Điểm qua một loạt những món nước chấm phổ biến của người Việt mới thấy cả một bầu trời nghệ thuật
Chỉ từ một “gốc” nước mắm, người ta cũng biến hoá ra biết bao nhiêu loại nước chấm hương vị đa dạng thế này đây.
Học ngay các công thức nước chấm – thứ làm nên hương vị riêng cho bữa cơm người Việt
Nói không ngoa, các loại nước chấm có khi là nguyên tố làm nên độ ngon của rất nhiều món ăn Việt. Có những món phụ thuộc hoàn toàn vào nước chấm cũng không phải chuyện lạ. Trong nhiều trường hợp, nước chấm đóng vai trò kết nối các thành phần trong món lại với nhau, tạo nên một hương vị đồng nhất. Nếu nước chấm không ngon, các hương vị sẽ trở nên rời rạc, “không liên quan” nhau. Vậy nên có thể thấy người Việt Nam rất chú trọng các loại nước chấm, nghiên cứu từng loại nước chấm riêng cho món ăn chứ không có “bạ đâu chấm đấy”.
Nước mắm là nguồn gốc của nhiều loại nước chấm Việt Nam.
Chẳng nói đâu xa, đến cả món nước mắm “quốc hồn quốc tuý” cũng phải được biến tấu sao cho phù hợp với từng món ăn. Điểm sơ sơ qua cũng thấy một list dài ơi là dài sau đây rồi. Và bởi vì các loại nước chấm làm từ nước mắm là rất nhiều, nên chúng mình xin được phép liệt kê ra một số món phổ biến nhất thôi nhé:
Nước mắm chua ngọt Nam Bộ
Đây có lẽ là món nước chấm làm từ nước mắm “đa năng” nhất, có thể dùng cho nhiều loại món ăn nhất của người Nam Bộ. Nước mắm chua ngọt được biến tấu bằng chanh, đường, tỏi băm và ớt băm. Tuỳ vào khẩu vị và nhu cầu mà người miền Nam sẽ điều chỉnh các loại nguyên liệu để nước chấm thiên về vị chua, vị ngọt hay vị mặn. Đây là loại nước chấm “làm dâu trăm họ” cho các món như các món gỏi miền Nam, các món thịt luộc cuốn bánh tráng, bún xào, bún thịt nướng hoặc đôi khi là mâm cơm thường ngày.
Từ lâu, gừng được dùng làm nguyên liệu để khử mùi các loại hải sản, cũng chính vì thế mà nước mắm gừng được tạo ra để ăn cùng các món hải sản, các món ốc hoặc những món có mùi tanh như thịt vịt, thịt dê, cừu… Nước mắm gừng có vị mặn ngọt và cay cay của gừng, được làm từ nước mắm, giấm và ít đường. Có người thích nhạt một chút sẽ pha loãng với nước, ai thích ăn đậm đà một chút thì có thể đun cho sánh lại (do có đường). Một chén mắm gừng tiêu chuẩn phải có màu cam nhạt đẹp mắt, có vị mặn ngọt, cay nhẹ mà không bị đắng.
Là một loại sốt chấm vị chua đặc trưng của người miền Nam, được dùng cho các món cá nướng, dùng để rang me, các món trái cây… Mắm me có hai nguyên liệu chính là nước mắm và me, kết hợp với ít đường, dầu ăn, tỏi bằm và một số gia vị khác. Nước mắm me có đặc trưng là có nguyên hạt me bên trong, phần nước sền sệt như sốt, được làm từ me vàng, có vị chua ngọt cay cay đặc trưng.
Nước mắm kẹo
“Kẹo” ở đây là ý chỉ độ sánh, độ đặc, mà theo phương ngữ miền Nam là “kẹo”, chứ không phải nước mắm ngọt quá hay làm từ kẹo đâu. Loại nước mắm này đặc biệt được dùng cho cơm tắm, đôi khi là các loại chả giò chiên. Nước mắm kẹo có điểm đặc biệt là thường được nấu cùng nước dừa nên có vị thanh ngọt tự nhiên, còn đường cát thì góp phần giúp sánh lại khi đun lên. Thoạt nhìn, trông nước mắm kẹo không khác chi nước mắm chua ngọt bình thường, tuy nhiên khi múc lên bạn sẽ thấy nước có độ sánh hơn nhiều.
