Điểm sáng của ngành Dầu khí trong khủng hoảng kép
Trong thời điểm cả thế giới khủng hoảng vì dịch bệnh Covid-19 và ngành Dầu khí Việt Nam còn chịu thêm khủng hoảng từ việc giá dầu giảm sâu, thì những tín hiệu vui từ các dự án mới nhận trong năm 2020 của Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất (DQS) thực sự là một điểm sáng.
Tàu Elefsis (Hy Lạp) đang trong quá trình sửa chữa tại dock Dung Quất
Đó là kết quả của một quá trình lâu dài, từ sự trăn trở, tạo điều kiện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), sự cố gắng của tập thể lãnh đạo DQS cùng tập thể người lao động công ty.
Ba tháng nhận gấp đôi số dự án nước ngoài trong 2 năm cộng lại
Dư luận luôn “điểm danh” DQS là một trong “12 đại dự án thua lỗ”, nhưng sự thua lỗ ấy phần nhiều vì lịch sử để lại từ thời Vinashin và những khó khăn về cơ chế. Vượt qua những khó khăn ấy, những năm qua, lãnh đạo DQS đã có những sự tính toán, chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để vươn ra thị trường nước ngoài. Thời gian này, DQS từng bước hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ, giấy phép để cho dock Dung Quất có thể nhận được tàu nước ngoài và sửa chữa ngắn ngày. Đồng thời xây dựng mạng lưới môi giới, cũng như kết nối với khách hàng tại nước ngoài; đặc biệt là các khách hàng tại thị trường tàu dầu và tàu container cỡ lớn.
Trên thị trường quốc tế, các shipyard của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất vì tiềm lực tài chính, cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn DQS rất nhiều. Họ cũng có cơ chế thông thoáng, được tạo điều kiện thuận lợi để nhận các đơn hàng nước ngoài. Chính vì sự cạnh tranh quyết liệt đó nên từ 2017 đến 2019, DQS chỉ nhận được 3 sản phẩm của nước ngoài. Khi xảy ra dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 thì các chủ tàu nước ngoài bắt đầu tìm kiếm các nhà máy, các công ty có đủ khả năng sửa chữa tàu cỡ lớn ở những nơi ngoài Trung Quốc. Và DQS đã tận dụng rất tốt cơ hội đó khi dock Dung Quất là sự lựa chọn hàng đầu trong khu vực. Theo thông tin từ DQS, từ tháng 1/2020, DQS nhận liên tiếp 6 tàu nước ngoài, gấp 2 lần so với cả 2 năm trước cộng lại. Đây không chỉ đơn thuần là việc tận dụng cơ hội khi thị trường Trung Quốc bất ổn, mà đó là thành quả của sự chuẩn bị lâu dài về marketing, công nghệ, cơ sở vật chất và năng lực đã được chứng minh của DQS với các chủ tàu nước ngoài.
Công nhân tại DQS đang hoàn thành một hạng mục hàn ống
“Bằng chứng là đến thời điểm bây giờ, khi thị trường Trung Quốc ổn định, nhưng DQS vẫn tiếp tục nhận được lời mời đàm phán những đơn hàng mới. Thậm chí, các chủ tàu đã quay lại đặt vấn đề về những hợp đồng đóng mới và DQS đang triển khai những đơn hàng ấy. Trong thời gian tới, DQS sẽ tiếp tục mở rộng việc đóng mới, sửa chữa tàu tại thị trường nước ngoài bên cạnh thị trường truyền thống là sửa chữa các tàu dầu khí và thị trường trong nước. Việc này mở ra một cơ hội rất lớn cho DQS phát triển trong tương lai”, lãnh đạo DQS nhấn mạnh.
Song song với việc từng bước phát triển thị trường nước ngoài, DQS vẫn rất chú trọng phát triển thị trường trong nước. Những hợp đồng không chỉ đến từ các đơn vị trong ngành Dầu khí, mà còn đến từ các công ty ngoài ngành. Năm 2019 DQS đã thực hiện 20 đơn hàng ngoài ngành. Có thể kể đến các đơn hàng gia công lắp dựng đường ống mạng ngoài, bảo dưỡng cẩu, lắp đặt kết cấu nhiều thiết bị cho Thép Hòa Phát; sửa chữa tàu Petrolimex 15; sửa chữa sà lan Phú Xuân 18; thi công các hạng mục sơn, sửa chữa đường ống, cắt CNC cho Doosan Vina… Điều này chứng tỏ DQS đã tạo được niềm tin với khách hàng cả trong và ngoài ngành.
Video đang HOT
Dock DQS sau khi hoàn thành sửa chữa giàn Đại Hùng
Những cơ chế nào cần được tạo điều kiện?
Với những khó khăn cũ về cơ chế tài chính, những khoản nợ mà Vinashin để lại làm cho hồ sơ đấu thầu của DQS bị loại ở “vòng gửi xe”. Đây là điều cực kỳ bất lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế.
