Điểm tựa của ngư dân
Được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng biển phía nam thiêng liêng của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 171, Bội Tư lệnh vùng 2 Hải quân luôn thấm nhuần lời Bác Hồ trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Đơn vị vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc vùng biển Tổ quốc và làm tốt việc giúp ngư dân vươn khơi bám biển, đánh bắt hải sản.
Các sĩ quan tàu HQ15, Lữ đoàn 171 nghiên cứu tài liệu về công nghệ khoa học hải quân.
Làm chủ công nghệ hiện đại Thời gian này, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 171 Hải quân bước vào mùa huấn luyện. Tại tàu HQ11, các chiến sĩ đang mải mê thiết kế mô hình xác định mục tiêu dưới mặt nước. Anh Vũ Thành Cảnh, sĩ quan quân sự giới thiệu: Đây là một giáo cụ quan trọng giúp việc huấn luyện các chiến sĩ mới làm quen với các loại vũ khí, khí tài dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.
Còn tại tàu HQ15, các Trung úy Lường Ngọc Thành và Ngô Quốc An lại say sưa với máy vi tính, nghiên cứu tài liệu về trang bị quân sự hải quân mới được áp dụng, triển khai ở một số quốc gia.
Theo Trung tá, Lữ đoàn phó Trần Trí Tâm, Lữ đoàn 171 Hải quân có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng biển phía nam thiêng liêng của Tổ quốc. Trách nhiệm nặng nề ấy đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
Do vậy, công tác huấn luyện chiến đấu luôn được coi trọng với phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”. Yêu cầu trước hết là nắm vững, sử dụng thành thạo trang bị, phương tiện hiện có; phương án huấn luyện chiến đấu đồng bộ, chuyên sâu, sát với nhiệm vụ, tình huống. Bên cạnh đó, đơn vị luôn động viên cán bộ, chiến sĩ vươn lên tự rèn luyện, làm chủ công nghệ vũ khí, khí tài mới. Hiện trên thế giới, công nghệ khoa học được áp dụng trong lĩnh vực quân sự với tốc độ nhanh, nếu không nắm vững trang thiết bị, vũ khí hiện đại sẽ khó khăn trong xây dựng phương án tác chiến.
Tinh thần đó được quán triệt nghiêm túc và hầu hết cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 171 Hải quân thấu hiểu sâu sắc. Qua kiểm tra, 100% số cán bộ, chiến sĩ đăng ký làm theo lời Bác Hồ với quyết tâm cao trong rèn luyện, vươn lên làm chủ công nghệ vũ khí hiện đại. Nhờ đó, khả năng, trình độ làm chủ, quản lý, khai thác sử dụng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật, nhất là các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại của cán bộ, chiến sĩ ngày càng được nâng cao. Vì thế thời gian qua, tình hình trên biển liên tiếp xảy ra diễn biến phức tạp, nhất là khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta, nhưng các đơn vị thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân luôn chủ động ứng phó và xử lý có hiệu quả các tình huống, không bị động, bất ngờ.
Để việc làm theo lời Bác được cụ thể hóa trong công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu đạt hiệu quả, theo Đại úy Phạm Ngọc Hưng, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ bộ phận tàu HQ15, vai trò của cấp ủy đảng, đảng viên rất quan trọng. Tại tàu HQ15, trong các buổi sinh hoạt, cả ba chi bộ trực thuộc đều thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các đảng viên có sổ đăng ký học tập làm theo.
Hằng tháng, các chi bộ tổ chức đánh giá, khen thưởng, biểu dương những cá nhân làm tốt, nhắc nhở, phê bình cán bộ, đảng viên thực hiện chưa nghiêm. Vì thế, trong điều kiện thường xuyên công tác dài ngày trên biển, nhưng cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 171 Hải quân luôn giữ bản lĩnh chính trị vững vàng, công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu đạt 100% khá, giỏi.
Giúp ngư dân vươn khơi, bám biển Một trong những nội dung đăng ký làm theo lời Bác của hầu hết cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 171 Hải quân thời gian qua là sẵn sàng giúp đỡ ngư dân trên biển. Bác Trần Văn Hạnh, thuyền viên tàu BTr 97809TS kể lại câu chuyện vào đợt áp thấp nhiệt đới cuối năm 2014. Thuyền của bác bị sóng to đánh lật. Giữa biển mênh mông, các thuyền viên dần kiệt sức. May sao, đúng lúc đó, tàu hải quân của Lữ đoàn 171 trên đường tuần tra phát hiện đã nhanh chóng cứu sống toàn bộ thuyền viên. Không những thế, các anh còn tận tình chăm sóc những người bị thương, yếu sức. Còn anh Nguyễn Bá Hoàn, thuyền viên tàu ĐNa 90189TS nhớ mãi việc, do mải bám theo luồng cá lớn mà tàu hết nhiên liệu lúc nào không hay, buộc phải phát tín hiệu cấp cứu. Chỉ một thời gian ngắn, tàu của Lữ đoàn đã đến hỗ trợ nhiên liệu và động viên bà con tiếp tục bám biển đánh cá.
