Điểm sáng về cải cách hành chính
Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn được TP Uông Bí quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
TP Uông Bí tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác GPMB các dự án trọng điểm, tháng 10/2021. Ảnh: Trung tâm TT-VH Uông Bí
Xác định CCHC là việc làm trọng tâm, liên tục, thành phố đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ, nhằm đem lại sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, như: Chủ động ban hành các văn bản, kế hoạch chỉ đạo, điều hành công tác CCHC; tổ chức các hội nghị phân tích, đánh giá các chỉ số PAR Index, ICT, Sipas, DDCI, trên cơ sở đó thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao các chỉ số. Thành phố khuyến khích những sáng kiến, giải pháp mới, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đổi mới phương pháp làm việc, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ CB,CC,VC trong thực thi công vụ, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
Chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp được nâng lên. Các văn bản được ban hành cơ bản tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành, thể hiện từ khâu xây dựng dự thảo, tổ chức lấy ý kiến góp ý, gửi cơ quan thẩm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành. Do đó, cơ bản đảm bảo tính thống nhất, hợp hiến, hợp pháp giữa văn bản địa phương và văn bản cấp trên, tính hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Thành phố hằng năm có kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; trong đó xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các phòng, đơn vị, UBND các xã, phường.
Thành phố đẩy mạnh cải cách TTHC, chuẩn hóa bộ thủ tục, kịp thời cập nhật, sửa đổi, bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp, rà soát TTHC thường xuyên, liên tục; 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được niêm yết công khai, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đến nay, trong tổng số 277 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được thực hiện tại Trung tâm Hành chính công thành phố có 18 TTHC liên thông 3 cấp, 27 TTHC liên thông 2 cấp, 12 TTHC liên thông ngang (cơ quan chuyên môn – ngành dọc), 73 TTHC thuộc ngành dọc tiếp nhận tại Trung tâm. Đối với cấp xã, có 111 TTHC thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại, 19 TTHC thực hiện liên thông 3 cấp, 18 TTHC liên thông 2 cấp. Thành phố tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đến nay có 242 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố được cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 (mức độ 4 là 211 TTHC), 227 TTHC được kết nối, tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Năm 2021, Trung tâm Hành chính công thành phố đã giải quyết 128.539/129.023 hồ sơ tiếp nhận (580 hồ sơ kỳ trước chuyển sang); trong đó giải quyết trước hạn đạt 95,35% hồ sơ, còn lại là giải quyết đúng hạn. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã giải quyết 28.373/38.303 hồ sơ tiếp nhận, đạt 74,1%, không có hồ sơ giải quyết quá hạn.
Thành phố nghiêm túc thực hiện các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CB,CC,VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý; rà soát các trường hợp có thời gian giữ chức vụ từ 7 năm trở lên tại một vị trí cấp trưởng; rà soát việc sắp xếp số lượng cấp phó. Đến nay, thành phố không có trường hợp cấp trưởng đảm nhận tại một vị trí từ 7 năm trở lên; không có đơn vị có số lượng cấp phó vượt so với quy định của trung ương, của tỉnh. Thành phố chỉ đạo các đơn vị rà soát, điều động, luân chuyển đối với CB,CC,VC theo biên chế, vị trí việc làm, phù hợp với năng lực, sở trường công tác để phát huy hiệu quả cao nhất; thực hiện tốt các quy định về quản lý CB,CC,VC; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC; chỉ đạo, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị rà soát quy hoạch chức danh lãnh đạo quản lý giai đoạn 2020-2025 thuộc diện BTV Thành ủy quản lý. Trong năm 2021, thành phố thực hiện điều động, bổ nhiệm 24 trường hợp; bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo quản lý đối với 11 trường hợp…
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước được đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ từ thành phố đến cấp xã; duy trì áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Thành phố chủ động làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, CC,VC và nhân dân về CCHC, năng lực quản trị và hành chính công; tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa người dân với chính quyền, lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị, góp ý của người dân; nâng cao trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền với nhân dân…
Với những cách làm đổi mới, hiệu quả, TP Uông Bí luôn là địa phương tốp đầu của tỉnh về xếp hạng chỉ số CCHC, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nền hành chính phục vụ của tỉnh.
Video đang HOT
Bí thư Hà Nội nói về thời cơ và thách thức trong năm 2022
Để đạt được các mục tiêu năm 2022, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh cần tiếp tục khơi dậy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân, gắn với thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.
Năm 2022 - năm nền tảng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
Trao đổi với báo giới, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2021, dù chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, nhất là trong quý III phải thực hiện 4 đợt giãn cách xã hội nhưng thành phố luôn xác định duy trì tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ tối quan trọng song song với công tác phòng, chống dịch. Thành phố không chỉ phải lo cho mình mà còn có trách nhiệm quan trọng đối với kinh tế đất nước.
Ngay khi thực hiện "bình thường mới", trong quý IV, kinh tế Thủ đô đã phục hồi với GRDP ước tăng 6,69% (Ảnh: Hữu Nghị).
Ngay từ đầu năm 2021, tranh thủ tối đa khi dịch bệnh được kiểm soát, thành phố tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế, trọng tâm là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư.
