Điểm tựa tăng trưởng cho Vinamilk
Khai thác lợi thế đang có ở ngành sữa và mở rộng ra các ngành có liên quan hoặc có lợi thế là hướng đi “ông lớn” ngành sữa tại Việt Nam – Vinamilk đang thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới.
Đây cũng là 1 trong những nội dung được quan tâm tại Đại hội cổ đông Vinamilk vừa diễn ra vào ngày 26/4 vừa qua.
T ạo đà từ t iềm năng ngành sữa
Trong ngắn hạn, khi cuộc sống bình thường mới quay trở lại, các doanh nghiệp tiêu dùng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ việc thu nhập của người tiêu dùng cải thiện, sức mua không còn chịu nhiều áp lực như thời kỳ Covid-19 bùng phát.
Đại dịch cũng thay đổi hành vi tiêu dùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu sử dụng thực phẩm, đồ uống tốt cho sức khỏe. Theo báo cáo tháng 8/2021 của Vietnam Report, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm tăng miễn dịch dự kiến tăng khoảng 36% đến khi có miễn dịch cộng đồng. Theo đại diện Vinamilk, những yếu tố này là cơ hội phát triển, mở rộng quy mô cho Vinamilk – doanh nghiệp hiện có lợi thế nhờ thị phần áp đảo trong nước.
Ngành sữa Việt Nam có nhiều dư địa phát triển trong tương lai theo ý kiến một số chuyên gia.
Về trung – dài hạn, ngành sữa cũng vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, khi tiêu thụ bình quân đầu người vẫn còn khoảng cách khá xa với các nước trong khu vực (23,2 kg mỗi người hàng năm so với 31,7 kg ở Thái Lan và 43,7 kg ở Hàn Quốc).
Euromonitor cho biết 13 triệu dân số Việt Nam sẽ nằm trong độ tuổi trên 65 vào năm 2030, sức mua của họ dự báo tăng nhanh nhất trong tất cả các nhóm tuổi (tăng cao hơn cả Gen Z) với mức trung bình 5% mỗi năm trong giai đoạn 2018-2030. Kết hợp với việc quan tâm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhóm đối tượng này ngày càng cao, đây sẽ là một động lực tăng trưởng không nhỏ cho ngành sữa. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng thực phẩm dinh dưỡng nói chung, bao gồm cả các loại sản phẩm khác như sữa hạt, nước trái cây… đều ghi nhận đà tăng trưởng tích cực.
Tại Đại hội cổ đông, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cũng cho biết ở Việt Nam mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra và đây cũng là đối tượng sử dụng sữa thường xuyên nhất trong những năm đầu đời. Cơ cấu về dân số thay đổi nhưng theo xu hướng tăng trưởng, cùng với đó là GDP tăng sẽ là các nền tảng cho sự tăng trưởng.
Đảm bảo năng lực cung ứng, sản xuất mọi thị trường
Video đang HOT
Vinamilk hiện đang có 1 hệ thống 13 trang trại trải dài trên cả nước kết nối với 13 nhà máy tạo thành chuỗi sản xuất chặt chẽ trên cả nước. Chiến lược này đồng thời giúp Vinamilk linh động điều phối, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng trong giai đoạn giãn cách xã hội năm 2021.
Báo cáo của TGĐ Vinamilk tại đại hội cổ đông cũng cho biết năm 2021, kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị về cơ bản đã được hoàn thành tại tất cả các nhà máy, để gia tăng năng lực sản xuất của các dòng sản phẩm chủ lực, đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu trong các năm tới.
Hệ thống gồm 13 trang trại quy mô và được ứng dụng công nghệ cao của Vinamilk trải dài khắp cả nước
Toàn bộ nhà máy và trang trại tại Vinamilk định hướng theo các tiêu chuẩn khắt khe toàn cầu, gồm: tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, tiêu chuẩn hữu cơ Organic Châu Âu (đối với trang trại), FDA Organic Trung Quốc, ISO 9001 (đối với nhà máy)…
Tuy đã sở hữu năng lực sản xuất lớn, doanh nghiệp vẫn đầu tư thêm các dự án mới như siêu dự án Tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào với tổng quy mô hai giai đoạn lên đến 100.000 con. Vinamilk đang nghiên cứu dự án tổ hợp gồm nhà máy và kho hàng lớn tại phía Bắc hay các dự án trang trại, nhà máy cùng công ty thành viên Mộc Châu Milk. Từ các hướng đi này, Vinamilk thể hiện nỗ lực mở rộng quy mô ngành sữa nội địa, đồng thời đẩy mạnh khai thác thị trường xuất khẩu.
Hướng đi cho các hoạt động kinh doanh mới
Trong năm 2021, Vinamilk đã công bố hai liên doanh mới. Trong nước, đơn vị hợp tác với KIDO, tấn công thị trường thức uống tươi. Tại Philippines, hãng bắt tay đối tác Del-Monte để mở rộng khai thác thị trường sữa và sản phẩm từ sữa.
