Điểm sáng FDI
Trong tháng 4/2020, hầu hết tất cả các ngành chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam đều tăng trưởng âm. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đăng ký cấp mới lại tăng mạnh.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo thống kê mới đây của SSI, tính từ đầu năm tới ngày 20/4, tổng vốn FDI đăng kí cấp mới và đăng kí thêm đạt 9,8 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 4, vốn FDI đăng kí cấp mới đạt 3,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, tổng vốn FDI giải ngân lũy kế chỉ đạt 5,2 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2019 (YoY).
Video đang HOT
Biểu đồ vốn FDI đăng kí mới đến tháng 4/2020 (Nguồn: SSI)
Trái ngược với diễn biến khả quan của dòng vốn FDI, dữ liệu của SSI cho thấy, trong tháng 4/2020, hầu hết tất cả các ngành chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam đều tăng trưởng âm.
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 10.5% YoY trong tháng 4, lũy kế 4 tháng chỉ tăng 1.8% là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm.
Ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 4 giảm 26% YoY. Trong đó dịch vụ lữ hành giảm 97%, dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 64,7%. Lũy kế 4 tháng tổng mức bán lẻ giảm 4,3% là mức tăng trưởng âm lần đầu tiên trong nhiều năm trong bối cảnh giãn cách xã hội.
Luân chuyển hàng hóa tháng 4 ước tính đạt 21,3 tỷ tấn.km, giảm 25,2% YoY; lũy kế 4 tháng giảm 7,8%, chủ yếu do đường hàng không giảm mạnh 31%.
Giảm mạnh nhất là lượng khách quốc tế với mức giảm tới 98,2% YoY, lượng khách ước tính chỉ đạt 26,2 nghìn lượt người trong tháng 4. Trong đó khách Trung Quốc là chủ yếu, chiếm 88%, 75% khách đến bằng đường bộ trong bối cảnh đường hàng không bị tê liệt.
Các ngành còn lại như xuất, nhập khẩu có mức giảm từ 2,3-3,5%. Trong đó, xuất khẩu bắt đầu chịu tác động từ tháng 4, khi dịch COVID-19 lan rộng tới các quốc gia Âu Mỹ với mức giảm 3,5% YoY, lũy kế 4 tháng tăng 4,67%; Nhập khẩu tháng 4 giảm 2,3% YoY nhưng lũy kế 4 tháng vẫn tăng 2,1%. Nhập siêu trong tháng 4 là 700 triệu USD, lũy kế 4 tháng xuất siêu 3 tỷ USD.
Chỉ số giá bán lẻ (CPI) tháng 4 giảm 1,54% so với tháng 3, là tháng giảm thứ 3 liên tiếp và chỉ tăng 2,93% YoY, bằng mức tăng của tháng 4/2019.
Theo số liệu của SSI, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất với mức tăng 11,78%, ngược lại nhóm Giao thông giảm 19,57% do tác động kép từ biện pháp giãn cách xã hội và 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 28,48%.
"Lao đao" vì đại dịch Covid-19, thu hút đầu tư Đà Nẵng vẫn tăng gần 600%
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, nhờ có nhiều biện pháp linh hoạt, kinh tế Đà Nẵng vẫn đạt được một số kết quả khả quan...
Ngày 7/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.Đà Nẵng cho hay, đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra nhiều tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Trên địa bàn Đà Nẵng, du lịch là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch này. Trong đó, phần lớn các khách sạn, homestay, nhà nghỉ trên địa bàn Đà Nẵng tạm thời đóng cửa, đặc biệt ngành lưu trú chỉ phục vụ lượng nhỏ khách, ước tính 4 tháng đầu năm 2020 chỉ ước đạt 1.177 ngàn lượt khách. Trên địa bàn có 409 đơn vị kinh doanh lữ hành thì hiện nay rất nhiều đơn vị vẫn đang tạm dừng hoạt động.
Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm 2020 của Đà Nẵng cũng chỉ ước đạt 17.097 tỷ đồng, đạt 24% kế hoạch năm, giảm 6,8% so với cùng kỳ 2019, sản lượng tiêu thụ hàng hóa tại các chợ chậm, khách hàng đến chợ giảm 30-40%, kim ngạch xuất khẩu đạt 478,9 triệu USD, giảm 4,8%, kim ngạch nhập khẩu đạt 109,5 triệu USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ 2019...
Không nằm ngoài guồng quay tiêu cực do đại dịch Covid-19, doanh thu ngành vận của Đà Nẵng cũng chỉ đạt 4.447,9 tỷ đồng, giảm 9,4%, khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy giảm 7,5%, luân chuyển hành khách bằng đường bộ, đường thủy giảm 32,4%, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 3,7% so với cùng kỳ 2019...Nhìn chung, mọi ngành nghề trên địa bàn đều gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Chỉ có hoạt động sản xuất thủy sản - nông - lâm tương đối ổn định và ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 với sản lượng khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm nay ước đạt 13.425 tấn tăng 2,2% so với cùng kỳ nhưng sản lượng đánh bắt được tiêu thụ thấp, giá cả có xu hướng giảm...
Nhiều tín hiệu dự báo nền kinh tế Đà Nẵng sẽ phục hồi sớm sau khi đại dịch Covid-19 đi qua. Ảnh: Nguyễn Trình
Theo thống kê của Cục Thống kê TP.Đà Nẵng, có 89,9% số lượng doanh nghiệp được khảo sát trả lời có chịu tác động của dịch Covid-19. Các khó khăn chủ yếu mà doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải đối mặt như: không thực hiện được hoạt động SXKD (58,4%), nguồn thu không đủ để bù đắp cho các chi phí phát sinh (45,8%), thị trường tiêu thụ trong nước bị thu hẹp (44,3%), hàng hóa sản xuất không xuất khẩu được (39,7%), không có nguồn thu để bù đắp cho các chi phí phát sinh (38,5%), thiếu hụt nguồn vốn SXKD (37,4%), thiếu hụt nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu (30,9%), không tuyển được hoặc phải cắt giảm lao động (27,2%)...
Trước những tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt như đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án trọng điểm, dự án mang tính lan tỏa, động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Theo đó, đến ngày 30/4/2020, Đà Nẵng đã giải ngân khoảng 2.100 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2019, hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2018... Việc này đã giúp khởi công nhiều dự án lớn của Đà Nẵng như Dự án đường và cầu qua sông Cổ Cò và đường Vành đai phía Tây 2 thuộc dự án Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng, Dự án Cải thiện môi trường nước phía Đông quận Sơn Trà, Dự án Nhà máy nước Hòa Liên, Dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý...
Bên cạnh việc đẩy nhanh giải vốn đâu tư công, Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng cho biết, về thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước của địa phương cũng có một số kết quả khả quan, điều này đưa lại nhiều "tia sáng" trong "bức tranh kinh tế màu xám" của Đà Nẵng thời gian qua.
Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2020, Đà Nẵng đã thu hút được 13.097 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư là 10.815 tỷ đồng, tăng 593% về vốn so với cùng kỳ 2019. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đã cấp mới được 43 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 74,846 triệu USD.../
Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm báo lãi quý 1 giảm đến 40% do giá vốn phình to Trong quý 1/2020, Kinh Bắc City có lãi sau thuế giảm gần 9% về mức 94 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt gần 54 tỷ đồng, giảm 40%. Theo Báo cáo tài chính quý 1/2020, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc City, HoSE: KBC) ghi nhận doanh thu thuần đạt...