Điểm tên những bất thường ở “vùng kín” …
Dị dạng sinh dục ở phụ nữ thường liên quan đến một số cơ quan như âm đạo, tử cung, vòi trứng… Bất kỳ một dị dạng nào đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục cũng như chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Nguyên nhân của những bất thường này là do sự rối loạn quá trình biệt hóa các bộ phận sinh dục trong thời kỳ bào thai.
Màng trinh kín là tình trạng chít hẹp màng trinh, làm cho các chất tiết của âm đạo không thải ra ngoài được. Thông thường, khi bé gái mới sinh ra mà có hiện tượng màng trinh không thủng có thể thấy có một màng mỏng, màu trắng hơi phồng ra ở giữa hai môi bé.
Màng trinh kín
Bình thường, màng trinh của bạn gái không kín bưng như tang trống mà thường có lỗ để máu kinh hàng tháng thoát ra. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, màng trinh của bạn gái không có lỗ. Đây chính là một trong các nguyên nhân khiến bạn gái không thấy có kinh hàng tháng, dù vẫn có một số dấu hiệu của có kinh như đau tức bụng dưới, mỏi lưng, căng tức ngực… Do đó, nếu bạn gái đã 18 tuổi mà vẫn chưa thấy có kinh thì cần nghĩ đến hiện tượng này. Bác sỹ chỉ cần kiểm tra âm hộ là có thể phát hiện ra ngay và “tạo lỗ” ở màng trinh để hàng tháng kinh nguyệt có thể thoát ra ngoài.
2. Hai môi bé dính nhau
Hai môi bé bị dính nhau ở mép, toàn bộ hoặc bán phần. Trường hợp này có thể che khuất âm đạo, khiến bạn gái khó giao hợp hoặc không thể giao hợp, cũng như ảnh hưởng đến việc sinh con.
3. Một số bất thường ở âm đạo
Âm đạo có cấu tạo hình ống, nối giữa âm hộ và tử cung. Trong một số trường hợp, âm đạo có thể có những bất thường sau:
Không có âm đạo: Có những bạn gái khi sinh ra đã không có âm đạo, tuy nhiên vẫn có thể có tử cung và buồng trứng như bình thường. Trường hợp này, máu kinh cũng không thể thoát ra ngoài được nên bị đọng lại trong tử cung và tràn lên sừng tử cung. Những trường hợp này khó điều trị, phải phẫu thuật tạo hình âm đạo. Sau khi được điều trị, bạn gái có thể có quan hệ tình dục (giao hợp) và sinh con (nếu hoạt động của buồng trứng, tử cung hoàn toàn bình thường). Những trường hợp này không sinh con theo đường âm đạo mà cần được mổ đẻ.
Teo âm đạo bẩm sinh: Bạn gái vẫn có đủ 2 buồng trứng, tử cung, vòi trứng hoàn chỉnh, nhưng chỉ có phần trên âm đạo, còn phần dưới bị teo lại và bít kín. Do vậy, khi đến tuổi dậy thì, máu kinh cũng không thể thoát ra bên ngoài được, khiến bạn gái thường hay bị đau bụng, bụng dưới ngày càng to ra do bị ứ máu kinh lâu ngày. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ mở một đường âm đạo mới cho bạn gái.
Âm đạo có vách ngăn (hay còn gọi là âm đạo kép): Trường hợp này có hai loại:
- Vách ngăn ngang âm đạo: Trong âm đạo có vách ngăn ngang âm đạo, có thể nằm ở 1/3 trên hay 1/3 giữa. Nếu vách ngăn không thủng thì sẽ có biểu hiện giống như trường hợp màng trinh không thủng. Nếu vách ngăn có thủng thì chỉ phát hiện được khi quan hệ tình dục dương vật – âm đạo.
- Vách ngăn dọc âm đạo: Thường có khoảng 20% trường hợp này đi kèm với dị dạng tử cung. Vách ngăn dọc âm đạo có thể hoàn toàn suốt dọc âm đạo hoặc chỉ một phần. Biểu hiện chủ yếu là đau khi giao hợp hoặc không giao hợp được.
Ngoài ra cả hai trường hợp này còn có thể ảnh hưởng đến việc sinh con sau này. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ có vách ngăn âm đạo cần đi kiểm tra, bác sỹ có thể phẫu thuật để tạo hình dạng bình thường cho âm đạo.
4. Tử cung bất thường
Không có tử cung: Trường hợp này bạn gái sẽ không có kinh nguyệt và không thể mang thai được. Hiện nay vẫn chưa thể thực hiện được kỹ thuật ghép tử cung nhân tạo.
Tử cung đôi: Có thể có hai tử cung trong tiểu khung. Chúng có thể chung nhau một âm đạo hoặc mỗi tử cung có một âm đạo riêng biệt. Nếu chức năng của một trong hai tử cung vẫn hoàn toàn bình thường thì bạn gái vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, hai tử cung này hiếm khi cùng phát triển hoàn thiện, do đó cần khám và đánh giá chức năng của mỗi tử cung. Đa phần các trường hợp này được cắt bỏ một tử cung bị thoái hoá, chỉ giữ lại tử cung hoàn thiện.
Tử cung đôi
Video đang HOT
Tử cung có vách ngăn: Là loại dị dạng tử cung thường gặp nhất (chiếm khoảng 40%). Những trường hợp này có thể phát hiện nhờ siêu âm, chụp x-quang, soi ổ bụng. Hai tử cung có thể dính với nhau bằng một vách ngăn không hoàn toàn, hoặc vách ngăn hoàn toàn. Những trường hợp này có thể ảnh hưởng đến việc mang thai, dễ gây xảy thai hoặc thai kém phát triển. Do đó, nếu phát hiện thấy tử cung có vách ngăn, bác sỹ thường phẫu thuật để tạo hình dáng bình thường cho tử cung.
Tử cung một sừng: Trường hợp này tử cung chỉ có một buồng trứng và một vòi trứng nên bạn gái có thể gặp khó khăn hơn khi mang thai
Tử cung nhi tính: Đây là trường hợp tử cung kém phát triển, kích thước chỉ bằng tử cung của các bé gái. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như: cơ thể phát triển không hài hoà, thiếu sự trưởng thành của nhiều chức năng, bất thường về gene, do rối loạn nội tiết (như suy tuyến giáp, suy thuỳ trước tuyến yên)… Những bạn gái có tử cung nhi tính thường kèm theo không có buồng trứng hay không có âm đạo, do đó không mang thai được. Còn những người có buồng trứng hoạt động bình thường thì vẫn có thể có con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
5. Một số bất thường ở buồng trứng
Những bất thường ở buồng trứng thường gặp là:
- Không có buồng trứng hoàn toàn.
Buồng trứng bị u nang
- Chỉ có một bên buồng trứng.
- Thừa buồng trứng.
- Vị trí buồng trứng bất thường: ở thắt lưng, bẹn.
Trong trường hợp không có cả hai buồng trứng sẽ dẫn đến hiện tượng vô sinh và những đặc điểm hình thể cũng có nhiều biến đổi. Nếu chỉ có một buồng trứng và vẫn hoạt động bình thường thì bạn gái vẫn có thể có thai.
6. Vòi trứng bất thường
Một số bất thường thường gặp ở vòi trứng như:
- Vòi trứng bị chít hẹp
- Thừa vòi trứng
- Thừa loa vòi trứng.
7. Cơ quan sinh dục trong và ngoài không tương thích
Trong quá trình phát triển biệt hoá cơ quan sinh dục, bộ phận sinh dục trong và ngoài có thể không tương thích với nhau, ví dụ: có buồng trứng, tử cung, nhưng âm vật lại phì đại gần như dương vật, môi lớn xệ xuống gần như bìu (nhưng không có tinh hoàn) hoặc bộ phận sinh dục ngoài gần giống với nữ (dương vật nhỏ, ngắn, bìu nhỏ), nhưng lại không có tử cung, buồng trứng mà lại có tinh hoàn trong bìu. Những dị dạng này có từ trong giai đoạn bào thai và ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định giới tính của trẻ sau khi ra đời. Vì vậy, nếu phát hiện sớm, có thể phẫu thuật chỉnh hình để cơ quan sinh dục trong và ngoài tương ứng với nhau và bảo tồn được chức năng của các cơ quan sinh dục.
Theo Duocanbinh
Tổng hợp các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
Bệnh phụ khoa ở phụ nữ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Bệnh phụ khoa chủ yếu phát triển trên bộ phận chức năng sinh sản của phụ nữ dễ dẫn tới vô sinh. Dưới đây là những bệnh phụ khoa mà phụ nữ hay gặp phải.
1. Kinh nguyệt bất thường
Hầu hết phụ nữ thường có kinh nguyệt không đều trong một vài năm đầu tiên có kinh nguyệt. Có thể mất vài năm để các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt đi vào ổn định và cân bằng.
Ở phụ nữ tiền mãn kinh cũng có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết quan trọng khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh xảy ra khi liên tiếp 12 tháng không có kinh nguyệt.
2. Đau bụng kinh
Hầu hết phụ nữ bị đau bụng khi hành kinh. Đau bụng kinh có thể nặng hoặc nhẹ liên quan tới vùng bụng dưới hoặc đau lưng, đùi. Nó cũng có thể gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu thậm chí tiêu chảy hoặc táo bón.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung sinh ra hormone gọi là prostaglandin. Hormone này làm cho tử cung co lại, gây đau. Nếu lượng prostaglandin nhiều hơn bình thường sẽ gây đau đớn hơn. Đau bụng kinh thường phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 24 và thường biến mất sau 1 đến 2 năm khi lượng hormone ổn định.
3. U nang buồng trứng
Nang buồng trứng là một túi được hình thành trên bề mặt của buồng trứng trong quá trình rụng trứng. Nó chứa một quả trứng trưởng thành. Túi sẽ mất đi khi trứng được giải phóng. Nếu trứng không được giải phòng hoặc túi không tự mất có thể sưng lên chứa chất lỏng gây u.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác như ung thư buồng trứng. Hầu hết các u nang vô hại. Chúng không gây triệu chứng và tự hết không cần điều trị. Nhưng nếu u nang lớn, vỡ hoặc chảy máu gây đau đớn.
4. Suy buồng trứng sớm
Xảy ra khi buồng trứng ngừng làm việc trước tuổi 40. Phụ nữ có thể không có hoặc rất ít trứng, hoặc trứng không phát triển đúng cách. Tùy vào nguyên nhân, suy buồng trứng sớm có thể phát triển ngay ở tuổi thiếu niên. Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể gặp khó khăn khi thụ thai.
5. Viêm vùng chậu
Là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh khiến phụ nữ không thể thụ thai bình thường hoặc sinh non. Bệnh viêm vùng chậu có thể gây ra các vết sẹo trong các cơ quan vùng chậu và dẫn tới vô sinh.
Bệnh viêm vùng chậu có thể không có triệu chứng ở giai đoạn đầu hoặc triệu chứng nhẹ chẳng hạn như chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo. Hầu hết người bệnh khó phát hiện bệnh, chỉ khi các đơn đau phát triển hoặc đau khi quan hệ tình dục, đi tiểu,... họ mới đi khám và phát hiện ra bệnh.
6. Hội chứng buồng trứng
Hay còn được gọi bằng cái tên khác ảnh hưởng tới phụ nữ bao gồm một hoặc phức hợp các triệu chứng phức tạp như nang buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt thất thường, suy buồng trứng, nồng độ kích thích tố nam lớn, nhiều lông trên cơ thể, tỷ lệ sảy thai và vô sinh cao. Ba tiêu chí thường được sử dụng để chuẩn đoán bệnh là: sự bất thường của kinh nguyêt, hyperandrogenism và loại trừ các bệnh khác. Một số bằng chứng cho thấy bệnh này do di truyền.
7. U xơ tử cung
Là tình trạng có khối u phát triển trên tử cung của người phụ nữ. Khối u có thể phát triển bên trong hoặc bên ngoài tử cung. U xơ không phải là một loại ung thư và không cần điều trị nếu nó không ảnh hưởng tới sức khỏe. U xơ tử cung thường phổ biến ở phụ nữ tuổi từ 30 đến 40.
