“Điểm tên” 4 lĩnh vực tham nhũng tinh vi
Tín dụng ngân hàng; quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản; xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng vốn tại DNNN – đây là 4 lĩnh vực Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh báo cáo có tham nhũng tinh vi trong phiên giải trình trước UB Tư pháp hôm nay.
Sáng 18/7, UB Tư pháp của Quốc hội họp phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước”. Điểm tên những mánh lới, hình thức tham nhũng đặc trưng trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước trọng chốt, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhắc đến 4 ngành hàng đầu trong danh sách.
Tổng Thanh tra Chính phủ: “Tham nhũng được phát hiện chưa tương xứng với tình hình thực tế”.
Trước hết, lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, ông Tranh cho biết, tham nhũng chủ yếu là ép buộc khách hàng phải cắt lại phần trăm cho vay, nhận lối lộ của khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ xin vay không có tài sản thế chấp, tài sản không đủ đảm bảo, thông đồng với đối tượng lập hợp đồng khống, nâng giá tài sản thuê mua để rút tiền của ngân hàng.
Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, Thanh tra đánh giá mức độ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp diễn ra trong việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, định giá đất; cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản… Một số đối tượng đã nhũng nhiễu để vụ lợi, lập khống hồ sơ hoặc khai tăng diện tích đất đền bù, không tổ chức đấu giá đất, hợp thức hóa cho việc mua bán dự án.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, Tổng Thanh tra nêu rõ những biểu hiện tham nhũng tinh vi như gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu, khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiết bị, đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào công trình…
Video đang HOT
Lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, nhiều hành vi được kể tên như giấu bớt và định giá tài sản thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng, hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khu mua bán tài sản công để vụ lợi.
Mổ xẻ thêm tình hình tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý ngân sách, sử dụng vốn, tài sản trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Thứ trưởng Tài chính Phạm Sỹ Danh cho biết: Hành vi tham nhũng chủ yếu là lập hợp đồng khống để chiếm đoạt, nâng khống giá hoăc “gửi giá” khi mua bán vật tư, tài sản, dịch vụ để trục lợi, chuyển giá hay chuyển lợi nhuận cho các công ty khác, công ty là “sân sau” để trục lợi…
Việc quản lý ngân sách cũng phát sinh các hành vi cấu kết, thông đồng, làm giảm số tiền phải nộp ngân sách, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham ô, biển thủ công quỹ nhà nước.
Ông Danh lý giải, sở dĩ có tình trạng này là do một số cơ quan và người đứng đầu chưa quyết liệt, thể chế – chính sách trên một số lĩnh vực còn sơ hở, chưa minh bạch trong các hoạt động có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, quản lý tài chính, tài sản nhà nước còn nhiều hạn chế.
Dẫn sang Bộ KH-ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiếu cũng nêu thẳng, nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ này dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, được thể hiện ở một số khâu như phân bổ vốn đầu tư, xác định chủ đầu tư dự án, công tác đấu thầu, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA…
Biện pháp phòng ngừa được đưa ra là thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng; tổ chức kê khai, công khai tài sản, thu nhập; xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng hàng năm; xử lý dứt điểm, kịp thời các tố cáo về tham nhũng
1 năm, “xử” 20 người đứng đầu cơ quan có tham nhũng
Về các số liệu cụ thể, báo cáo tại phiên điều trần trước UB Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2009, tổng số tiền và tài sản, đất đai thất thoát do tham nhũng bị phát hiện là trên 700 tỷ đồng, thanh tra đã giúp thu hồi về 350 tỷ đồng; năm 2010 phát hiện 193 tỷ đồng, 516 ha đất, thu hồi 56 tỷ đồng, 432 ha đất; năm 2011 thu hồi trên 300 tỷ đồng; năm 2012 lực lượng cảnh sát điều tra đã thu hồi trên 410 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2012 ngành Thanh tra đã phát hiện 89 vụ, 107 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với tổng số tài sản 104 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 2 tập đoàn, 56 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 24 vụ, 42 người, xử lý trách nhiệm 20 người đứng đầu.