Thế nhưng, khi kiếm tìm được những đơn hàng từ nước ngoài, thì DQS lại gặp khó với các cơ chế, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực sửa chữa tàu nước ngoài tại Việt Nam. Còn đối với tỉnh Quảng Ngãi, từ trước đến giờ rất ít có tàu nước ngoài sửa chữa, cập cảng nên chính quyền địa phương gặp khó trong việc áp dụng các điều khoản, luật để cấp thủ tục. Có thể ví dụ như cơ chế về việc tạm nhập, tái xuất tàu khi vào sửa chữa.
Theo quy định, tàu biển nước ngoài vào Việt Nam phải làm thủ tục tạm nhập, tái xuất. Những thủ tục này làm rất lâu, mất đến 1 tuần; trong khi tổng thời gian sửa chữa trong hợp đồng chỉ là từ 10 đến 15 ngày. Để có được các hợp đồng tàu nước ngoài, DQS phải cạnh tranh với các dock của Trung Quốc bằng tiến độ, chất lượng; phải hoàn thành việc sửa chữa tối đa trong 15 ngày. Trong khi việc hoàn thành các giấy tờ, thủ tục đã mất 5-7 ngày. Những thứ đó vô hình chung làm giảm năng lực cạnh tranh của DQS.
“Nếu được tạo cơ chế giải quyết những yếu tố lịch sử để lại, và những cơ chế thoáng hơn về thủ tục hành chính thì DQS sẵn sàng tham gia một cách sòng phẳng về chất lượng, tiến độ, giá cả trên thị trường quốc tế. Thực tế đã chứng minh các sản phẩm của DQS đã tạo được sự tin cậy của khách hàng”, một lãnh đạo DQS khẳng định.
Ông Phan Tử Giang, Tổng Giám đốc DQS
Luôn chăm lo cho người lao động
Tích cực tìm kiếm những đơn hàng, phát triển thị trường nhưng tập thể lãnh đạo DQS cũng luôn quan tâm đến đời sống các cán bộ, kỹ sư, công nhân viên trong công ty. Ông Phan Tử Giang, Tổng Giám đốc DQS chia sẻ: ” Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty luôn thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động như đóng: BHXH, BHYT, BHTN, mua bảo hiểm tai nạn (24/24),… Năm 2018, tiền lương trung bình của công nhân lao động trực tiếp là 6,6 triệu đồng, năm 2019 tăng lên 8,32 triệu đồng. Đến 4 tháng đầu năm 2020 tăng lên 9,53 triệu đồng. Lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến đời sống anh em từ những việc cụ thể nhất”.
Những nỗ lực, cố gắng đưa công ty vượt qua khó khăn bởi lịch sử để lại cũng như cơ chế luôn được cán bộ, công nhân viên trong công ty ghi nhận và cảm kích. Anh Phạm Ngọc Huệ, tổ trưởng Tổ lắp ráp, Xưởng kết cấu thuộc DQS, cho biết: “Công ty luôn chăm lo cho đời sống của anh em, các chế độ bồi dưỡng độc hại luôn đầy đủ. Ban Tổng giám đốc luôn tích cực tìm kiếm các đơn hàng để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đối với người lao động, mức thu nhập tại DQS đảm bảo cho anh em và gia đình một cuộc sống ổn định”.
Hàng năm, Công đoàn, Đoàn Thanh niên DQS luôn tổ chức những hoạt động thể hiện sự tương trợ, đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn. Ngay từ 5/01/2020, DQS đã bắt đầu chiến dịch phòng chống Covid-19 bằng cách xây dựng quy chế, phổ biến các thông tin chống dịch, mua đầy đủ trang thiết bị cá nhân như : quần áo, găng tay, khẩu trang. Đồng thời lắp đặt máy khử khuẩn toàn thân tự thiết kế, máy phun thuốc tự động…
“Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc từ những người cao nhất như Chủ tịch hay Tổng giám đốc Phan Tử Giang ngoài những công việc lớn như quyết sách phát triển công ty còn quan tâm đến những việc cụ thể về đời sống, về tinh thần cho anh em. Đời sống của anh em và gia đình luôn tốt hơn theo từng năm. Trong mùa dịch Covid-19, Ban Tổng giám đốc cũng đã chỉ đạo quyết liệt về việc phòng, chống, phát phương tiện bảo hộ, trang bị phương tiện phòng dịch cho anh em yên tâm làm việc”, anh Ngô Thanh Thế, Tổ trưởng Tổ ống, xưởng Thiết bị tàu, chia sẻ.
P.V
Hải trình lợi nhuận của PVTrans
Năm 2019, lợi nhuận sau thuế của PVTrans dự kiến đạt 224,3% kế hoạch năm.