Sữa đậu xanh Oh Fresh – sản phẩm của liên doanh giữa Vinamilk và Kido.
Với các kết quả kinh doanh tích cực trong năm qua và Q1/2022 từ các công ty ở nước ngoài của Vinamilk như AngkorMilk (Campuchia) hay Driftwood (Mỹ), liên doanh tại Philippines cũng đang được kỳ vọng đạt kết quả tốt. Theo đánh giá của doanh nghiệp này, Philippines là một thị trường đông dân với quy mô ngành sữa tương đương Việt Nam, trong đó nhóm khách hàng mục tiêu là trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 33%. Đại diện liên doanh cho biết, sau khi tung ra thị trường tháng 11/2021, sản phẩm hiện phân phối ở gần 50.000 điểm bán lẻ ở ba đảo chính của Philippines.
Lễ ký biên bản ghi nhớ cho dự án bò thịt trị giá 500 triệu USD tại Nhật Bản vào tháng 11/2021.
Một số dự án được HĐQT Vinamilk chia sẻ tại ĐHCĐ vừa qua và sẽ được công ty đẩy mạnh như Dự án Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu do Vinamilk cùng Mộc Châu Milk, theo mô hình trang trại bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, dự án Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao tại Mộc Châu – Sơn La; Dự án tổ hợp nhà máy sữa phía Bắc để đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong dài hạn. Trang trại số 1 thuộc Tổ hợp Trang trại bò sữa Lao-Jagro quy mô 8.000 con sẽ đi vào hoạt động trong năm nay nhằm tăng cường nguồn nguyên liệu sữa tươi cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Vinamilk đã bắt đầu mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Cụ thể như dự án kinh doanh bò thịt hợp tác với đối tác Sojitz – một trong những tập đoàn đa ngành lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh của Nhật Bản. Trong đó, giai đoạn một của dự án dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023 có quy mô công suất là khoảng 30.000 bò thịt hàng năm, doanh thu năm đầu tiên dự kiến 2.000 tỷ đồng.
Theo đánh giá mảng thịt bò sẽ giúp Vinamilk tận dụng tốt những lợi thế sẵn có và mang về cho doanh nghiệp những nguồn thu mới. Đây vẫn được xem là mảng tiềm năng khi có tốc độ tăng trưởng ổn định nhưng còn khá phân mảnh và chưa có người dẫn đầu thị trường. Sản xuất thịt bò được xem là mảng tiềm năng nhất để thúc đẩy Vinamilk tăng trưởng với tốc độ hai con số từ 2023-2024 trở đi.
Doanh nghiệp sữa trước thách thức nguyên liệu đầu vào
Kết thúc quý I, các doanh nghiệp sữa niêm yết đều báo cáo kết quả kinh doanh khả quan. Song giới phân tích nhận định, các doanh nghiệp này còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm nay khi giá nguyên liệu đầu vào vẫn trong đà tăng.
Dây chuyền sản xuất sữa tại Nhà máy sữa Lam Sơn (Thanh Hoá) thuộc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Ảnh tư liệu: TTXVN
Thực tế, đa phần doanh nghiệp sữa đều đặt kế hoạch lợi nhuận "đi lùi" trong năm 2022. Đơn cử, Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 64.070 tỷ đồng, tăng 5% và lợi nhuận trước thuế 12.000 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2021.
Năm 2022, Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) cũng đặt mục tiêu khiêm tốn với doanh thu tăng 14%, lên 5.500 tỷ đồng, song chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại giảm 45%, về 452 tỷ đồng.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định, doanh nghiệp sữa Việt Nam sẽ ghi nhận tỷ suất lợi nhuận thấp hơn vào năm 2022 do chi phí tăng.
Theo đó, với tỷ suất lợi nhuận gộp, lạm phát chi phí đẩy khiến xu hướng tăng giá của sữa nguyên liệu sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023. Điều này gây sức ép lên tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty sữa Việt Nam về cuối năm khi sữa nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguyên liệu sản xuất của các nhà sản xuất sữa với trên 60% và thời gian dự trữ dưới 1 năm.
Dữ liệu của VDSC ghi nhận tại thời điểm 15/3/2022, giá sữa bột nguyên kem giao dịch ở mức 4.596 USD/tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 2,1% so với tháng trước, tương đương gần mức đỉnh 10 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga - Ukraine cũng đang làm tăng giá năng lượng cũng như nhu cầu dự trữ lương thực của châu Âu, khiến giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng. Ngoài ra, các trang trại chăn nuôi bò toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu và Australia đang nuôi nhiều bò lấy thịt thay vì lấy sữa cũng dẫn đến số lượng đàn bò sữa ngày càng giảm.
