Điểm sáng trong vùng lặng thông tin trên thị trường chứng khoán
Nhiều nhà đầu tư có thể đang tạm quên “chứng trường” để dành thời gian cho những chuyến nghỉ hè cùng gia đình, nhưng không phải tất cả đều trầm lặng.
Trong bức tranh chung, 1 tuần nữa là đến hạn cuối cùng tất cả các doanh nghiệp niêm yết phải công bố kết quả quý II cũng như 6 tháng đầu năm.
Tại thời điểm hiện nay, hiệu quả kinh doanh 6 tháng mới ghi nhận vài điểm sáng. Một số doanh nghiệp lớn, trụ cột của thị trường đã công bố kết quả 6 tháng cho thấy, đại dịch thấm khó khăn vào hiệu quả doanh nghiệp.
Ngoại trừ VPB đã công bố hiệu quả 6 tháng, nhóm ngân hàng không còn được kỳ vọng cao như trước do mặt bằng lãi suất cho vay xuống thấp và hoạt động tín dụng gặp khó trong giải ngân, chưa kể nguy cơ gia tăng tỷ lệ nợ xấu.
Các cổ phiếu ngân hàng như LPB, SHB không còn được dòng tiền ưu ái như hồi đầu năm.
Nhóm cổ phiếu bất động sản có sự phân hóa rõ rệt. Các công ty bất động sản tầm trung như DXG, LDG khó khăn lộ rõ về dòng tiền, về khả năng bán hàng…
Trong khi đó, các công ty có dòng sản phẩm dành cho giới thu nhập cao hơn như KDH, NLG may mắn thành công khi chào bán các sản phẩm có giá trên dưới 10 tỷ đồng/sản phẩm.
Trong ngành bán lẻ, 6 tháng đầu năm nay, DGW công bố doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 30% và 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở mã này, thị giá cổ phiếu đã tăng khá mạnh, từ mức 30.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 40.000 đồng/cổ phiếu trong hơn 1 tháng qua. Tất nhiên, DGW là câu chuyện hiếm trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay.
Video đang HOT
Mặc dù kết quả kinh doanh chưa có nhiều điểm sáng, nhưng cũng không quá xấu như dự báo của nhiều nhà đầu tư.
ây là lý do chính khiến giá cổ phiếu biến động trong biên độ hẹp và thị trường có vẻ như đang muốn tích lũy ở mặt bằng giá hiện nay. Phía trước là vùng trũng thông tin, nhưng nhìn xa hơn tình hình đang dần cải thiện.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), các số liệu kinh tế gần đây ngụ ý một triển vọng tươi sáng hơn về khả năng phục hồi kinh tế, nỗi sợ hãi đang mờ nhạt dần và tiền đang quay trở lại hệ thống.
“Chúng tôi tin rằng, khoảng cách lớn giữa tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng cung tiền sẽ không còn tồn tại trong hai quý cuối năm 2020″, VDSC chia sẻ.
Rõ ràng, không có lý do gì để bên nắm giữ cổ phiếu phải bán rẻ ở thời điểm này vì khó mua lại được ở mức giá rẻ hơn nữa. Nhưng bên mua cũng không vội vàng mua khi không có nhiều thông tin hỗ trợ ở phía trước, hỗ trợ dòng tiền giao dịch nhanh, mạnh hơn.
Trong thời điểm trũng thông tin này, tín hiệu đáng chú ý là một số công ty đang chủ động tổ chức các cuộc gặp tiếp xúc nhà đầu tư như APH, DGC, BCG…
Một số công ty cần phát hành cổ phiếu huy động vốn như TMS hay SGR vừa công bố tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao cho nhà đầu tư…
Thực tế này cho thấy, dù thị trường chứng khoán có trầm lặng, nhưng ở phía doanh nghiệp, vẫn có không ít cơ hội được doanh nghiệp nhìn thấy và dấn bước. Nhiều kế hoạch kinh doanh triển vọng tiếp tục được ấp ủ chờ thời điểm dịch bệnh được đẩy lùi, dừng giãn cách giữa các quốc gia để tiếp tục bung ra.
Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch
Với tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng người dân, doanh nghiệp, lãnh đạo Ngân hàng nhà nước khẳng định, "ngành Ngân hàng sẵn sàng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, cung ứng đủ vốn cho người dân, doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19".
Thông tin trên được ông Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) nêu ra tại Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn ra ngày 23/7 tại Phú Thọ.
Lắng nghe, chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp
Trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh Phú Thọ luôn đạt mức tăng trưởng cao trong khu vực, năm 2019 đạt mức 7,83%, vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đã có nhiều tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, trên tinh thần đồng hành, chia sẻ với người dân, doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Kim Anh, Hội nghị nhằm tiếp tục lắng nghe, đối thoại, trao đổi thông tin giữa ngân hàng - doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm ngành Ngân hàng đang đẩy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Đồng thời, đây cũng là dịp để NHNN thông tin tới người dân, doanh nghiệp, Hiệp hội, các sở ban ngành tại Phú Thọ về tổng thể các giải pháp của ngành Ngân hàng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp; giải đáp các vướng mắc và ghi nhận các đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của ngành Ngân hàng trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước phát hiểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Vi Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ cho biết: 6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 1,24%. Hết tháng 6, có 188 doanh nghiệp gặp khó khăn đăng ký giải thể tạm ngưng kinh doanh có thời hạn. Trước những khó khăn đó, ngành Ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh nói riêng đã có những giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch, khôi phục sản xuất kinh doanh; các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới cho khách hàng. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ tin tưởng: Nguồn vốn tín dụng với vai trò huyết mạch sẽ làm hồi sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ hoạt động an sinh xã hội của tỉnh thời gian tới.
Thông tin về hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, ông Phạm Trường Giang, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ cho biết: Các TCTD trên địa bàn đã tổ chức rà soát đánh giá mức độ thiệt hại và chủ động làm việc, hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19... Qua đó, hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân có quan hệ tín dụng đều được rà soát, đánh giá, tổng dư nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 toàn địa bàn là 11.116 tỷ đồng. Các ngân hàng đã giảm lãi suất từ 0,3 - 3%/năm, cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để đồng hành, chia sẻ khó khăn cho 2.561 khách hàng, với dư nợ 6.750 tỷ đồng, chiếm 10,2%/tổng dư nợ trên địa bàn, tổng số tiền lãi đã giảm là 38 tỷ đồng; doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lũy kế từ ngày 23/01/2020 là 5.401 tỷ đồng, với 1.982 khách hàng.
Đối với hỗ trợ doanh nghiệp, các ngân hàng đã hỗ trợ 355 doanh nghiệp với dư nợ được hỗ trợ 5.234 tỷ đồng, chiếm 77,5%/tổng dư nợ đã hỗ trợ (trong đó, giảm lãi cho 277 doanh nghiệp với dư nợ được giảm lãi 3.146 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 78 doanh nghiệp, với dư nợ 2.088 tỷ đồng), số tiền lãi đã giảm là 31,9 tỷ đồng, doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/01/2020 là 3.937 tỷ đồng, với 262 khách hàng.
Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng doanh nghiệp
Trước những hoạt động tích cực từ phía ngân hàng, ý kiến từ phía các Hiệp hội, doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ đều đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt, đồng hành, chia sẻ của ngành Ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều kiến nghị, vướng mắc cũng đã được các doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn tại Hội nghị, cùng tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng doanh nghiệp, thông qua đó tạo sự gắn kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Hội nghị thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ông Nguyễn Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ cho hay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong đó có tới 95% thuộc DNNVV nhưng lại có đóng góp đến 70% giá trị. Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ kiến nghị ngân hàng cơ cấu lãi suất cho dư nợ hiện đang có hợp đồng, căn cứ vào dòng tiền của doanh nghiệp để cấp vốn, xem xét điều chỉnh thủ tục và điều kiện cấp vốn đơn giản, thuận tiện hơn. Ông Vân cũng kiến nghị phía ngân hàng quan tâm hơn tới đối tượng chế biến nông, lâm, thủy sản ở quy mô hợp tác xã để tăng giá trị cho sản phẩm. Xem xét cấp vốn cho đối tượng có nhu cầu đổi mới, chuyển đổi loại hình hoặc đang có giá trị tăng thêm và dòng tiền ổn định để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Cùng chung quan điểm, bà Lưu Thị Lan, Phó Tổng Giám đốc Công ty giống vật tư công nghệ cao Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp nông nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trong 20 năm qua, chưa năm nào công ty khó khăn như vậy. Toàn bộ hoạt động thử nghiệm giống tại 40 địa phương bị ngưng trệ do giai đoạn giãn cách nên ảnh hưởng năng suất, thiên tai mưa, giông lốc khiến 2/3 diện tích tại các điểm sản xuất ở miền Trung mất trắng. "Chúng tôi được đối tác là Agribank rất chia sẻ, đồng hành, vận dụng linh hoạt các gói hỗ trợ, thủ tục... tạo điều kiện có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tuân thủ các điều kiện. Lãi suất giảm xuống 5,5%, các thủ tục thanh toán, giải ngân được hỗ trợ nhanh gọn", bà Lan chia sẻ.
Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, bà Lan kiến nghị: NHNN sớm ban hành các nội dung sửa đổi của Thông tư 01. Các NHTM tiếp tục đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ kéo dài đến hết 2020 và giảm thêm lãi suất.
Chủ động nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế
Lắng nghe ý kiến, đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, để các giải pháp của ngành Ngân hàng được triển khai kịp thời, hiệu quả hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, cho khách hàng vay vốn, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đề nghị các đơn vị trong ngành tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Ông Nguyễn Kim Anh: Ngân hàng sẽ cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch
Đối với các TCTD: Quyết liệt và chủ động triển khai có kết quả, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Thông tư 01; Chủ động đánh giá, phân loại khó khăn của doanh nghiệp theo từng mức độ ảnh hưởng của dịch để kịp thời áp dụng các hình thức, biện pháp hỗ trợ phù hợp với mức độ thiệt hại của khách hàng; các TCTD cần thống nhất, đồng thuận để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho khách hàng... Đặc biệt, chủ động cân đối nguồn vốn để đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho các dự án hiệu quả, các ngành, lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau dịch.
Đối với NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ: Tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo Thông tư 01, Chỉ thị 02... coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động năm 2020 của chi nhánh; tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, thường xuyên làm việc với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn để nắm bắt và kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, kiến nghị liên quan đến Thông tư 01...
Đối với các đơn vị vụ cục thuộc NHNN: Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh giao Vụ Tín dụng các ngành kinh tế làm đầu mối báo cáo về kết quả Hội nghị, đặc biệt tổng hợp những kiến nghị của đại biểu tại Hội nghị này và các kiến nghị các doanh nghiệp đã gửi NHNN liên quan đến cơ chế, chính sách của ngành ngân hàng để đề xuất Ban Lãnh đạo NHNN xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp. Còn với Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, trên cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp, các Hiệp hội tại Hội nghị tiếp tục nghiên cứu, khẩn trương trình Lãnh đạo NHNN các nội dung sửa Thông tư 01, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Kim Anh cũng mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh ủy, HĐND, UBND, mặt trận tổ quốc tỉnh, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ... Để ngành Ngân hàng của tỉnh Phú Thọ triển khai hiệu quả hơn các giải pháp tiền tệ, tín dụng tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh.
Theo thống kê của NHNN, sau hơn 3 tháng triển khai quyết liệt các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến 13/7/2020, tất cả các tổ chức tín dụng, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 272.000 khách hàng với dư nợ hơn 210.000 tỷ đồng. Miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 435 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt hơn 1,17 triệu tỷ đồng cho hơn 247.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch.
Cái lý của thị giá Nhiều nhà đầu tư lựa chọn những cổ phiếu đang được giao dịch dưới giá trị của doanh nghiệp, nhưng sau vài năm, họ không kiếm được đồng nào bởi giá cổ phiếu vẫn luôn... dưới giá trị. Cổ phiếu TDC của CTCP Kinh doanh và phát triển Bình Dương , ba năm trước có giá dưới 6.000 đồng/cổ phiếu. Với quỹ đất...