Người đứng đầu ngành Thanh tra thừa nhận: “Số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhung, chủ yếu mới dừng ở cấp cơ sở, với đối tượng trực tiếp thực hiện. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý qua thanh kiểm tra còn ít. Trong khi đó, quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng có liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, xu hướng liên kết, hình thành tổ chức phạm tội trong các khu vực, kĩnh vực kinh tế ngày càng tăng, tính chất của vụ việc tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp”.
Từ góc độ cơ quan kiểm toán, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cũng khái quát, từ năm 2009 – 2012, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức kiểm toán 104 đầu mối là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh giảm tổng tài sản – nguồn vốn 8.501 tỷ đồng, tổng doanh thu – thu nhập thuần 6.804 tỷ đồng, tổng chi phí 2.818 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.986 tỷ đồng.
Với các ngân hàng, Kiểm toán cũng phát hiện tình trạng chưa tuân thủ một số quy định về quản lý tín dụng, ngoại tệ. Hiệu quả hoạt động đầu tư và góp vốn thấp, cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý đối với ngân hàng chính sách còn nhiều bất cập.
Thứ trưởng Tài chính Phạm Sỹ Danh thông tin, kết quả thanh tra, kiểm tra của ngành Tài chính từ 2009 đến nay đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 32.735 tỷ đồng. Qua công tác kiểm tra nội bộ của Tổng cục Thuế đã phát hiện 10 vụ tham nhũng, xử lý kỷ luật 12 người, cơ quan điều tra phát hiện 12 người, xử lý hình sự 28 người. Qua công tác kiểm soát chi, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã từ chối thanh toán 1.681 tỷ đồng chi ngân sách không đúng chế độ.
Cũng từ năm 2009 đến hết tháng 4 năm nay, Bộ KH-ĐT đã xử lý về kinh tế (giảm trừ thanh quyết toán, xuất toán, thu hồi về ngân sách) đối với 115 đối tượng, tổng số tiền 36 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính được 25 trường hợp với số tiền phạt 165 triệu đồng.
Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xử lý một số vụ việc cụ thể như xử lý kỷ luật một số Cục trưởng Cục Thống kê các địa phương, công chức quản lý cấp phòng…
Theo Dantri
Đề nghị mở rộng thẩm quyền điều tra của VKSND Tối cao
Ngày 16/7, làm việc với VKSND Tối cao về thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Phó Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương - nhận xét ngành kiểm sát cần nhìn nhận thẳng thắn những bất cập, yếu kém trong tình hình tội phạm tham nhũng, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội tăng lên. Công tố vẫn chạy theo điều tra, chưa xây dựng được vai trò độc lập trong giám sát các hoạt động tư pháp; chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên chưa cao; vẫn còn tư tưởng áp đặt, cửa quyền trong các vụ án.
Theo kết quả thanh tra của ngành tòa án, từ năm 2010 đến nay, trong gần 50% số vụ án tham nhũng tại TP.HCM đã nổi lên vấn đề VKS đề nghị mức án cao nhưng TAND lại tuyên phạt tù bị cáo thấp hơn. Thế nhưng VKS cùng cấp lại không có kháng nghị đối với bản án đó để được xét xử lại khiến dư luận nghi ngờ, bức xúc.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh đề nghị cân nhắc mở rộng phạm vi cho cơ quan điều tra của VKSND Tối cao được điều tra độc lập đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng để bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong quá trình xử lý vụ án.
Theo Dantri
Phó Vụ trưởng Thanh tra bị tố gian lận bằng cấp, thi tuyển Theo đơn thư bạn đọc gửi đến các cơ quan báo chí và các cơ quan chức năng, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương đã có quyết định kiểm tra bất thường đối với ông Lê Sỹ Bẩy, Thanh tra viên cao cấp, Phó vụ trưởng Vụ 1 Thanh tra Chính phủ. Trụ sở Thanh tra Chính...