Điểm tựa nào cho thị trường phục hồi?
Thị trường chứng khoán Việt đang đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như cuộc chiến tranh thương mại leo thang, chỉ số Vn- Index chưa thể vượt qua mốc 1.000 điểm. Bên cạnh đó, nhiều dự báo rủi ro cho danh mục liên tiếp được các công ty chứng khoán (CTCK) đưa ra khiến kỳ vọng về một nhịp hồi phục trong ngắn hạn trở nên mong manh.
Nhà đầu tư vẫn đang trong tâm lý lo âu khi Vn- Index chưa thể vượt qua được mốc 1.000 điểm. Nguồn: Internet
Thị trường chứng khoán Việt vừa trải qua một tuần giao dịch (20-24/5) “đầu xuôi đuôi không lọt” khi các chỉ số tăng mạnh mẽ ngay phiên đầu tuần nhưng ngay lập tức giảm dần, đặc biệt là giảm mạnh trong phiên cuối tuần trước đà bán ròng của khối ngoại.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới (27-31/5), các cổ phiếu vốn hóa lớn bứt phá ngoạn mục khiến Vn- Index tăng hơn 5 điểm lên 975,14 điểm nhưng thanh khoản thị trường thấp với giá trị khớp lệnh ba sàn đạt khoảng 2.600 tỷ đồng.
Nhiều yếu tố bất lợi
Theo CTCK Bản Việt (VCSC), xét về tín hiệu kỹ thuật trung hạn của các chỉ số đã bị hạ xuống mức trung tính với Vn-Index và tiêu cực với VN30 và HNX-Index, do đó, thị trường có vẻ như đang quay trở về với xu hướng giảm điểm.
VCSC cho rằng ngưỡng hỗ trợ tại 970 điểm có thể sẽ thúc đẩy những nỗ lực tăng điểm nhất định tại nhóm cổ phiếu dẫn dắt để Vn-Index kiểm định lại kháng cự tại 976 – 980 điểm.
Tuy nhiên, thị trường có khả năng cao sẽ quay đầu giảm điểm sau đó, có thể xảy ra vào cuối phiên giao dịch đầu tuần (nếu nhịp hồi phục xảy ra sớm) hoặc phiên sau đó (nếu nhịp hồi phục xảy ra vào cuối phiên).
Thực tế, phiên giao dịch ngày 27/5, nhịp phục hồi ngày càng đẩy mạnh về cuối phiên, trong khi Vn-Index duy trì được sắc xanh thì HNX-Index kết thúc phiên với sắc đỏ. Thanh khoản thấp thể hiện lo ngại kịch bản của tuần trước đó có thể quay lại của các nhà đầu tư
Video đang HOT
Hiện, tâm điểm chú ý của thị trường vẫn xoay quanh các diễn biến về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có xu hướng leo thang trước biện pháp trừng phạt nhằm vào Huawei của Mỹ.
Tính đến hiện tại, chưa có thêm bất kỳ thông tin nào về vòng đám phán tiếp theo và thị trường đang dần tin vào khả năng một kịch bản xấu sẽ được lựa chọn.
Những diễn biến khó lường này đã tạo ra tâm lý đầu cơ cho các nhà đầu tư bởi sự không chắc chắn về nhịp phục hồi của các chỉ số đặc biệt là Vn-Index. Điều này đã được chứng minh bằng động thái chốt lời ngắn hạn tại nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, dầu khí trong tuần qua.
Trong nhịp tăng trước đó, các nhóm cổ phiếu này đã tăng trung bình 5-10% trong T và nhà đầu tư luôn sẵn sàng bán khi cổ phiếu về tài khoản. Trong khi đó, nhóm vốn hóa lớn đóng vai trò chi phối thị trường là VNM (Vinamilk), BVH (Bảo Việt), MSN (Masan) và ba cổ phiếu họ “Vin” tiếp tục duy trì tình trạng phân hóa.
Do đó, ngay cả khi khối ngoại đã trở lại mua ròng hơn 70 tỷ đồng trong phiên đầu tuần (27/5) nhưng lực mua vẫn tiếp tục tập trung vào các bluechip như VJC, VNM, PLX, VCB… cũng không khiến tâm lý nhà đầu tư thay đổi.
Cơ hội bỏ ngỏ
Trên thực tế, vẫn còn quá nhiều yếu tố bất lợi bủa vây thị trường chứng khoán Việt trong ngắn hạn nhưng vẫn có một số tín hiệu tích cực để có thể kỳ vọng.
Theo nhận định của CTCK SHS, cả Vn-Index và HNX-Index đều đang tạo ra một nền tảng tích lũy chặt chẽ trong cả ngắn và trung hạn, bất chấp những bất ổn của thị trường chứng khoán toàn cầu.
Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, chỉ số Vn- Index đóng cửa mức thấp nhất tuần, xóa đi những nỗ lực tăng điểm trước đó, tuy nhiên điểm tích cực là chỉ số Vn-Index đã hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước.
