Điểm sáng nông thôn mới Điện Trung: Thu nhập đến 200 triệu/người/năm
Sau khi được công nhận xã nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2014, xã Điện Trung, (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), đã không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ vững danh hiệu và nâng cao chất lượng các tiêu chí
Đổi mới mỗi ngày
Ông Trần Tình – Chủ tịch UBND xã Điện Trung cho biết, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, sau 4 năm triển khai xây dựng NTM, xã Điện Trung đã về đích và luôn giữ vững được danh hiệu xã NTM. Tuy nhiên, để các tiêu chí NTM thực sự hiệu quả, bền vững, đòi hỏi địa phương phải có hướng đi, cách làm đúng đắn. Trong đó các tiêu chí “cứng” như: giao thông, thủy lợi, trường học, điện, chợ nông thôn… được xã tiếp tục đầu tư nâng cấp, còn các tiêu chí “mềm” như môi trường, thu nhập bình quân, tỷ lệ hộ nghèo, an ninh trật tự thì địa phương tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia. Nhằm tiến tới xây dựng thành công “xã nông thôn mới kiểu mẫu” vào năm 2020.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang đã tạo nên sức sống mới ở xã Điện Trung.
“Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, người dân đã tình nguyện hiến đất, cây cối cho đến ngày công để xây dựng các công trình NTM, nhờ đó, đường sá trong thôn giờ đây đã khang trang, sạch đẹp hơn trước. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một được nâng cao…”.
Ông Đỗ Thế Mười -
Trưởng thôn Đông Lãnh
Qua hơn 7 năm triển khai xây dựng NTM, từ nguồn hỗ trợ của cấp trên, nguồn xã hội hóa của địa phương, Điện Trung đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để đầu tư các công trình xây dựng cơ bản, nhờ đó, Điện Trung đã có nhiều đổi thay, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn. Hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã đã được bê tông đạt chuẩn theo quy định đạt tỷ lệ 100%.
Video đang HOT
Hệ thống trục chính giao thông nội đồng tiếp tục được đầu tư, đặc biệt tư 2015 – 2017 xây dưng đươc 1420m, nâng tông sô chiều dài GTNĐ 14.322km/14.838km, đạt tỷ lệ 96,52%.
Về thủy lợi, tông sô kênh mương trên đia ban xa đên cuôi năm 2017 la 16,622km/19,306km, đạt tỷ lệ 86,10%. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác: như chợ, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế… cũng được địa phương đầu tư, nâng cấp trong thời gian qua.
Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Ông Trần Tình cho biết thêm, ngay sau khi được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, trên cơ sở phân tích, đánh giá những mặt được, mặt hạn chế, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đã xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Cụ thể, đối với các tiêu chí: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người… Xã đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo ra nhiều việc làm mới; phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi; hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề giúp các hộ, nhất là hộ nghèo…
Cho hiệu quả kinh tế cao phải kể đến mô hình trang trại nuôi bò sinh sản, bò thịt của anh Phạm Văn Hòa – ở thôn Tân Bình 4. Anh chia sẻ: Khi mới lập trang trại, gia đình tôi còn rất nhiều khó khăn, cả về nguồn vốn lẫn kinh nghiệm, nhưng bằng quyết tâm làm giàu, không quản ngại khó khăn, nhờ vậy mà đến nay trang trại nuôi bò của anh Hòa đã có trên 30 con. Ngoài nuôi bò, anh còn trồng 1,5 mẫu rau ngót, 2 mẫu bắp, cùng với nuôi gà vịt.
“Hàng năm, với việc chăn nuôi bò và trồng trọt như thế này, tôi lãi trên 300 triệu đồng/năm. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng trang trại, đồng thời nhân rộng mô hình này trên địa bàn xã, nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, cũng như giải quyết việc làm cho bà con”, anhHòa chia sẻ.
Còn theo ông Tình, ở khắp các thôn của xã có nhiều mô hình cho kinh tế hiệu quả, trong đó phải kể đến mô hình trồng rau ngót của hộ ông Đỗ Thế Hải ( thôn Hòa Giang), mô hình chăn nuôi heo – bò của bà Nguyễn Thị Liên (thôn Tân Bình 4), mô hình nuôi heo của hộ bà Lê Thị Lan (thôn Đông Lãnh), mô hình trồng đậu tương của hộ ông Phạm Trường Tĩnh ở thôn Hòa Giang…thu nhập của các hộ tiêu biểu trên từ 120-200 triệu đồng/hộ/năm.
Theo Danviet
Nữ Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Sóc Ruộng: Nói được, làm được
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chị không chỉ gần dân, sâu sát dân mà luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chị luôn được người dân yêu mến, tin tưởng khen tặng là nữ cán bộ "giỏi việc nước- đảm việc nhà". Chị chính là Thạch Thị Li Na- Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Sóc Ruộng (xã Tân Mỹ- Trà Ôn).
