị viện châu Âu vì quá phiến diện và thể hiện sự thân thiện Israel cũng như vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn của bà. Các nước thành viên có nhiệm vụ lãnh đạo chính sách đối ngoại của EU, với quan điểm chung của khối được đại diện bởi Đại diện cấp cao Josep Borrell.
Tuy nhiên, bất cứ khi nào cần có sức mạnh ngoại giao của châu Âu, thì chính các quốc gia thành viên lớn – đặc biệt là Đức và Pháp – mới đại diện cho châu Âu ở vị trí hàng đầu quốc tế.
Cho đến nay, lý do quan trọng nhất khiến EU gặp khó khăn trên trường quốc tế là 27 thành viên của khối này không đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp chính sách đối ngoại, hay thậm chí quân sự của họ ở cấp độ liên quốc gia. Do chính sách đối ngoại được coi là yếu tố cốt lõi của chủ quyền quốc gia nên quá trình hội nhập trong lĩnh vực này thực sự vẫn còn tương đối hạn chế.
Và trong khi Đức, được Pháp ngầm ủng hộ, đang nỗ lực tiến tới quy định bỏ phiếu theo đa số đủ điều kiện hơn trong các vấn đề đối ngoại – để đảm bảo một EU gồm nhiều thành viên tiềm năng không biến thành một mớ hỗn độn khó thống nhất với khả năng gia nhập của Ukraine và các nước ở Tây Balkan – còn có những lý do khác góp phần vào sự yếu kém trong chính sách đối ngoại của châu Âu.
Ngoài hợp tác phát triển trong đó EU là nhân tố dẫn đầu thế giới, ngân sách cho lĩnh vực đối ngoại của khối tương đối nhỏ và cơ quan ngoại giao của khối này không đại diện như một thực thể có tính hợp pháp chính trị trực tiếp cho chính phủ các nước thành viên.
Video đang HOT
Quan trọng nhất, EU cũng thiếu sức mạnh cưỡng chế do không có lực lượng quân đội chung, vốn cho phép triển khai sức mạnh đồng thời củng cố vị thế ngoại giao. Sức mạnh quân sự chung cũng cho phép đảm bảo an ninh cho các nước khác – một ảnh hưởng đáng kể trong các vấn đề quốc tế mà EU còn thiếu.
Ngoài ra, 27 quốc gia có lịch sử, địa lý khác nhau và có sự cạnh tranh lẫn nhau về lợi ích quốc gia của họ, có nghĩa là các nước thành viên thường bị chia rẽ về cách họ định nghĩa thế giới quan xung quanh.
Ví dụ, đối với Trung Đông, một số quốc gia thành viên, như Hy Lạp, có thỏa thuận về năng lượng và quốc phòng với Israel. Các thành viên thân Mỹ khác muốn thể hiện chủ nghĩa Đại Tây Dương của họ bằng cách sát cánh cùng Israel. Nhưng trong khi sự ủng hộ kiên định của Đức dành cho Israel được thúc đẩy bởi vấn đề lịch sử riêng, thì Pháp lại có chính sách Arab truyền thống và đặc biệt của riêng mình.
Hơn nữa, nhân khẩu học Do Thái và Hồi giáo khác nhau trong các quốc gia thành viên EU cũng tạo ra những hạn chế về chính trị. Tuy nhiên, tất cả điều này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp trong EU.
Tóm lại, bất chấp một số tiến bộ đáng chú ý kể từ khi thành lập EU – và đặc biệt là năm ngoái, khi cuộc xung đột ở Ukraine đã buộc EU phải tăng cường vị thế địa chiến lược hơn (thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ nhằm vào Nga, đầu tư cho việc mua sắm vũ khí, thúc đẩy việc tái mở rộng chiến lược của khối) – EU chưa bao giờ thực sự trở thành một chủ thể chính sách đối ngoại gắn kết, thống nhất và có tầm chiến lược.
Trở ngại chính có lẽ không phải là do bộ máy tổ chức của EU hay các hiệp ước xác định cơ chế hợp tác nội bộ giữa 27 thành viên. Đúng hơn, đó là sự không sẵn lòng sâu xa của các nước EU trong việc thực sự tập hợp và gắn kết sức mạnh về chính sách đối ngoại. Và khi viễn cảnh của châu Âu ngày càng trở nên khó khăn hơn – không chỉ vì những sự kiện đang diễn ra ở Trung Đông mà còn vì triển vọng về nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump ở Mỹ – các nước thành viên EU có lẽ sẽ phải xem xét lại quan điểm về việc duy trì chủ quyền quốc gia quan trọng hơn hành động thống nhất.
EU quá tải vì hai cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông
Các nhà lãnh đạo EU khẳng định họ có thể giải quyết hai cuộc khủng hoảng cùng một lúc - nhưng trên thực tế điều đó dường như đang khiến họ quá tải.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) thảo luận với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ ngày 27/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bình luận của tờ Politico (Mỹ) mới đây, cuộc xung đột Nga - Ukraine đầu năm 2022 là bước ngoặt lịch sử đối với chính sách đối ngoại và an ninh châu Âu. Nhưng mặc dù xung đột ở Trung Đông vừa bùng phát có những hậu quả sâu rộng tương tự, các nước EU vẫn chưa thể hiện được sự đoàn kết.
Khi các nhà lãnh đạo EU gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh vào tuần trước, họ khẳng định có thể xử lý cả cuộc chiến ở Ukraine và ở Trung Đông cùng một lúc - đồng thời vẫn chú ý đến căng thẳng giữa Kosovo và Serbia, cũng như giữa Armenia và Azerbaijan.
Nhưng tuyên bố trên dường như chỉ là trên lý thuyết. Càng ngày, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas càng đẩy Ukraine ra khỏi tâm điểm chính trị. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo thừa nhận: "Rõ ràng là cuộc xung đột ở Trung Đông đang phủ bóng lên những gì đang diễn ra ở Ukraine".
Bất chấp tham vọng của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhằm biến EU thành một nhân tố "địa chính trị" trên trường quốc tế, hai cuộc xung đột đang thử thách giới hạn chính sách đối ngoại của EU, đặc biệt là khi các nhà lãnh đạo châu Âu đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lập trường đối với Israel.
Ngay cả câu hỏi tưởng chừng như đơn giản về kêu gọi tạm dừng xung đột để cho phép viện trợ nhân đạo vào Gaza cũng đã gây ra tranh cãi ngoại giao phức tạp. Trong khi quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez và một số nhà lãnh đạo thành viên EU ủng hộ việc ngừng bắn vì nhân đạo, Đức và các quốc gia khác vẫn tỏ ra dè dặt trước lời kêu gọi đình chiến, vốn có thể được coi là đi ngược lại "quyền đáp trả" của Israel nhằm vào Hamas.
Nhìn lại, cuộc xung đột Nga - Ukraine đầu năm 2022 là bước ngoặt lịch sử đối với chính sách đối ngoại và an ninh của EU. Cú sốc của cuộc khủng hoảng này ở châu Âu đã dẫn đến tình đoàn kết chưa từng có với Ukraine. Nhưng mặc dù cuộc xung đột ở Trung Đông có những hậu quả sâu rộng tương tự, các nước EU vẫn chưa thể hiện sự thống nhất như trước, khi nhiều nhà lãnh đạo EU lo ngại sự chia rẽ chính trị giữa các phe ủng hộ Israel và ủng hộ Palestine, cũng như những hậu quả khác do các cuộc tấn công bạo lực và biểu tình trên đường phố lan rộng ở châu Âu.
Một quan chức EU phát biểu trong điều kiện giấu tên cho biết: "Đây là một cuộc tranh luận công khai, ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội châu Âu và gây ra tình trạng bất ổn ở một số thành phố của EU. Do đó, cuộc khủng hoảng này đang chi phối tâm trí của các nhà lãnh đạo EU".
Các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở Pháp và Bỉ đã tăng thêm cảm giác lo ngại đó. Bạo lực gia tăng càng gây tâm lý bất an trước cuộc bầu cử châu Âu vào tháng 6 năm sau. Ở Bỉ, nơi tổ chức cuộc bầu cử quốc gia cùng ngày với cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, đảng cực hữu Vlaams Belang hiện được coi là đảng lớn nhất và đang tận dụng tình trạng mất an ninh của Bỉ trước vụ tấn công khủng bố khiến hai cổ động viên bóng đá Thụy Điển thiệt mạng.
Ukraine bị lãng quên?
Ông Luigi Scazzieri thuộc Trung tâm Cải cách châu Âu, một tổ chức nghiên cứu cho rằng việc quản lý cả hai cuộc xung đột sẽ là một nỗ lực khó khăn đối với châu Âu: "EU sẽ phải phân chia nguồn lực tài chính và sự chú ý giữa Ukraine và Gaza. Do đó, vấn đề Ukraine sẽ bị lu mờ dần và EU khó có khả năng hỗ trợ kinh tế và quân sự lớn cho Kiev trong tương lai".
Dường như lo ngại về sự phân tâm trong bối cảnh bất ổn ở Trung Đông, Ukraine đang tăng cường kêu gọi không chỉ viện trợ và vũ khí mà còn kêu gọi các nước phương Tây tăng mạnh đầu tư vào thiết bị quân sự, đặc biệt là đạn dược và phòng không.
Chiến sự ở Trung Đông đang thu hút sự chú ý của quốc tế khỏi Ukraine. Ảnh: AFP
Trong khi đó, những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của Ukraine ở EU là Ba Lan và các nước vùng Baltic đang cảnh báo các đối tác Tây Âu không nên "lãng quên" cuộc xung đột đang diễn ra ở phía Đông của EU.
Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis nói với các phóng viên rằng cuộc xung đột ở Israel đang "làm mất tập trung" khi tại một cuộc họp cấp ngoại trưởng EU vào tuần trước, lần đầu tiên vấn đề Israel đã loại vấn đề Ukraine ra khỏi chương trình nghị sự hàng đầu. Ông Landsbergis kêu gọi: "Khi nói đến các ưu tiên, chắc chắn Ukraine nên là ưu tiên hàng đầu, đó là cuộc xung đột chính, nó nằm ở sát biên giới của chúng ta".