Trên thực tế, Vn-Index đã bắt đầu tạo nền tích lũy rộng trung hạn trong vùng 900-1.050 đến thời điểm này đã được hơn 12 tháng và đủ để tạo ra một nền tảng chắc chắn và tin cậy, trong quá trình tạo nền này, rất nhiều cổ phiểu đặc biệt là nhóm cơ bản đã tạo ra được nền tích lũy đủ tốt để có thể bùng nổ.
Đặc biệt, cuối tuần này, hai quỹ ETF ngoại là Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (FTSE) sẽ chốt dữ liệu sử dụng đợt tái cơ cấu danh mục quý II/2019 và theo dự báo có thể sẽ mua thêm và bán bớt nhiều mã cổ phiếu có tác động đến chỉ số như: VNM, MSN, BVH, VHM, VRE…
Trước đây, việc mua bán các cổ phiếu trong danh mục của hai quỹ này thường có tác động tiêu cực đến diễn biến giá trên thị trường chứng khoán Việt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc dự báo kết quả về các thay đổi khá chính xác nên giới đầu tư đều đã có sự chuẩn bị, khiến tác động của đợt tái cơ cấu danh mục không còn lớn, chỉ diễn ra trong 1-2 phiên.
Về chiến lược đầu tư, CTCK SHS cho rằng cơ hội đầu tư trung dài hạn đang trở nên rõ rệt và tin cậy hơn, nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ và mua thêm các cổ phiếu cơ bản có nền tảng tốt với mục tiêu nắm giữ trung – dài hạn. Thị trường đang có cơ hội tốt để tạo ra một đợt bùng nổ trung hạn mới.
Dù vậy, bên cạnh sự lạc quan vẫn có những khuyến nghị về việc cân nhắc giảm tỷ trọng và cơ cấu lại danh mục là chiến lược nên áp dụng trong giai đoạn này.
Linh Đan
Theo thoibaongnganhang.vn
Công ty vàng đầu tiên lên sàn chứng khoán: Vừa niêm yết đã báo lỗ
Công ty cổ phần Vàng Lào Cai (mã GLC) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2019.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Dù chỉ vừa mới vừa lên sàn, nhưng quý I/2019, Công ty cổ phần Vàng Lào Cai đã báo lỗ.
Cụ thể, doanh thu thuần của Công ty đạt 11,2 tỷ đồng, giảm đến 90% so với cùng kỳ năm trước. Sau thuế, Vàng lào Cai lỗ đến hơn 2 tỷ đồng, trong khi quý I/2018 lợi nhuận của công ty đạt hơn 17 tỷ.
Thời điểm 31/3/2019, tổng tài sản của Công ty đạt 72,8 tỷ đồng, giảm 25% so với đầu kỳ. Trong đó, tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 2%, chủ yếu là hàng tồn kho 1 tỷ đồng. Tài sản dài hạn đạt 71,3 tỷ đồng, bao gồm: Tài sản cố định 65,8 tỷ đồng; Các khoản phải thu dài hạn 5,1 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối kế toán, Công ty hiện có 7,7 tỷ đồng nợ phải trả, chiếm đến 10,4% tổng nguồn vốn.
Công ty CP Vàng Lào Cai được thành lập vào cuối năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 45 tỷ đồng do 5 cổ đông sáng lập. Hiện tại, vốn điều lệ của doanh nghiệp đào vàng này đã tăng lên thành 105 tỷ đồng.
Mới đây, Vàng Lào Cai đã bổ nhiệm bà Đoàn Thị Yến Châu giữ chức Chủ tịch HĐQT của Công ty kể từ ngày 26/2/2019.
Trước đó vào cuối tháng 1/2019, Tổng Công ty Khoáng sản TKV (VIMICO) chính thức không là cổ đông lớn của vàng lào cai khi đã bán thành công hơn 4,8 triệu cổ phiếu GLC. Giảm tỷ lệ sở hữu tại GLC từ 46,14% xuống 0%. Cùng thời điểm, Công ty cổ phần Khoáng sản 3 - VIMICO cũng đã thoái toàn bộ hơn 21% vốn tại Vàng Lào Cai .
Được biết vào ngày 9/1/2019, hơn 10,5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Vàng Lào Cai đã được sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM.
Đây là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vàng đầu tiên của Việt Nam được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt.
Kết thúc phiên ngày 19/4/2019, thị giá cổ phiếu GLC đạt 11.700 đồng/ cổ phiếu, đi ngang mức giá tham chiếu cùng ngày.
Khánh An
Theo nhadautu.vn
Khơi dòng vốn ngoại: Cơ hội đang rất rõ Quy mô tăng mạnh, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, cơ hội được nâng hạng và đặc biệt là hiệu ứng từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên... là những yếu tố giúp TTCK Việt Nam tăng sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài, tạo kỳ vọng đón hàng tỷ USD vốn ngoại. Thế nhưng để biến cơ hội...