Điểm tích cực của một cô vợ bướng
Lấy vợ bướng bỉnh nhiều khi thật khó chịu và phiền nhiễu. Nhưng hãy nhìn lại thử xem, tính cách tưởng như tiêu cực này lại đem đến cho vợ bạn lợi thế hiếm có và bạn là người… được hưởng.
Ảnh minh họa
1. Cô ấy biết mình muốn gì
Một cô gái bướng bỉnh luôn biết mình muốn gì và không khó khăn để theo đuổi điều đó. Cô ấy sẵn sàng chơi “tất tay” nếu việc liên quan đến những người hay những điều cô ấy yêu thương. Đã yêu bạn thì bất kể chuyện gì xảy ra giữa hai người, cô ấy vẫn sẽ yêu bạn.
2. Cô ấy đồng điệu với cảm xúc bản thân
Video đang HOT
Phụ nữ rất “ sáng tạo” trong cảm xúc. Nhưng phụ nữ bướng bỉnh thì lại không biến hóa khôn lường được như vậy.
3. Cô ấy gây sức ép để bạn trở nên tốt hơn
Đôi khi một cô vợ bướng còn hiểu bạn hơn chính bạn. Cô ấy sẽ đấu tranh với những điều biết là không tốt cho bạn, đặc biệt về sức khỏe, sự an toàn hay niềm vui, hạnh phúc. Cô ấy không thuộc mẫu phụ nữ đứng dẹp sang một bên cho bạn muốn làm gì thì làm để phá hủy cuộc đời mình, cô ấy là người luôn tìm được cách yêu bạn tốt hơn, và hướng bạn biết yêu bản thân nhiều hơn.
4. Cô ấy biết cách làm mọi việc trở nên thú vị
Cô ấy cứng đầu, đó là lý do dễ gây xung đột. Nhưng ai muốn gắn bó với người lúc nào cũng gật đầu đồng ý mọi chuyện chứ? Như vậy chẳng có gì thú vị. Cho nên hò hẹn hay kết hôn cùng một cô gái bướng bỉnh, dù có lúc phải trải qua khó khăn nhưng bạn sẽ luôn có cảm giác được sống trong sự đam mê, rắc rối vô cùng… thật.
5. Cô ấy tự tin
Bướng bỉnh là có niềm tin vào điều mình tin tưởng, về phía mình ủng hộ. Và một cô gái tự tin thì luôn cuốn hút vô cùng.
Theo Dân Trí
Muốn tách hẳn con khỏi chồng cũ vì tôi ghét vợ mới của anh
Cứ nghĩ con đang ở cạnh vợ mới của anh, là kẻ thù của tôi, người đã lợi dụng lúc gia đình tôi mâu thuẫn để nhảy vào là tôi muốn phát điên.
ảnh minh họa
Nhiều đêm tôi định viết câu chuyện của mình lên để xin ý kiến của anh/chị và các bạn. Tuy nhiên tôi vẫn mong con được gần gũi bố như những đứa trẻ khác nên đắn đo mãi. Cho đến hôm nay, khi phải chứng kiến con vui vẻ tươi cười bên gia đình mới của bố, tôi thực sự cảm thấy không thể mềm lòng thêm được nữa. Tôi 30 tuổi, ly hôn được 3 năm, chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu tự nguyện, tuy nhiên cuộc sống gia đình là thứ cả tôi và anh đều bỡ ngỡ (anh kém tôi 3 tuổi) nên liên tiếp xảy ra những mâu thuẫn. Chúng tôi ly hôn sau 18 tháng. Lúc đó chồng đã qua lại với một người con gái khác và giờ là vợ mới của anh. Lúc chúng tôi mâu thuẫn, vì có sự xuất hiện của người thứ ba nên cơ hội hàn gắn hoàn toàn không có. Tôi rất căm hận kẻ đó và cảm thấy hối tiếc vì mình đã dễ dàng buông tay đến như vậy. Tuổi trẻ, người ta cứ sai mà luôn cho mình là đúng, giờ nhìn lại, cảm thấy xót xa và ân hận thì quá muộn màng.
Khi ly hôn, con tôi mới hơn một tuổi, cháu còn quá nhỏ. Tuy nhiên lúc đó vì đau buồn, mất định hướng trong cuộc sống mà tôi đã để con lại cho gia đình chồng cũ nuôi và ra nước ngoài sinh sống trong 6 tháng. Tôi chu cấp cho con 3 triệu/tháng. Sau 6 tháng, tôi về nước, bên nhà chồng cũ thấy tôi đóng góp đã trả bé về cho tôi. Theo giấy tờ ngày ly hôn, con tôi theo mẹ và bố cháu chu cấp 2 triệu/tháng. Tuy nhiên suốt 2 năm con ở với tôi, chồng không chu cấp một đồng nào. Nếu tôi có hỏi đến thì lại lôi khoảng thời gian tôi bỏ con cho bên đó nuôi ra để nói tôi là người mẹ vô lương tâm. Tôi biết thời gian đó quyết định ra đi của mình là sai lầm nên cũng im lặng không phản kháng. Vả lại công việc của tôi dư sức nuôi con cho dù không có 2 triệu chu cấp đó. Vì muốn con lớn lên có đầy đủ tình yêu thương của bố, mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại nên tôi quyết định để con ở với mình từ thứ 2 đến thứ 6. Tôi lo cho bé học hành đàng hoàng, đầy đủ; quần áo và đồ chơi của con hầu như mình tôi mua. Thứ 7, chủ nhật cho con về với bố để được gần gũi bố và ông bà nội. Tôi không biết suy nghĩ của mình là đúng hay sai, tuy nhiên giờ bắt đầu cảm thấy nhiều trăn trở vô cùng.