Không chỉ giỏi việc nước, chị Thạch Thị Li Na còn đảm việc nhà.
Khi chúng tôi đến ấp Sóc Ruộng hỏi thăm chị Li Na thì bà con nơi đây đều có chung câu trả lời: Li Na là nữ cán bộ dân tộc Khmer năng nổ, nhiệt tình lại rất được lòng chòm xóm. "Từ khi Li Na phụ trách dẫn dắt phong trào tại địa phương thì tình làng xóm ngày càng thắt chặt. Ngày càng có nhiều gia đình chí thú làm ăn vươn lên thoát nghèo"...
Ông Trần Đức Thanh- Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ- nói như thế. Theo ông, "không đúng sao được khi mà Li Na làm Chi hội trưởng nông dân ấp thì càng có nhiều hộ được tư vấn cách làm ăn, giúp đỡ vay vốn để có thêm điều kiện làm ăn vươn lên thoát nghèo".
Như hộ ông Thạch Hoài được hỗ trợ áp dụng mô hình trồng xoài Đài Loan; hộ ông Thạch Sang, hộ ông Hồ Phú Hậu chăn nuôi bò lợi nhuận trên 20 triệu đồng, góp phần cải thiện cuộc sống. Hộ ông Thạch Út, Thạch Kha Tuấn, Thạch Đa Ly có ruộng ít được chị vận động chuyển sang trồng ớt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân khoảng 40 triệu đồng/công đất...
Chị Li Na vui vẻ nói: Mấy năm nay, chị dọn về ở nhà mẹ để vừa tiện chăm lo gia đình cũng như tham gia hoạt động tại địa phương. Chị tham gia hoạt động cũng là cái duyên, bởi trước kia chị học chưa hết lớp 12, không có bằng cấp gì nên đâu dám nghĩ đến chuyện "mình sẽ làm được việc". "Cũng nhờ cấp trên và bà con thương, tin tưởng mình mới hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao"- chị cười cho biết.
Chị kể: Lúc còn ở nhà riêng, buôn bán tạp hóa, dù chưa là thành viên BCH Chi hội Phụ nữ ấp, nhưng chuyện vận động chị em đi họp hành, tham gia phong trào chị đã làm tốt. "Chắc tại thấy tôi gần gũi, hòa đồng nên chị em yêu mến và tin tưởng nghe theo"- chị nói vui.
Rồi khi về sống chung với cha mẹ, biết Tổ Y tế ấp Sóc Ruộng thiếu người trong khi lại có bằng hành nghề, chị xin tham gia và rồi được giao nhiệm vụ Tổ trưởng. Từ đó đến nay, chị kiêm qua rất nhiều vị trí công tác: Tổ trưởng Tổ Y tế, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Hội Khuyến học và hiện là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Sóc Ruộng... Điều đặc biệt là dù đảm trách bất kỳ nhiệm vụ nào thì chị cũng đều hoàn thành rất tốt.
Chị chia sẻ: "Thật ra khi nhận nhiệm vụ, tôi chỉ nghĩ phải làm việc hết mình, tròn bổn phận của người cán bộ phục vụ nhân dân chứ không phải làm để đạt thành tích này nọ".
Nhớ lại lúc mới làm chi hội trưởng hội nông dân ấp, nhiều người hỏi vui: "Đàn bà con gái, biết gì làm ruộng mà là chi hội trưởng hả Na?" Và mỗi lần như vậy, chị đều cười đáp: "Na cũng biết cách chăm sóc lúa, biết trồng màu, biết chăn nuôi... vì Na cũng là nông dân mà!"
Ông Trần Đức Thanh nhận xét: "Li Na luôn có thái độ cầu thị và lắng nghe ý kiến, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Trong công việc, Na không bao giờ câu nệ, hễ ai nhờ giúp Na đều sẵn lòng".
Hơn 10 năm công tác, chị Na cho rằng: Bà con mình, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer vận động khó lắm cho nên để nói dân nghe và làm theo thì người cán bộ, đảng viên không những thường xuyên xuống nhà dân để "lắng nghe dân nói", mà còn phải "nói được làm được", làm việc gì cũng luôn nghĩ đến lợi ích của người dân thì mới được dân yêu quý.
Theo Cẩm Huệ (Báo Vĩnh Long)
Nữ du khách nước ngoài tử vong khi 2 xe máy của đoàn phượt va chạm với xe container ở Quảng Nam Xe container bất ngờ xảy ra va chạm với 2 xe máy chạy cùng chiều ở Quảng Nam, khiến 1 nữ du khách nước ngoài tử vong tại chỗ, một số du khách khác bị thương. Thông tin ban đầu, khoảng 14h30 chiều 15/2, xe đầu kéo BKS 43C-195.55, do tài xế Hồ Nguyễn Hoài Linh (49 tuổi, trú quận Hải Châu, Đà...