Điểm nóng Vinaconex
Quá nhiều thông tin bất ngờ về Công ty Vinaconex, sau khi Viettel tuyên bố muốn bán toàn bộ cổ phần của công ty này trong thời gian gần.
Vừa thông báo sẽ khóa room ngoại về 0%, thì thông tin về 2 đối tác có đủ điều kiện tham gia đấu giá lần này cũng được thông qua là Bất động sản Cường Vũ và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam. Vì sao, Vinaconex lại nới room trong thời điểm này, và lý do gì khiến hai công ty tham gia mua lại Vinaconex?
Vì sao phải khoá room ngoại?
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán đã xác nhận về việc Vinaconex xác định tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là mức 0% vốn điều lệ. Trong đó, có hai vấn đề chính.
Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 10,86% vốn cổ phần tại VCG bao gồm PYN Elite Fund (sở hữu 31,37 triệu cổ phiếu, tương đương 7,1%) và Market Vector Vietnam ETF (sở hữu 7,9 triệu cổ phiếu, tương đương 1,79% số liệu cập nhật tại thời điểm 9.11), ngoài ra còn nhiều nhà đầu tư ngoại cá nhân khác.
Khi Vinaconex khóa room ngoại về 0%, các nhà đầu tư này có phải bán ngay lập tức hay được phép bán dần và không được mua lại nữa.
Thứ hai, việc khóa room ngoại để phục vụ cho việc bán vốn của SCIC tại VCG. Ngày 22.11 tới đây SCIC cùng Viettel đều tổ chức bán đấu giá trọn lô số cổ phần Vinaconex đang nắm giữ, lần lượt 255 triệu cổ phần Vinaconex (tương đương 57,71% vốn) và 94 triệu cổ phiếu (tương đương 21,28% vốn).
Tổng khối lượng chào bán là 349 triệu cổ phần (gần 79% vốn). Với giá khởi điểm 21.300 đồng/cp, tổng giá trị chào bán là 7.433,7 tỉ đồng.
Video đang HOT
Vinaconex cũng đã bổ sung thông tin về đợt chào bán quy định tỷ lệ sở hưu nước ngoài tại Vinaconex tối đa là 0% kèm theo ghi chú: “Trong trường hợp có mâu thuẫn về nội dung tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Vinaconex tại Bản công bố thông tin và Quy chế đấu giá với nội dung trên đây thì nội dung trên đây sẽ được ưu tiên áp dụng”.
Theo thông tin từ Vinaconex, danh sách ngành nghề kinh doanh của công ty đang có hoạt động xuất khẩu lao động và xuất khẩu thuốc lá, đây là ngành nghề có điều kiện giới hạn room ngoại ở 0%. Ngành nghề cốt lõi của Vinaconex là bất động sản cũng giới hạn tỉ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 49%. Vì vậy, việc này khóa room cũng không ảnh hưởng nhiều khi SCIC bán trọn lô 57,7% vốn của Vinaconex.
Đối với đợt cổ phần hóa sắp tới, khối ngoại sẽ không được tham gia hoặc nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập các doanh nghiệp trong nước, để đấu giá thông qua đơn vị này tương tự như thương vụ mua Sabeco.
Đối tác nội, anh là ai?
Hai doanh nghiệp tham gia đấu giá đều liên quan đến lĩnh vực Bất động sản. Đây cũng là thế mạnh của Vinaconex. Doanh nghiệp này có nhiều dự án khá lớn và cả dự án đất vàng tại Hà Nội.
Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam được thành lập vào 26.1.2010 với có trụ sở chính tại số 135 đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Công ty có tên cũ là Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Đô thị Thăng Long Việt Nam.
Khi mới thành lập, Thăng Long Việt Nam có vốn điều lệ 120 tỉ đồng và vốn pháp định 6 tỉ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm 6 cá nhân, trong đó ông Nguyễn Văn Đức là cổ đông lớn nhất chiếm 37% vốn điều lệ, tương đương 44,4 tỉ đồng.
Người đại diện theo pháp luật của Thăng Long Việt Nam là Tổng giám đốc Trịnh Cần Chính. Địa chỉ của ông Chính tại số 34 Hoàng Diệu, Hà Nội cũng chính là căn biệt thự 3.000m2 của Nhà tư sản Trịnh Văn Bô.
Còn Bất động sản Cường Vũ là doanh nghiệp non trẻ khi được thành lập vào ngày 7.11.2017, tại TP HCM. Người đại diện theo pháp luật là Giám đốc Vũ Xuân Cường có nơi ở trùng với địa chỉ Công ty Cường Vũ. Ngành nghề kinh doanh chính của Cường Vũ là xây dựng nhà các loại, quy mô vốn điều lệ 20 tỉ đồng.