Được một thời gian, tình cờ tôi biết chồng cũ đã lập gia đình (bên nhà đó giấu không để biết vì sợ tôi không cho con về thứ 7, chủ nhật nữa). Chồng cũ kết hôn với người thứ ba, xen vào khi gia đình tôi đang có mâu thuẫn, lục đục, là người tôi không đội trời chung và họ có với nhau một đứa con gái nữa. Tôi cảm thấy tức giận và tổn thương, cấm không cho con về bên đó. Tuy nhiên, qua những lời ngọt nhạt của chồng cũ, nói là như thế con sẽ thiếu thốn tình cảm, tôi lại động lòng. Bây giờ con tôi 2 tuần về bên nhà nội một lần (không phải một tuần một lần như trước nữa). Cháu về đó thứ 7, chủ nhật, sinh hoạt bên cạnh gia đình riêng của bố, bên cạnh kẻ thù của mẹ. Cứ nghĩ đến thôi mà tôi tức quá.
Con tôi bây giờ đã gần 4 tuổi rưỡi, cháu bắt đầu có nhận thức. Mỗi lần cháu về kể chuyện đi chơi với bố và dì (vợ mới của bố) là tôi như bị hàng ngàn nhát dao đâm vào tim. Con tôi là cậu bé giàu tình cảm, hoà đồng, các cô ở lớp đánh giá cháu rất tốt, vì vậy tôi không thể dạy con ghét bỏ người này người kia hoặc thù hằn ai được. Gần đây, cháu có những biểu hiện bướng bỉnh và không chịu nghe lời, mắng cháu thì cháu đòi về ông bà nội vì ông bà luôn yêu chiều cháu một cách vô điều kiện. Sự giáo dục của hai nhà hoàn toàn khác nhau nên cháu trở nên khó bảo, luôn mong ngóng đến ngày được bố đón. Còn nữa, khi về với mẹ cháu nói chỉ yêu mẹ, không yêu bố. Khi về với bố lại nói yêu bố, không yêu mẹ. Cháu sống "giả dối" với cảm xúc của bản thân để mong được lòng hai bên. Tôi đã đưa ra ý kiến là chỉ cho con đi chơi với bố chiều thứ 7 xong tối lại trả về cho tôi, tuy nhiên chồng cũ không đồng ý. Gần đây, vì thấy tôi có những biểu hiện không hài lòng, anh đã chủ động xin đóng tiền học cho con để không bị ngăn cản việc đón con nửa tháng một lần. Anh mới đóng được một tháng.
Tôi mong bạn đọc cho xin ý kiến về vấn đề này. Liệu có cách nào để tôi cách ly hoàn toàn cháu ra khỏi nhà nội và gia đình riêng của bố hay không? Liệu làm như vậy có phải giải pháp tốt hay không? Cho con về bên đó hai tuần một lần như hiện tại tôi cảm thấy cực kỳ khó chịu, ức chế thần kinh. Cứ nghĩ con đang ở bên cạnh kẻ thù của mình, kẻ lợi dụng gia đình tôi lúc mâu thuẫn và nhảy vào thay thế vị trí của tôi trong ngôi nhà đó là muốn phát điên. Còn tách con ra khỏi bố đẻ của nó, tôi sợ sau này con sẽ oán trách. Cháu rất yêu bố và ông bà nội (những lúc cháu nói ghét bố là chỉ vì sợ mẹ sẽ buồn, tôi cảm nhận được điều đó). Bản thân tôi nhiều lần tuyên bố không cho chồng cũ đón con nữa tuy nhiên anh phản kháng là không có luật nào cấm con và bố đẻ gặp nhau cả. Anh ta có quyền đón con. Tôi phải làm sao?
Theo VNE
7 kiểu tình yêu không bao giờ có thể tiến đến hôn nhân Những mối tình này dù kéo dài bao lâu đi chăng nữa thì cũng có ngày tan vỡ, không bao giờ có thể tiến đến hôn nhân. Tình yêu đơn phương Nếu như bạn chỉ luôn nhìn hình bóng người ấy mà chẳng làm gì thì bạn cũng hiểu hai người không đi đến đâu rồi đấy. Tình yêu thời hiện đại không...