Không chỉ riêng Litva, một số quốc gia EU khác cũng cảnh báo rằng Brussels không thể chuyển hướng chú ý "khỏi cuộc xung đột đang diễn ra ở châu Âu và ngay cạnh biên giới vài thành viên của họ".
Tuy nhiên, cách xử lý của EU đối với cuộc xung đột Israel - Hamas đã phần nào làm suy yếu các thỏa thuận của EU với Ukraine. Ngoài ra, ảnh hưởng của Brussels ở thế giới Hồi giáo đang suy giảm nhanh chóng vì những gì được coi là lập trường "quá thân thiện" với Israel của Ủy ban châu Âu. Đó là những điều chứng tỏ rằng khối này đang quá tải vì các cuộc khủng hoảng.
Chuyên gia Scazzieri nêu quan điểm: "Quan điểm về tiêu chuẩn kép của EU sẽ ngày càng được khẳng định khi số lượng dân thường thiệt mạng ở Gaza tăng lên. Điều đó sẽ khiến việc đạt được sự đồng thuận cho Ukraine trên các diễn đàn quốc tế trở nên khó khăn hơn".
EU cũng làm thất bại các tham vọng chính sách đối ngoại thông qua phản ứng và bất đồng về cách xử lý cuộc chiến Israel - Hamas.
Nhà phân tích James Moran thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu nói: "Cách xử lý ban đầu của EU không hề hữu ích chút nào, đặc biệt là những tranh cãi và bất đồng quan điểm chung về lời kêu gọi tạm dừng giao tranh để cung cấp viện trợ nhân đạo. Những điều đó không giúp ích gì cho hình ảnh của EU, đó là điều chắc chắn".
Trước hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra từ ngày 26-27/10 vừa qua, ngay cả ngôn từ chính xác về việc tiếp cận viện trợ nhân đạo cho người Palestine trong kết luận của hội nghị cũng là một cuộc tranh cãi gay gắt giữa các nước EU vì tính nhạy cảm lịch sử liên quan đến cuộc xung đột. Trong khi Tây Ban Nha và các nước khác ủng hộ từ "ngừng bắn", thì các quốc gia khác, trong đó có Đức, đã bác bỏ điều đó và ủng hộ từ ngữ nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như "tạm dừng giao tranh vì nhân đạo". Vì di sản của Thế chiến thứ hai, Berlin không muốn bày tỏ hạn chế "quyền tự vệ" của Israel.
Một quan chức EU khác giải thích rằng "từ ngữ rất quan trọng" và các cuộc đàm phán như vậy giúp thúc đẩy sự thỏa hiệp giữa các quốc gia. Nhưng nhìn từ bên ngoài, cuộc tranh luận về ngôn từ có nguy cơ làm bộc lộ sự chia rẽ trên khắp lục địa. Một nhà ngoại giao EU kết luận: "Chúng tôi phải thừa nhận rằng cuộc xung đột Israel - Palestine là vấn đề gây chia rẽ nhất trên thế giới - kể cả trong EU".
EU muốn 'đồng bộ hóa' thông điệp về cuộc xung đột Israel - Hamas Các nhà lãnh đạo EU đã phải chật vật giải quyết những khác biệt của họ khi sự hỗn tạp về quan điểm đã làm hỏng phản ứng của khối đối với cuộc xung đột Israel-Hamas. Một số khác biệt vẫn còn khi các nhà lãnh đạo EU tìm kiếm sự gắn kết liên quan đến cuộc xung đột Israel - Hamas. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự

Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường

Trung Quốc nêu lập trường sau cuộc đối thoại Mỹ-Nga về xung đột Ukraine

Sư sãi Campuchia muốn tù nhân đổi màu áo để tránh gây nhầm lẫn

Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu

Cảnh sát Philippines đột kích công ty đánh bạc trực tuyến, bắt 5 chủ người Trung Quốc

Liên kết tăng thế, thêm lực

Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Đặc sắc Lễ hội Voi Sayaboury

'Ông Trump rất thất vọng về ông Zelensky, muốn Ukraine thỏa thuận khoáng sản 500 tỉ USD'
Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê
Hậu trường phim
23:49:44 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo
Sao việt
23:44:47 23/02/2025
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'
Pháp luật
23:40:11 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời
Sao châu á
23:35:14 23/02/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng
Phim việt
23:32:17 23/02/2025
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
23:12:09 23/02/2025
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie
Nhạc quốc tế
22:45:27 23/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ
Netizen
22:30:20 23/02/2025
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar
Sao âu mỹ
21:48:11 23/02/2025
Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích
Sao thể thao
21:36:18 23/02/2025