Đặc biệt, thông báo của Chính phủ Trung Quốc về lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ các sản phẩm sữa chống lại tác hại của đại dịch COVID-19 đã hỗ trợ tăng trưởng tiêu thụ sữa không ngừng ở Trung Quốc. Tất cả những yếu tố này có thể tạo ra làn sóng tăng giá sữa nguyên liệu trên toàn cầu.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI phân tích thêm, như Vinamilk đã chốt hợp đồng sữa nguyên vật liệu đến quý II/2022. Tại thời điểm hiện tại, giá sữa bột nguyên kem và tách kem vẫn ở mức cao, tạo áp lực lên biên lợi nhuận của Vinamilk trong các quý tới. Cùng đó, giá thức ăn chăn nuôi, giá đường và giá dầu cũng tăng sẽ làm tăng thêm áp lực cho biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Về giá đường, đây cũng là một yếu tố quan trọng khiến chi phí đầu vào tăng vọt, kéo tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất sữa giảm thời gian qua. Năm 2022, nguồn cung đường toàn cầu dự kiến sẽ giảm do điều kiện mùa khô nóng. Cùng với các chính sách thuế hạn chế đường nhập khẩu, giá đường Việt Nam ngày càng đắt đỏ. VDSC dự kiến, tỷ suất lợi nhuận của các công ty sữa Việt Nam sẽ phải đối mặt với tác động kép do giá đường thô và sữa nguyên liệu tăng.
VDSC cũng cho rằng, đối với tỷ suất lợi nhuận ròng, rủi ro của cả sản lượng dầu giảm và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến chi phí logistics vẫn duy trì ở mức cao. Đối với các công ty sữa phân phối sản phẩm thông qua cả kênh trong nước và nước ngoài như Vinamilk hoặc IDP, sẽ phải chịu áp lực nặng hơn từ việc tăng chi phí logistics. Nguyên nhân là do các công ty này phải chi trả các khoản phí khác liên quan đến việc vận chuyển ra nước ngoài như chi phí container hoặc biến động tỷ giá hối đoái.
Lý giải về việc các doanh nghiệp sữa đều lãi trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2022, giới phân tích cho rằng, kết quả này tích cực này nhờ trước đó các doanh nghiệp đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận năm 2022 thấp hơn kế hoạch của năm 2021, thậm chí thấp hơn mức thực hiện trong năm 2020.
Dù vậy, báo cáo thị trường của Kantar Worldpanel chỉ ra rằng, sản phẩm sữa là một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng bền vững trong thời kỳ bùng phát đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo Kantar Worldpanel, vẫn còn nhiều dư địa cho ngành sữa Việt Nam phát triển trong tương lai.
Hiện các công ty sữa Việt Nam đang tập trung vào việc nâng cao năng lực cốt lõi như đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất, hệ thống phân phối và đàn bò, từ đó giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh, khi áp lực tăng chi phí đầu vào giảm.
Năm 2022, Vinamilk sẽ được thúc đẩy triển khai 4 dự án chiến lược nhằm tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho giai đoạn 5 năm 2022-2026 gồm: dự án chăn nuôi và chế biến thịt bò, với quy mô hợp tác các giai đoạn dự kiến lên đến 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng.
Dự án Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu, Vinamilk cùng Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) triển khai tổ hợp dự án gồm: trang trại bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, nhà máy chế biến sữa công nghệ cao tại Mộc Châu - Sơn La, dự kiến khởi công trong năm nay.
Về phía IDP, đại diện doanh nghiệp này chia sẻ, người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về môi trường, sức khỏe và chế độ ăn uống đòi hỏi ngành sữa phải đa dạng hóa sản phẩm, ví dụ như chuyển sang đồ uống có nguồn gốc thực vật, mở rộng quy mô trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sữa cần đổi mới chiến lược marketing về sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Trên thị trường, trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cổ phiếu doanh nghiệp liên tục ghi nhận sắc đỏ. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4, cổ phiếu VNM của Vinamilk có giá 74.200 đồng/đơn vị, cổ phiếu MCM của Mộc Châu Milk có giá 52.000 đồng/đơn vị, tương đương với mức giảm lần lượt hơn 14% và 7% so với mức giao dịch đầu năm (4/1). Cùng thời điểm, riêng thị giá của IDP tăng 7%, lên 156.500 đồng/đơn vị.
Giám đốc điều hành marketing lý giải lý do Vinamilk có thể đáp ứng mọi nhu cầu thị trường Theo ông Nguyễn Quang Trí - Giám đốc Điều hành Marketing Vinamilk, doanh nghiệp dẫn đầu vị thế thị trường nhờ chiến lược linh hoạt trong đầu tư và phát triển sản phẩm. Vinamilk sở hữu năng lực sản xuất - cung ứng lớn, đội ngũ R&D chuyên nghiệp và đặc biệt là sự thấu hiểu người tiêu dùng và thị trường Việt...