Điểm sáng bất động sản công nghiệp trong bão dịch COVID-19
Chi phí thuê đất khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn đang giữ nhịp độ tăng trưởng ổn định từ đầu năm đến nay bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Trong khi các phân khúc bất động sản (BĐS) khác như nhà ở thương mại, văn phòng… hạn chế nguồn cung, ít giao dịch, BĐS công nghiệp trở thành “điểm sáng” trên thị trường.
Cầu tăng, cung ổn định
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, từ đầu năm đến nay, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam ghi nhận giá trị tăng trưởng ổn định, bất chấp những khó khăn chung và diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
Hết tháng 6/2021, cả nước có 335 khu công nghiệp (KCN) được thành lập, trong đó có 260 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy gần 76% và 75 khu đang xây dựng (theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và ầu tư). Đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy KCN ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc tăng so với cùng kỳ, cụ thể tại Hà Nội lên đến 90%, Bắc Ninh lên đến 95%, Hưng Yên là 89% và Hải Phòng là 73%. Còn tại khu vực phía nam ghi nhận tỷ lệ lấp đầy tại Bình Dương là 99%, Long An là 84%, Bà Rịa-Vũng Tàu là 79%…
Nhu cầu thuê nhà xưởng tại các KCN tại Việt Nam tăng cao. Ảnh: Vân Sơn.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa ổn định phát triển kinh tế, nhiều địa phương trong đã chủ động kế hoạch tìm kiếm, thu hút khách hàng trong, ngoài nước, vốn FDI đầu tư vào các KCN. Nhờ vậy, thị trường BĐS công nghiệp trong nước duy trì nguồn cầu tăng mạnh do các tập đoàn đa quốc gia có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh và chọn Việt Nam là điểm đến. Bên cạnh đó, thị trường BĐS công nghiệp được đánh giá là phân khúc có nhiều lợi thế khi nền kinh tế phát triển ổn định, Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại, cũng như sự xuất hiện liên tục của các chính sách miễn giảm, ưu đãi thuế của Chính phủ đối với các nhà đầu tư.
Còn báo cáo mới nhất của Tập đoàn cung cấp các dịch vụ BĐS thế giới tại Việt Nam (Savills Việt Nam) cho hay, thị trường BĐS nói chung chịu ảnh hưởng lớn từ làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, nhưng phân khúc BĐS công nghiệp 6 tháng qua vẫn đang trên đà tăng trưởng, với mức tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Video đang HOT
Thêm vào đó, tổng vốn FDI đăng ký đạt hơn 13,9 tỷ USD, với 215 dự án mới vào các KCN. Phân khúc BĐS công nghiệp nói riêng đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về nguồn cầu tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang… trong đó, giá thuê nhà xưởng bình quân khoảng 60.000-80.000 đồng/m2 và giá mua đất khu công nghiệp đã có hạ tầng giao động từ 3 – 5 triệu đồng/m2. Giá thuê này ở mức thấp so với thị trường các nước trong khu vực, giúp Việt Nam cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác và trở thành điểm đến thu hút các công ty đa quốc gia.
Đón làn sóng các KCN mới
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, diễn biến phức tạp, nhưng hàng loạt các địa phương đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất xây dựng KCN mới, để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong những năm tới.
Đơn cử, tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt các KCN mới như khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú với diện tích 529 ha, KCN Quảng Trị có diện tích 481,2 ha. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang hoàn thiện dự án KCN Sông Lô, Tam Dương 1, Thái Hoà-Liên Sơn-Liên Hoà, với tổng diện tích hơn 500 ha. Tỉnh Đồng Nai đã công bố kế hoạch xây dựng 3 KCN mới, với tổng diện tích 6.475 ha, nhằm giải quyết vấn đề quá tải của các dự án đang hoạt động, gồm KCN Long Đức 3 253 ha ở xã Long Đức (huyện Long Thành), KCN Bàu Cạn-Tân Hiệp 2.627 ha ở xã Bàu Cạn, Tân Hiệp (huyện Long Thành) và KCN Xuân Quế-Sông Nhạn 3.595 ha (huyện Cẩm Mỹ). Tỉnh Long An dự kiến sẽ có dự án KCN mới giá trị 59 triệu USD tại huyện Đức Hoà…
Tỷ lệ lấp đầy các KCN tại Việt Nam đạt khoảng 76%. Ảnh: Danh Lam.