Ngay cả trong quý III/2021, mặc dù phải thực hiện 4 đợt giãn cách toàn thành phố, nhưng Hà Nội vẫn vận dụng tối đa, tạo điều kiện thiết lập "luồng xanh" cho vận chuyển hàng hóa. Các trung tâm thương mại, chợ dân sinh vẫn được duy trì hoạt động, đồng thời thành phố đã có sáng kiến tổ chức chợ, siêu thị lưu động. Sáng kiến này vừa tạo đầu ra cho sản xuất và duy trì tăng trưởng dịch vụ, thương mại, vừa bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho nhu cầu hằng ngày của người dân...
Trong năm 2021, GRDP quý I của thành phố tăng 5,17%, quý II tăng 6,49%. Đến quý III, GRDP thành phố giảm 7,02%, nhưng ngay khi thực hiện "bình thường mới", trong quý IV kinh tế Thủ đô đã phục hồi với GRDP ước tăng 6,69%.
Chia sẻ về thời cơ và thách thức đặt ra với Thủ đô năm 2022 trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp, Bí thư Đinh Tiến Dũng cho biết, vừa qua Hà Nội đã ghi nhận một trường hợp mắc biến chủng Omicron. Mặc dù trường hợp này đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh nhưng như vậy nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập là có thể xảy ra.
"Trong khi đó, biến chủng Omicron đã ghi nhận tại hơn 100 nước. Với khả năng lây lan nhanh, có thể làm quá tải hệ thống y tế, biến chủng này là thách thức lớn với thế giới chứ không chỉ riêng nước ta" - Bí thư Hà Nội nhìn nhận và cho biết cả hệ thống chính trị cũng như người dân Thủ đô càng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Hà Nội sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tự giác phòng, chống dịch, tiếp tục tuân thủ thật tốt thông điệp 5K.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, cần tiếp tục khơi dậy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2022 (Ảnh: Trung Nguyên).
Chính vì vậy, cả hệ thống chính trị cũng như người dân Thủ đô càng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Hà Nội sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tự giác phòng, chống dịch, tiếp tục tuân thủ thật tốt 5K.
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành tiếp tục tập trung vào các giải pháp chủ yếu mà thành phố đang thực hiện, làm thật tốt công tác phòng, chống dịch từ cơ sở, nhất là nâng cao năng lực cho hệ thống y tế từ thành phố xuống cơ sở.
"Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, đầu tư công 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025. Đại dịch Covid-19 chắc chắn vẫn là khó khăn, cản trở lớn. Nhưng Hà Nội và cả nước đã xác định sống chung với Covid-19" - ông Dũng nhấn mạnh.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Nói về mục tiêu của Thành ủy Hà Nội trong năm mới 2022, Bí thư Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện khẩn trương, hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; nhất là hiện thực hóa 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, 10 chương trình công tác toàn khóa, cũng như 2 nghị quyết chuyên đề và các nghị quyết, chỉ thị quan trọng khác.
Tất cả nhằm xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao.
Thành phố sẽ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, trong đó với chủ đề công tác tiếp nối của năm 2021 là "kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", trong năm 2022, Hà Nội sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; đạt và vượt 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, trong đó phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 7-7,5% so với năm 2021.
Trong năm 2022, Hà Nội sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 (Ảnh: Hữu Nghị).
Cũng theo Bí thư Hà Nội, để thành công và đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2022 trong bối cảnh dự báo tình hình có nhiều khó khăn thì phải tiếp tục khơi dậy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, mấu chốt để đạt thành công trên các lĩnh vực năm 2022 vẫn phải gắn với thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thành ủy Hà Nội sẽ chỉ đạo tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Lấy hiệu quả làm thước đo đánh giá cán bộ.
Ngoài ra, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp bảo đảm cân đối lớn; đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ thương mại, du lịch, phục hồi các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối; quyết liệt giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm.
Hà Nội phấn đấu đạt và vượt 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, trong đó mức tăng trưởng GRDP đạt 7-7,5% so với năm 2021 (Ảnh: Hữu Nghị).
Trên quan điểm lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ, thành phố sẽ quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, chú trọng đến các công trình lớn, trọng điểm, có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao.
Đặc biệt, các cấp, các ngành sẽ tập trung xây dựng kế hoạch nội dung công việc, tiến độ cụ thể để triển khai trong năm 2022 đối với các chủ trương lớn như: Đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; lập Quy hoạch phát triển thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Hà Nội cũng sẽ dành nguồn lực đáng kể để nâng cấp, xây dựng các trường học công lập đạt chuẩn quốc gia; đầu tư xây dựng, nâng cấp các bệnh viện, cơ sở y tế...
"Trong một năm chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng Hà Nội vẫn đạt được những kết quả nổi bật là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của cấp trên cùng các địa phương bạn và đặc biệt là sự phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, sự chia sẻ, chung sức, đồng lòng của nhân dân Thủ đô" - ông Dũng bày tỏ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về đất đai "Các quy định pháp luật mới về đất đai sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt, tạo ra nguồn lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội", Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nói. Chỉ đạo trên được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai...