Điểm sáng ‘Sạch từ nhà ra đồng ruộng’ ở Anh Sơn
Xuất phát từ nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi các loại rác thải, Hội Nông dân huyện Anh Sơn đã triển khai phong trào “Sạch từ nhà ra đồng ruộng” nhằm phát huy vai trò của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
SẠCH ĐỒNG, SẠCH RUỘNG
Về xã Tường Sơn vào đúng ngày Hội Nông dân xã đang triển khai đồng loạt cho hội viên ở 12 chi hội thu gom rác thải tại đồng ruộng.
Bà Nguyễn Thị Vân ở thôn 9, xã Tường Sơn chia sẻ: Trước đây, đi trên các cánh đồng của xã, ai cũng ái ngại khi nhìn thấy những vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi dọc các kênh mương, bờ ruộng. Bản thân bà ngày trước mỗi khi phun thuốc trừ sâu xong cũng tiện đâu vứt đó. Hơn 2 năm nay, từ khi Hội Nông dân xã triển khai phong trào “Sạch từ nhà ra đồng ruộng” thì những hình ảnh xấu đó không còn nữa. Đã thành thói quen, cứ cuối buổi làm ruộng xong, bà con đều tự giác thu gom vỏ thuốc BVTV đưa vào bể bê tông được thiết kế riêng đặt cạnh các tuyến đường nội đồng, đưa đi xử lý đúng quy trình. Ngoài ra, mỗi tháng, Hội Nông dân xã cũng huy động toàn thể hội viên ra quân thu gom rác thải đồng loạt trên tất cả các xứ đồng.
Thuốc BVTV được đưa vào bể bê tông được đặt cạnh các tuyến đường nội đồng, xử lý đúng quy trình. Ảnh: Thái Hiền
Ở huyện Anh Sơn, xã Tường Sơn là địa phương đi đầu trong việc làm sạch từ trong nhà ra đến đường làng, đồng ruộng.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Hương – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tường Sơn cho biết: “Thực tế thì trước đây, người dân xã Tường Sơn chỉ chú trọng vệ sinh trong khuôn viên nhà ở và vườn tược của mình. Những năm gần đây, bà con đã thay đổi nhận thức bảo vệ môi trường cộng đồng, chú trọng làm sạch đường sá, đồng ruộng.
Bắt đầu từ cuối năm 2018, Hội Nông dân xã phối hợp cùng hội phụ nữ xã triển khai cho các hội viên xây dựng hố rác gia đình. Cán bộ từ xã đến thôn nắm bắt hoàn cảnh từng hộ để có cách giúp đỡ phù hợp. Nếu hộ nào khó khăn, đều được hỗ trợ. Đến nay, gần 100% hộ dân trong toàn xã đều có hố rác tại gia đình, đặc biệt, như bà con ở bản Ồ Ồ Già Hóp, 100% đồng bào dân tộc Thái, cách xa trung tâm cũng hưởng ứng rất sôi nổi.
Không dừng lại ở đó, thực hiện cuộc vận động mỗi nhà có một vườn hoa nhỏ, mỗi đoạn đường là một con đường hoa do UBND xã phát động. Đến nay toàn xã Tường Sơn đã trồng được gần 3 km con đường hoa trên các trục đường xã, thôn tiêu biểu là ở thôn 2, thôn 3 và thôn 12.
Với phương châm “Sạch nhà, sạch ngõ” đến “sạch đồng”, trên các cánh đồng Hội Nông dân xã cũng huy động kinh phí xây dựng bể thu gom vỏ thuốc BVTV. Đến nay đã có 80 cái bể thu gom thuốc BVTV được lắp đặt trên tất cả các xứ đồng.
Hàng tháng, Hội Nông dân xã đều tổ chức đồng loạt các chi hội ra quân thu gom bao bì thuốc BVTV ở tất cả các cánh đồng, tổ chức 100% hội viên ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định giữ gìn vệ sinh trong gia đình, nơi sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, các cơ sở hội nông dân ở huyện Anh Sơn đang triển khai rầm rộ phong trào “Sạch từ nhà ra đồng ruộng”. Ảnh: Thái Hiền
XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NHÀ
Hoa Sơn cũng là một trong những xã thực hiện tốt phong trào “Sạch từ nhà ra đồng ruộng” ở huyện Anh Sơn. Hiện nay, về tiêu chí môi trường, xã Hoa Sơn đã có 95% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; số hộ gia đình có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn quy định, có hệ thống tiêu thoát đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước đạt 100%.
Ông Trần Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND xã Hoa Sơn cho biết: Xác định trong tiêu chí môi trường nội dung rác thải ở địa phương được xử lý theo quy định là một trong những phần việc khó thực hiện, xã Hoa Sơn đã có hướng đi riêng của mình khác với các xã về đích NTM ở huyện Anh Sơn. Đó là triển khai chủ trương mỗi gia đình, khu dân cư phải xây dựng 1 hố rác để thu gom, tập kết và xử lý. Theo đó, xã cũng đã xây dựng mẫu thiết kế mô hình hố rác có kích thước, kinh phí cho phù hợp với từng hộ.
Để xây được hố rác thải, mỗi hộ gia đình chỉ cần bỏ ra một khoản kinh phí trên 500.000 đồng để mua vật liệu cát, sỏi, xi măng, sắt thép… Hố đốt rác cao khoảng gần 1m, ngăn chứa rộng 1m; có giàn sắt để đựng rác, có mái lợp để tránh mưa…
Sau khi đốt xong hộ dân tận dụng lượng tro để ủ làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến thời điểm này đã có 12/12 thôn, bản trên địa bàn xã triển khai chủ trương xây dựng hố rác tại gia, với 85% số hộ dân sử dụng, mỗi thôn có từ 10 – 12 hố được xây mẫu cho bà con đến xem.
Không chỉ thu gom rác tại đồng ruộng, Hội Nông dân huyện Anh Sơn chủ trương mỗi gia đình, khu dân cư phải xây dựng 1 hố rác tại gia để thu gom, tập kết và xử lý.
Như Xuân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước được huyện Như Xuân xác định là một trong những giải pháp quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần xây dựng Như Xuân ngày càng đổi mới.
Huyện Như Xuân tuyên dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020.
Tìm hiểu việc thực hiện phong trào thi đua yêu nước ở xã Cát Vân, chúng tôi được đồng chí Lê Văn Huân, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Đảng bộ xã Cát Vân hiện có 9 chi bộ với tổng số 179 đảng viên, trong 5 năm qua, thực hiện phong trào thi đua yêu nước đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và Nhân dân trong xã, tạo động lực thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà nghị quyết đại hội đảng bộ xã đã đề ra. Kinh tế phát triển, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng được củng cố, tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong các phong trào thi đua, đảng ủy và các chi ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Với vai trò của mình, MTTQ và các tổ chức hội, đoàn thể đã phát động có hiệu quả các phong trào thi đua như phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", "Cựu chiến binh gương mẫu", đoàn thanh niên phát huy "Ba phong trào, ba đồng hành với thanh niên"... qua đó, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Từ các phong trào thi đua, năm 2019, xã Cát Vân được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang tiếp tục phấn đấu để đến năm 2024 đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất", trong 5 năm từ 2015-2020, phong trào thi đua yêu nước đã được cán bộ, hội viên, phụ nữ huyện Như Xuân hưởng ứng tích cực, thực sự đi vào cuộc sống, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hành động cách mạng, khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước của các tầng lớp phụ nữ trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội đảng, đại hội phụ nữ các cấp đã đề ra. Đồng chí Vi Thanh Hương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Như Xuân cho biết: Để phong trào thi đua yêu nước thực sự đi vào cuộc sống, trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hành động cách mạng, thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia, Hội LHPN huyện đã tích cực đổi mới về nội dung cũng như phương pháp trong việc tổ chức thực hiện phong trào. Hội thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Huyện ủy, Thường vụ Hội LHPN tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, đoàn thể để xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng, phát động các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực, trong các tầng lớp phụ nữ. Tiêu biểu có các phong trào như: "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế", "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ" tiếp tục được duy trì và phát triển ngày càng sâu rộng. Hội đã tích cực khai thác các nguồn vốn cho phụ nữ vay phát triển sản xuất, kinh doanh; trong đó, nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội dư nợ là 150 tỷ đồng với 92 tổ và 3.748 thành viên vay vốn; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dư nợ 63 tỷ đồng với 23 tổ và 788 thành viên vay vốn. Từ các nguồn vốn vay, nhiều chị em đã mạnh dạn cải tạo vườn đồi, tập trung phát triển kinh tế, bảo vệ và trồng rừng, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây keo, cây luồng, cao su, mắc ca, mít Thái, cam, bưởi... Điển hình như các chị: Phạm Thị Thu ở thôn Vân Hòa, xã Cát Vân, đầu tư trồng 3 ha cây mắc ca, 0,5 ha ổi, 0,5 ha cam Vinh, 15 cây mít Thái đã thu hoạch, mỗi năm cho thu nhập bình quân 150 - 160 triệu đồng; gia đình chị Phạm Thị Hằng ở thôn 5, xã Xuân Bình, hiện nay có 3 ha cây ăn quả, 6 ha keo, 1,5 ha cao su, 4 con bò, 110 con ngan, gà, thu nhập bình quân hàng năm trừ chi phí đạt 250 triệu đồng; gia đình chị Nguyễn Thị Hòa ở thôn 8, xã Xuân Hòa, trồng 4 ha cam, 2 ha sắn và 1 ha bưởi đã cho thu hoạch, thu nhập bình quân 400 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động trong thôn với mức thù lao là 5 triệu đồng/lao động/tháng.
Cùng với phát triển kinh tế, các hội viên phụ nữ đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" và ủng hộ xây dựng "Mái ấm tình thương". Trong 5 năm qua đã vận động xây dựng, sửa chữa được 21 mái ấm tình thương, trị giá 326 triệu đồng, giúp phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ đơn thân không có nhà ở hoặc ở nhà tạm bợ dột nát. Trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cán bộ, hội viên phụ nữ trong huyện đã tích cực tham gia hưởng ứng và ủng hộ trên 131 triệu đồng... Thông qua các phong trào thi đua, các cấp hội phụ nữ đã tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trên quê hương Như Xuân.
Đồng chí Lê Văn Thuận, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Như Xuân cho biết: Việc triển khai thực hiện phong trào thi đua yêu nước đã được Ban Thường vụ Huyện ủy Như Xuân tập trung lãnh đạo mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi lĩnh vực, trên cơ sở nhiệm vụ của mình phát động các phong trào thi đua riêng, như phong trào thi đua "Dân vận khéo"; "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc" gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch"; "Cựu chiến binh gương mẫu"; "Thanh niên khởi nghiệp"... Thông qua các phong trào thi đua yêu nước đã có sức lan toả mạnh mẽ, tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Huyện Đoàn Yên Định: 93 công trình, phần việc thanh niên được thực hiện trong Tháng Thanh niên năm 2021 Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2021, hoạt động công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên (TTN) trên địa bàn toàn huyện Yên Định diễn ra sôi nổi, đạt nhiều kết quả nổi bật. Toàn huyện có 93 công trình, phần việc thanh niên, thu hút hơn 10.000 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTTN) tham gia. Mô hình "em...