Các chuyên gia BĐS cho rằng, phân khúc BĐS công nghiệp Việt Nam đang trong thời kỳ “dọn tổ đón đại bàng”, đây là thời cơ chuẩn bị tốt để Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút nhiều dòng vốn đầu tư. Tuy nhiên, để thu hút được các nhà đầu tư lớn, cần làm tốt được khâu phát triển hạ tầng các KCN, nên các địa phương cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các chủ đầu tư chuẩn bị được quỹ đất sạch một cách nhanh nhất.
Còn theo Savills Việt Nam, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa hạ nhiệt, nhiều công ty quốc tế đã áp dụng mô hình Trung Quốc 1, nhằm tìm kiếm các địa điểm mới để đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung. Với vị trí liền kề Trung Quốc, hội tụ nhiều lợi thế chiến lược, đặc biệt là chi phí thuê đất cạnh tranh, Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm và xem như địa chỉ tìm kiếm mới.
Ngoài ra, nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và các nước Liên Minh Châu Âu EVFTA được ký kết vào tháng 8/2020, làn sóng các KCN mới đang đồng loạt hình thành được kỳ vọng sẽ là những đối tượng thu hút dòng vốn ngoại, thúc đẩy sự phục hồi của các ngành sản xuất hàng hóa cung ứng xuất khẩu, đón đầu thời điểm dịch COVID-19 được kiểm soát; đồng thời, tạo thêm động lực cho quá trình chuyển đổi từ các ngành công nghiệp giá trị thấp, sử dụng nguồn lao động có tay nghề thấp, sang các ngành công nghiệp có giá trị cao hơn.
Xuất khẩu gạo vượt bão Covid-19
Gạo vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong bão dịch Covid-19 khi doanh nghiệp tiếp tục có nhiều đơn hàng sang các thị trường đòi hỏi cao về chất lượng.
Nỗ lực nâng cao chất lượng trong nhiều năm qua đã mang lại kết quả khả quan cho xuất khẩu mặt hàng này thời gian gần đây.
Xuất khẩu gạo giữ vững đà tăng trưởng.
Nhiều đơn hàng sang các thị trường chính
Mới đây, Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) đã trúng thầu bán hai lô gạo cho thị trường Hàn Quốc. Loại gạo Trung An đã trúng thầu là lứt hạt dài. Trong đó, một lô có khối lượng 11.111 tấn với giá 572 USD/tấn và lô còn lại có khối lượng 11.111 tấn với giá 578,5 USD/tấn (giá CIF). Nếu trừ đi cước tàu và các loại phí bốc xếp, thông quan thì quy ra giá FOB tại Việt Nam cũng còn trung bình hơn 500 USD/tấn. Đây là mức giá khá tốt. Một lô sẽ được giao đến cảng Incheon vào tháng 9 và lô còn lại được giao đến cảng Ulsan vào tháng 10.
Đây là lần thứ hai Trung An trúng thầu bán gạo cho thị trường này kể từ đầu năm đến nay với tổng khối lượng là 33.458 tấn và tất cả đều do Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An cung cấp. Hàn Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ gạo có chất lượng và việc liên tục trúng các đơn hàng xuất khẩu sang đây đã cho thấy gạo Việt Nam ngày càng có nhiều sự cải thiện về chất lượng.