Nước mắm Huế
Ở Huế có một loại nước mắm chuyên dùng cho các loại bánh Huế như bánh bèo, bánh nậm, bánh khoái… Loại nước chấm khi ăn các món này trông bề ngoài như nước mắm bình thường, nhưng lại có cách làm công phu. Nước mắm Huế khá nhạt, bở vì nước mắm trong này gần như chỉ là thành phần phụ, thành phần chính là nước luộc tôm cơ. Nước mắm huế có vị ngọt béo là nhờ nước luộc tôm. Người ta đem tôm lên luộc, sau đó lọc lại bằng rây, rồi pha nước này với nước mắm và một số loại gia vị khác.
Nước chấm bún chả
Một loại nước chấm được làm từ nước mắm phổ biến khác chính là nước chấm bún chả. Nước chấm ăn kèm với bún chả có vị đậm đà dịu nhẹ khó có thể thấy ở bất kì đâu. Cũng có vị chua ngọt, nhưng vị chua của nước chấm bún chả lấy từ giấm, đôi khi là quả quất nên có mùi rất thơm. Ngoài ra, một điểm đặc biệt của nước chấm bún chả ấy là có đu đủ và cà rốt ngâm, có công dụng giải ngấy hiệu quả nếu lỡ ăn quá nhiều thịt.
Theo Trí Thức Trẻ
Mực hấp muốn giòn ngọt thơm mà không bở bạn hãy làm theo cách này
Mực hấp là món ăn phổ biến của người miền Trung, thơm ngon, bổ dưỡng và thích hợp khẩu vị của nhiều người. Mực tươi ngọt, giòn giòn quyện cùng mùi thơm của hành gừng, chấm với nước mắm gừng ấm bụng trong những ngày mưa.
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món mực hấp:
- 1 con mực nang (1kg)
- 1 củ gừng (100gr)
- 50gr hành lá
- 1 muỗng canh muối
Nước chấm: mắm ruốc Huế, nước mắm, tỏi, ớt, gừng, chanh, đường
Rau ăn kèm: dưa gang non (dưa leo), trái vả (hoặc chuối chát), rau húng lủi (hoặc rau thơm các loại tùy thích).
Chế biến:
Rửa sơ mực qua nước, rồi kéo phần râu mực ra khỏi thân, lấy túi mực màu đen, tuyến tiêu hóa màu nâu dính với đầu mực và xương sống màu trắng ra, sau đó chà rửa mực với nước muối loãng, xong xả lại với nước cho thật sạch để khử mùi tanh. Để ráo.
Sơ chế sạch các loại rau - dưa ăn kèm, riêng trái vả hoặc chuối chát cắt mỏng, ngâm nước khi ăn mới vớt ra để không bị đen
Làm nước chấm: Cho ớt trái, tỏi, muối và đường vào cối, dùng chày giã nhỏ (tùy vào khẩu vị gia đình mà điều chỉnh độ mặn ngọt), rồi chia ra 2 chén. Sau đó giã tiếp gừng cho vào 1 chén tỏi ớt cùng với nước mắm và chanh để có chén nước mắm gừng. Còn lại chén tỏi ớt kia cho mắm ruốc chà (Huế) vào cũng vắt chanh quậy đều rồi nêm nếm lại.
- Gừng gọt vỏ rồi cắt lát, hành lá cắt khúc.
- Cho ít gừng, hành vào đĩa sâu lòng hoặc khay hấp rồi cho mực vào, tiếp đến phần hành gừng còn lại lên bề mặt của mực.
- Cho khay mực vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 phút tính từ lúc nước sôi, lúc này mực chín tới và có độ giòn không bị dai và teo lại.
- Mực hấp chín lấy ra, cắt lát vừa ăn. Dùng nóng để có độ ngon và không bị tanh.
Thành phẩm:
Mực là một loại hải sản được nhiều người yêu thích, là một nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe. Mực khi hấp vừa tới sẽ giữ được chất dinh dưỡng, ăn giòn chứ không bị quá ướt, thích hợp cho những bữa cơm hàng ngày hoặc trong những bữa tiệc nhỏ.
Chúc bạn thành công và có món mực hấp hành gừng thật ngon nhé!
Theo afamily
Tự làm nem chua tại nhà tuyệt ngon để nhâm nhi ngày Tết Thay vì mua nem chua ngoài hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chị em hãy làm tại nhà để gia đình thưởng thức nhé! Nguyên liệu: - 600 gr thịt nạc heo (không lẫn có mỡ) - 1 gói gia vị làm nem chua (bên trong gói bột gia vị còn có thêm một gói muối diêm, gói này...