Theo Thượng tá Nguyễn Trọng Ái, Phó Chính ủy Lữ đoàn 171 Hải quân, trên vùng biển phía nam của Tổ quốc luôn có hàng nghìn ghe, tàu cùng hàng chục nghìn bà con ngư dân đánh bắt hải sản. Đây là vùng biển sâu, thời tiết phức tạp, thường xuyên có sóng to, gió lớn và mưa bão, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Do đó, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 171 Hải quân xác định việc trợ giúp bà con ngư dân trên biển là nhiệm vụ quan trọng. Bác Lý Hải Nam, thuyền trưởng tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi tâm sự, có các chiến sĩ hải quân trên biển, tàu của bác đã yên tâm vươn ra khơi xa thay vì chỉ đánh cá ven bờ như trước đây. Năm 2014, Lữ đoàn 171 Hải quân đã cứu giúp kịp thời hơn một trăm ngư dân làm việc trên các tàu cá bị hết lương thực, nước uống, dầu mỡ hoặc bị bệnh tật, tai nạn, phương tiện bị trục trặc, hư hỏng trên hải trình…
Với nhân dân và chính quyền các địa phương khu vực vùng biển phía nam, Lữ đoàn 171 Hải quân không chỉ là tấm lá chắn thép bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển của Tổ quốc mà còn là điểm tựa tin cậy, giúp ngư dân yên tâm ra khơi đánh bắt hải sản.
Bài, ảnh: VĂN TOÁN
Video đang HOT
Theo_Báo Nhân Dân
Những mất mát đau thương trong gia đình Giáo sư Đặng Văn Ngữ
Là một trí thức lớn, một tài năng lớn nhưng trong cuộc đời GS. Đặng Văn Ngữ và những người thân của ông đã phải gánh chịu nhiều mất mát, đau thương...
Sự ra đi đột ngột của vợ GS. Đặng Văn Ngữ
Viết về hôn nhân của GS. Đặng Văn Ngữ và bà Tôn nữ thị Cung, bà Ngọc Trai (em gái của bà Tôn nữ thị Cung) có viết, "Chị Cung tôi là một người con gái ngoan hiền và xinh đẹp nhất của Thầy ( cha ) tôi. Nếu nói vẻ đẹp sắc sảo thì trước hết phải kề đến chị Kỉnh là chị trên chị Cung, hồi ấy cũng chưa lấy chồng. Nhưng có lẽ, anh Ngữ yêu thích vẻ đẹp dịu hiền và đằm thắm của chị Cung nên đã xin gia đình hỏi chị Cung và được Thầy tôi chấp nhận...".
Giáo sư Đặng Văn Ngữ và vợ- bà Tôn nữ thị Cung
Lấy nhau, sau khi bà Tôn nữ thị Cung sinh được 3 người con là Đặng Nhật Minh, Đặng Nguyệt Ánh, Đặng Nguyệt Quý, GS. Đặng Văn Ngữ lên đường sang Nhật du học. Thời điểm này, bà Tôn nữ thị Cung về Huế sống cùng gia đình nhà chồng ở An Cựu. Mãi đến năm 1949-1950 khi GS. Đặng Văn Ngữ về nước tham gia kháng chiến, bà Tôn nữ thị Cung bồng bế 3 con đi bộ từ Huế ra Việt Bắc để gia đình đoàn tụ.
Sau hàng tháng trời đi bộ, gia đình GS. Đặng Văn Ngữ đã được đoàn tụ ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ở đây, bà Tôn nữ thị Cung nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống kháng chiến, trở thành đồng nghiệp của chồng tại phòng thí nghiệm điều chế penicillin. Hạnh phúc bên chồng, bà Tôn nữ thị Cung như được tiếp thêm sức mạnh, bà được đồng nghiệp yêu mến, được tín nhiệm bầu là chiến sĩ thi đua, được gặp Bác Hồ trong chỉnh huấn năm 1953 trên Việt Bắc.
Vợ chồng GS. Tôn nữ thị Cung và 2 con gái Đặng Nguyệt Ánh, Đặng Nguyệt Quý
Năm 1954, trong lúc GS. Đặng Văn Ngữ đi học tập chỉnh huấn đợt hai xa, bà Tôn nữ thị Cung cùng cơ quan được lệnh gấp rút dọn dẹp phòng thí nghiệm để kịp di chuyển theo đúng thời gian quy định. Vì quá mệt nhọc, căng thẳng, bà Tôn nữ thị Cung đã đột ngột ngất xỉu, hôn mê trong nhiều ngày. Ngay khi nhận được hung tin, GS. Đặng Văn Ngữ vội vàng trở về, nhưng dù đã cùng với đồng nghiệp là bác sĩ Hồ Đắc Di đã nỗ lực tìm mọi cách cứu chữa, Giáo sư đã không thể cứu được vợ mình.
Rất nhiều năm đã trôi qua, nhưng nhắc đến sự ra đi đột ngột của người mẹ- đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh vẫn còn xúc động. Đạo diễn nói, "Mẹ tôi mất quá sớm, lúc chỉ mới 37 tuổi .. Đó là sự mất mát đầu tiên trong gia đình tôi".