Ngoài Hàn Quốc, hạt gạo Việt Nam đã chinh phục thành công nhiều thị trường trong thời gian qua. Thống kê từ Bộ Công thương cho thấy, hoạt động xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực dù lượng có giảm nhưng giá xuất khẩu lại tăng cao trong bốn tháng đầu năm 2021, với khối lượng đạt 1,89 triệu tấn, trị giá 1,01 tỷ USD, giảm 10,8% về lượng nhưng tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá xuất khẩu gạo bình quân trong bốn tháng đầu năm 2021 đạt 534 USD/tấn, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức tương đối khả quan so với các "đối thủ" trong tháng 5. Cụ thể, theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương), giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong tuần cuối tháng 5 đã giảm tuần thứ 7 liên tiếp do nguồn cung tăng lên sau khi Chính phủ giải phóng kho dự trữ để giúp người nghèo vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, gạo 5% tấm giá giảm xuống 370 - 374 USD/tấn so với 371 - 376 USD/tấn trước đó một tuần. Giá gạo nội địa của nước này cũng giảm đáng kể sau khi Chính phủ xuất kho dự trữ. Tương tự, giá gạo Thái Lan trong tuần qua cũng giảm, loại 5% tấm từ mức 475 - 485 USD/tấn xuống 465 - 473 USD/tấn, thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng qua. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tuần qua vững ở mức 490 - 495 USD/tấn, cao hơn gạo của hai quốc gia này.
Thêm hỗ trợ cho doanh nghiệp
Dự báo về xuất khẩu gạo trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, tình hình sẽ khởi sắc hơn nhờ số lượng đơn hàng có chiều hướng tăng. Các doanh nghiệp tập trung tìm kiếm các hợp đồng với thị trường gần là Philippines và Trung Quốc khi hai thị trường này bắt đầu đợt tăng thu mua. Đồng thời, tích cực tìm cơ hội với các thị trường có FTA với Việt Nam như Anh, EU... Các FTA được ký gần đây như CPTPP, EVFTA, RCEP đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo dần mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, dù hiện tại chính sách cho xuất khẩu gạo đã tương đối ổn định tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam đã ký nhiều FTA thì vẫn cần có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình mới.
Cụ thể, việc tham gia các FTA mới ngoài đem lại lợi ích về thuế quan cho xuất khẩu cũng sẽ có nhiều rào cản khắt khe, như rào cản về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như gạo ngoại tràn vào Việt Nam theo cam kết mở cửa. Bên cạnh đó, do quy định của Nghị định 107 doanh nghiệp không bị ràng buộc về điều kiện năng lực vốn, bảo đảm vùng nguyên liệu, quy mô kho bãi tồn trữ... nên có quá nhiều đơn vị chỉ làm thương mại tham gia xuất khẩu gạo, tạo ra một cơ chế thu mua, chế biến thông qua nhiều tầng trung gian, dẫn tới lợi nhuận của nông dân bị giảm... Do đó, cần sớm nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nhằm khai thác tối đa các lợi thế mà Việt Nam đã có được trong các FTA nhằm nâng cao thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam với mức giá cạnh tranh hơn, ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, Bộ Công thương đã, đang và sẽ chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các FTA đã ký kết để tận dụng tối đa cơ hội thị trường như Hàn Quốc, EU... Cùng với đó, Bộ sẽ thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách, tháo gỡ rào cản kỹ thuật và thương mại, nội luật hóa các cam kết quốc tế, thủ tục hải quan, logistics... giúp doanh nghiệp xuất khẩu gạo khai thác tốt thị trường.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ông Trần Quốc Toản lưu ý cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng, giá cả cũng như xây dựng và bảo vệ thương hiệu để đa dạng hoá thị trường hướng tới xuất khẩu bền vững.
5 bệnh nhân Covid-19 nặng tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương thoát nguy kịch Chiều 27/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, 5 bệnh nhân Covid-19 rất nặng tại BV đã dần hồi phục, sau những nỗ lực không ngừng của các y bác sĩ. TS.BS Vũ Đình Phú, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực cho biết, đây là những bệnh nhân Covid-19 thở máy đầu tiên thoát khỏi tử thần đang điều trị...