Trước đó, Viettel đã thông báo đấu giá trọn lô hơn 94 triệu cổ phiếu VCG, tương đương với tỷ lệ 21,28% vốn điều lệ Vinaconex. Giá khởi điểm trọn lô cổ phần là hơn 2.002,4 tỉ đồng. Nhà đầu tư tham gia sẽ đặt cọc 10% giá trị lô, tương đương 200,24 tỉ đồng. Phiên đấu giá tổ chức vào 22.11.
Cùng với Viettel, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng quyết định đấu giá theo lô toàn bộ gần 255 triệu cổ phiếu VCG, ứng với tỉ lệ 57,71% vốn với giá trọn lô 5.431 tỉ đồng. Buổi đấu giá cũng dự kiến vào ngày 22.11.
Về kết quả kinh doanh, Tổng công ty vẫn đang phấn đấu để hoàn thành kế hoạch năm. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu VCG giảm 4% còn 6.381 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 368 tỉ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2018, VCG đặt mục tiêu kinh doanh với 4.492 tỉ doanh thu và 491 tỉ lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành gần 75% kế hoạch năm.
Theo nhipcaudautu.vn
Lộ diện 2 đại gia bất động sản 'tranh nhau' chi 2.000 tỷ đồng mua cổ phần Vinaconex
2 đại gia bất động sản cùng dự chi hơn 2.000 tỷ đồng để mua 94 triệu cổ phần VCG được Viettel rao bán.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố việc bán đấu giá trọn lô 94 triệu cổ phần của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) do Viettel sở hữu. Số cổ phần này tương ứng với 21,28% vốn điều lệ Vinaconex.
Với mức giá khởi điểm 21.300 đồng/cổ phần, nhà đầu tư trúng giá phải bỏ ra tối thiểu 2.002 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần Vinaconex do Hội đồng thẩm định công bố, có hai nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện tham gia đấu giá mua cổ phần của Viettel tại Vinaconex là Công ty CP Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ.
Ông Trịnh Cần Chính. Ảnh: Vietnamnet
Công ty Bất động sản Cường Vũ được thành lập ngày 7/11/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ sở hữu kiêm Giám đốc Công ty là ông Vũ Xuân Cường, sinh năm 1970. Vốn điều lệ của Cường Vũ khi thành lập là 20 tỷ đồng và chưa có thay đổi gì mới theo như thông tin trên Cổng đăng ký kinh doanh.
Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam được thành lập vào 26/1/2010 có trụ sở chính tại số 135 đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP.Hà Nội. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Đáng chú ý, công ty này do ông Trịnh Cần Chính làm đại diện theo pháp luật. Ông Trịnh Cần Chính là con trai của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô, người đã góp 1 triệu đồng Đông Dương để thành lập Việt Nam Công thương Ngân hàng có trụ sở tại 58 Tràng Tiền (Hà Nội) vào năm 1946.
Khi mới thành lập, Thăng Long Việt Nam có vốn điều lệ 120 tỷ đồng và vốn pháp định 6 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm 6 cá nhân, trong đó ông Nguyễn Văn Đức là cổ đông lớn nhất chiếm 37% vốn điều lệ, tương đương 44,4 tỷ đồng. Đến năm 2015, Thăng Long Việt Nam đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 380 tỷ đồng. Đồng thời các cổ đông sáng lập cũng thoái vốn, chỉ còn ông Nguyễn Văn Đức nâng tỷ lệ sở hữu lên 44%.
Được biết, công ty của ông Trịnh Cần Chính đã mua lại dự án Hesco Văn Quán (Hà Đông) và dự án Vĩnh Hưng Dominium 409 Lĩnh Nam từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina Megastar. Tổng vốn đầu tư của 2 dự án này được ông Chính cho biết khoảng trên 3.000 tỷ đồng.
Trong quý III vừa rồi, Vinaconex báo doanh thu thuần đạt 2.222 tỷ đồng, giảm nhẹ 8,7% so với cùng kỳ, trong khi đó, lợi nhuận sau thuế cũng giảm tới 29% còn 185,4 tỷ đồng.
Hiện, kinh doanh bất động sản đang là một trong hai lĩnh vực then chốt của Vinaconex. Vinaconex và các đơn vị thành viên đã và đang triển khai đầu tư hàng trăm dự án bất động sản trong phạm vi cả nước trong đó đáng chú ý có dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh - Splendora (Hà Nội), dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng biệt thự biển cao cấp, bến du thuyền, casino và công viên giải trí Cát Bà Amatina (Cát Bà, Hải Phòng)...
Thu Hà (T/h)
Theo vietq.vn
UBCK làm rõ quy định về room tại VCG (Vinaconex) Trước sự băn khoăn của công chúng về tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, doanh nghiệp này niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 9/2008. Tỷ lệ sở...