GS. Đặng Văn Ngữ và các con
Sau khi vợ mất, GS. Đặng Văn Ngữ ở vậy nuôi 3 con trưởng thành. Dù nhiều lần chính gia đình bên vợ giục Giáo sư đi thêm bước nữa để có người chăm sóc, đỡ đần, nhưng Giáo sư luôn từ chối, với lý do "Làm sao tìm được một người thứ hai như Cung?". Bao nhiêu tình yêu thương, Giáo sư dành hết cho các con mình.
Sự hy sinh lặng lẽ của GS. Đặng Văn Ngữ
Năm 1967, chuyến đi công tác dài ngày nghiên cứu vắc xin chống bệnh sốt rét ở Trường Sơn đã trở thành chuyến đi cuối cùng của GS. Đặng Văn Ngữ. Giáo sư và những đồng nghiệp của mình đã hy sinh trong một trận bom B52 rải thảm ở khu căn cứ thuộc địa phận phía Tây Thừa Thiên- Huế.
Viết về sự ra đi của GS. Đặng Văn Ngữ, đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh đã viết, "Cha tôi nằm lại trên Trường Sơn lặng lẽ suốt 20 năm cho đến khi tình cờ một người tiều phu phát hiện được mộ ông như mộ một người lính vô danh bởi vì trong gói vải dù bọc một ít di hài của ông chỉ có một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: Đặng Văn Ngữ -1/4/1967. Người ta nghĩ rằng đó là hài cốt của một chiến sĩ nào đó chưa rõ tông tích nên đã quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Mãi năm năm sau anh em chúng tôi mới tìm được để đưa cha mình về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình".
Gia đình GS. Đặng Văn Ngữ
Theo đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh, "Cha tôi đã chia sẻ đến tận cùng số phận của đất nước, của nhân dân mình cho đến khi ông ngã xuống trên rừng Trường Sơn dưới trận mưa bom B52 như bất cứ một người lính nào đã ngã xuống trên suốt dải đất này vì sự nghiệp cao cả và thiêng liêng của Tổ quốc".
Con gái của GS. Đặng Văn Ngữ qua đời vì quá đau buồn trước sự ra đi của cha
GS. Đặng Văn Ngữ hy sinh năm 1967 ở Trường Sơn, 2 năm sau, con gái út của ông là Đặng Nguyệt Quý đã qua đời (năm 1969) tại Leningrad vì quá đau buồn khi nghe hung tin về cha mình.
Kể về sự ra đi của em gái mình, đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh cho biết, em gái ông đã qua đời khi đang theo học về môn Vật lý khí quyển tại trường ĐH Tổng hợp Leningrad. Nghe tin GS. Đặng Văn Ngữ hy sinh, con gái Đặng Nguyệt Quý đã trải qua cú sốc quá lớn về tinh thần, cộng thêm sự đơn lẻ một mình ở xa gia đình không có người thân bên cạnh an ủi, nên đã đổ bệnh và qua đời vào năm 1969 khi mới ngoài 20 tuổi.
Đọc trong cuốn sách "Đặng Văn Ngữ- Một trí thức lớn, một nhân cách lớn" của NXB Y học có đăng tải những bức thư Đặng Nguyệt Quý gửi cho chị gái Đặng Nguyệt Ánh sau khi nghe tin cha hy sinh có thể thấy những đau buồn, khủng hoảng trong tinh thần, tình cảm của cô con gái út dành cho cha thân yêu mình.
Gia đình GS. Đặng Văn Ngữ tại Ngòi Quãng- Chiêm Hóa- Tuyên Quang năm 1951
Trong đó, có bài thơ Đặng Nguyệt Quý sáng tác dành tặng "Ba" (cách gọi cha trong gia đình GS) đặc biệt xúc động. Bài thơ là tình cảm yêu kính thiêng liêng, là nỗi đau buồn trĩu nặng, là sự mất mát to lớn trong tâm can không gì bù đắp được.
Chúng tôi xin được trích đăng bài thơ con gái út Đặng Nguyệt Quý viết tặng hương hồn cha để thay cho lời kết của bài viết như một sự chia sẻ tận đáy lòng những đau thương mất mát của một gia đình trí thức đi theo cách mạng.
"Tiếng ai hát trên Trường Sơn mây trắng
Dồn bước đi về phía quê nhà
Mỗi bước đi rừng núi nở hoa
Hoa thắm đỏ như máu Ba đã đổ
Con muốn là bông hoa nho nhỏ
Ven mộ Ba ngày tháng bên Ba
Nối tiếp bước đi, hát tiếp bài ca
Trên Trường Sơn mây trắng :
Máu thắm đường ta đi
lẫn mồ hôi rơi
lòng ta như nắng
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình"
Hiền Hương
Theo Dantri
Trồng hơn 3.500 cây xanh tại khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Hưởng ứng lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ", ngày 26/2, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức trồng hơn 3.500 cây xanh quanh khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Tham dự lễ phát động có ông Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư thứ...