Ảnh: pvtrans.com
Hình thành từ năm 2007 với đội tàu chỉ có 5 chiếc, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã PVT) hiện là doanh nghiệp sở hữu đội tàu vận tải dầu khí lớn nhất Việt Nam, với biên đội 30 chiếc và tổng tải trọng hơn 900.000DWT. PVTrans đang chiếm gần 100% thị phần vận tải dầu thô và khí hóa lỏng và 30% thị phần vận tải dầu thành phẩm. Kết thúc 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu hợp nhất đạt 5.995 tỉ đồng, tăng 2,5% trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 585,6 tỉ đồng, tăng 15,9%. Theo ước tính của Công ty Chứng khoán FPTS, tổng doanh thu năm 2019 của doanh nghiệp này đạt 8.167,1 tỉ đồng (tăng 4,3%), trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 897,1 tỉ đồng (tăng 15%), hoàn thành 224,3% kế hoạch năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, cơ cấu doanh thu của PVTrans có sự thay đổi gồm doanh thu vận tải tăng 19,2% và doanh thu dịch vụ cho thuê kho nổi tăng 37,1%. Các yếu tố trợ lực gồm có phần đóng góp doanh thu của 5 tàu mới mua. Sản lượng vận chuyển dầu thô, dầu thành phẩm gia tăng nhờ tham gia vận chuyển cho Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, vận hành thương mại từ ngày 12.11.2018. Về phía dịch vụ kho bãi, doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ khối lượng công việc tăng thêm từ giai đoạn tiền vận hành của dự án Sao Vàng Đại Nguyệt.
Theo đơn vị chứng khoán, triển vọng đầu tư của PVTrans đến từ các yếu tố tích cực như (1) giá cho thuê tàu chạy tuyến quốc tế có xu hướng tăng; theo Công ty Môi giới vận tải Clarksons, giá cho thuê tàu quý IV/2019 tiếp tục ở mức cao hơn bình quân năm 2018; (2) việc mở rộng đội tàu có trọng tải lớn kỳ vọng giúp PVTrans nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần trên các tuyến vận tải quốc tế; (3) cổ tức tiền mặt ổn định: PVTrans trả cổ tức tiền mặt ổn định hằng năm ở mức 1.000 đồng/cổ phiếu, với tỉ suất cổ tức/thị giá là 7,03% trong năm 2015-2018.
Nhằm đa dạng hóa dòng tiền, cũng như phân tán rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp vận tải này vừa phục vụ các tuyến nội địa giữa các nhà máy lọc hóa dầu, cũng như các tuyến quốc tế. Về tuyến nội địa, vận chuyển từ Nghi Sơn, Dung Quất đi tới các kho của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil). Về tuyến quốc tế, PVTrans cho thuê tàu chạy các tuyến ở khu vực Đông Nam Á - Ấn Độ - Trung Đông. Cá biệt, Công ty còn mở rộng sự hiện diện ở các vùng biển xa khi cho thuê 2 tàu Athena và Apolo vận chuyển dầu thô từ Trung Đông đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Nam Phi. Dự kiến năm 2020, doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm tuyến đi Trung Đông - Bắc Mỹ. Đây được đánh giá là khảo nghiệm mới với năng lực vận tải vượt đại dương của PVTrans. Tại thị trường Bắc Mỹ, giá cước trung bình sẽ cao hơn các thị trường khác, song các tiêu chuẩn và yêu cầu môi trường cũng khắt khe hơn, trong đó có yêu cầu về hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu dưới 0,1%.
Một trong những điểm cốt lõi tạo nên tính bền vững của PVTrans, cũng như cổ phiếu của doanh nghiệp là mạng lưới công ty con, công ty liên kết mà doanh nghiệp có liên quan, điểm nhấn với quyền biểu quyết quan trọng mà PVTrans có. Một số công ty con của PVTrans là Vận tải Dầu khí Vũng Tàu, Vận tải Xăng dầu Phương Nam, Gas Shipping - GSP, PVTrans PAC - PVP, PVTrans Oil, Vận tải Nhật Việt...
"Không đầu tư dàn trải, mà dồn sức phát triển chiều sâu vào các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dầu khí và phụ trợ, có lẽ là điểm khác biệt giữa PVTrans với các doanh nghiệp có doanh thu ngàn tỉ khác trên thị trường", một chuyên gia quản lý trương mục quỹ đầu tư (không muốn nêu tên) nhận xét.
Dù có nhiều điểm tích cực, song nhà đầu tư cũng cần lưu ý doanh nghiệp này với các yếu tố có ảnh hưởng đến doanh thu: (1) lịch bảo dưỡng của Nhà máy Nghi Sơn và Dung Quất, theo đó sẽ tạm ngừng hoạt động cho công tác duy tu nên ảnh hưởng đến doanh thu vận tải của PVTrans; (2) tàu kho nổi FSO Đại Hùng Queen cần phải bảo dưỡng, ảnh hưởng đến doanh thu dịch vụ kho nổi; (3) biến động về lãi suất, nếu lãi suất tăng, chi phí lãi vay sẽ tăng tương ứng; (4) biến động về giá dầu, nếu giá dầu tăng, khách hàng của PVTrans sẽ có động lực thuê tàu, doanh thu doanh nghiệp từ đó tăng và ngược lại.
Về phương diện định giá, FPTS đưa ra khuyến nghị mua vào ở mức giá 15.100 đồng/cổ phiếu (P/E Trailling 5,9x) và bán ra khi mức giá tiệm cận vùng 17.700 đồng (P/E Trailling 6,9x).
Theo Nhipcaudautu.vn
PVEP bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc Ngày 23/4, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty đối với ông Ngô Khánh Xạ và ông Hoàng Xuân Dương. Tham dự buổi lễ về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Thập,...