U xơ tử cung
8. Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo được coi là bất thường nếu nó không xảy ra vào chu kỳ kinh nguyệt như khi dưới 10 tuổi, khi mang thai hoặc sau khi mãn kinh. Chảy máu trong vài tuần đầu sau khi sinh hoặc sau khi phá thai là bình thường bởi vì tử cung chưa quen hoặc mô bào thai vẫn còn trong tử cung.
Nếu chảy máu âm đạo bất thường ở tuổi 40 trở lên có nghĩa là phụ nữ đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
9. Ung thư cổ tử cung
Xảy ra khi các tế bào bất thường ở cổ tử cung phát triển ra khỏi tầm kiểm soát. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung và âm đạo. Ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm thông qua xét nghiệm.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung do một loại virus u nhú ở người hay virus HPV. HPV lây qua đường tình dục. Có nhiều loại HPV và không phải loại nào cũng gây ung thư cổ tử cung. Một số loại gây mụn cóc sinh dục.
10. Ung thư tử cung
Là sự ra tăng các tế bào bất thường trong niêm mạc tử cung. Ung thư tử cung còn được gọi là ung thư nội mạc tử cung và thường xảy ra ở những phụ nữ trên 50 tuổi. Ung thư tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm.
Triệu chứng phổ biến của ung thư nội mạc tử cung là xuất huyết bất thường ở âm đạo sau mãn kinh. Khoảng 20% phụ nữ chảy máu bất ngờ sau khi mãn kinh được chẩn đoán ung thư. Giảm cân không rõ nguyên nhân cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh.
11. Ung thư buồng trứng
Là một bệnh phụ khoa ở phụ nữ nguy hiểm. Bệnh không có triệu chứng đầu tiên. Sau 6 đến 12 tháng mắc bệnh sẽ có triệu chứng như đầy hơi, đau hoặc sưng ở vùng bụng. Các triệu chứng này thường nhầm lẫn với các bệnh khác và chỉ được phát hiện khi xét nghiệm.
Một buồng trứng bị ung thư
12. Ung thư vú
Xuất hiện khi các tế bào bất thường phát triển ở một hoặc cả hai bên núi đôi. Chúng có thể xâm nhập vào các mô lân cận và tạo thành một khối gọi là khối u ác tính. Các tế bào ung thư có thể lây lan đến các hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư vú là nỗi sợ hãi của nhiều phụ nữ. Bằng tiến bộ khoa học, các bác sĩ có thể phát hiện và điều trị sớm ung thư vú mà không cần cắt bỏ.
Có thể tự phát hiện ung thư vú bằng cách kiểm tra phát hiện khối u trong vú hoặc dưới cánh tay. Da vú có thể sẫm màu và thay đổi kích thước hoặc hình dáng. Núi đôi có thể tiết ra chất lỏng trong suốt hoặc lẫn máu.
Nguy hiểm khi mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ:
- Nếu mắc các bệnh liên quan tới ung thư, phụ nữ có thể dẫn tới vô sinh, phụ nữ không thể thụ thai nếu không được điều trị thích hợp.
- Rối loạn kinh nguyệt có 3 trường hợp. Vô kinh có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Rong kinh có thể gây thiếu máu và dẫn tới bệnh nguy hiểm khác.
- Không kiểm soát được nước tiểu có thể gây vấn đề tâm lý cho phụ nữ. Mụn cóc sinh dục có thể lây qua đường tình dục. Sa tử cung có thể làm hỏng chức năng tử cung và dẫn tới bệnh nghiêm trọng khác.
Theo Duocanbinh
Đau bụng sau khi quan hệ: Tìm hiểu vấn đề gây ra Cả nam giới lẫn nữ đều có thể bị đau bụng sau khi quan hệ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra để loại trừ các tình trạng nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, đau bụng sau khi quan hệ tình dục là do khí hơi hoặc do bạn tình thâm nhập khá sâu. Mặc dù...