[Điểm nóng TTCK tuần qua 15/04 21/04] Chứng khoán thế giới đồng thuận phục hồi, thị trường Việt Nam trải qua sóng gió
Thanh khoản tiếp tục suy yếu cho thấy tâm lý thị trường đang duy trì trạng thái yếu cùng tâm lý chờ đợi lan tỏa ở các thị trường trong khu vực trước kỳ nghỉ lễ phục sinh. Nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu xác nhận rõ rệt hơn trong những phiên sắp tới…
1. Chứng khoán Việt Nam đi qua tuần bão táp
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua chứng kiến sự sụt giảm thanh khoản lẫn điểm số đáng kể. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa ở 966,21 điểm (-1,68%) và HNX-Index chốt phiên ở 105,88 điểm, (-1,7%) so với tuần liền trước.
Trong những phiên giao dịch đầu tiên, thị trường khởi đầu với sắc đỏ bao trùm khi đón nhận nhiều thông tin không mấy tích cực.
Thêm vào đó giá dầu thế giới suy yếu ngày 15/4 sau khi Nga cho biết có thể cùng OPEC tăng sản lượng để tranh thị phần với Mỹ. Các cổ phiếu dầu khí, nhóm ngân hàng và các cổ phiếu bluechips cũng chịu lực bán mạnh khiến chỉ số 3 sàn nhanh chóng sụt giảm. Đã có thời điểm VN-Index giảm gần 20 điểm với độ rộng thị trường áp đảo hoàn toàn thuộc về số mã giảm giá. Tuy nhiên về cuối phiên các chỉ số dần thu hẹp đà giảm nhờ nỗ lực hồi phục của các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Bước vào phiên giao dịch giữa tuần, dấu hiệu điều chỉnh từ cuối phiên trước tiếp tục diễn ra trên thị trường. Các cổ phiếu vốn hóa lớn hầu hết chìm trong sắc đỏ bởi lực cung đè nặng và ảnh hưởng xấu tới các chỉ số. Thêm vào đó giá dầu thế giới giảm nhẹ vào đêm qua không giúp nhóm cổ phiếu dầu khí có được trạng thái giao dịch tốt nhất.
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, mặc dù xuất hiện nhiều thông tin tốt nhưng nhìn chung vẫn chưa có được sự khởi sắc. Điều này khiến tâm lý nhà đầu tư thêm phần lo lắng, qua đó gián tiếp làm áp lực bán lan tỏa rộng ra các nhóm ngành khác. Thị trường về cuối phiên giao dịch tiếp tục đi theo hướng khá tiêu cực khi mức độ giảm ở các cổ phiếu vốn hóa lớn là khá cao và số lượng mã giảm điểm xuất hiện ngày càng nhiều
Càng về gần cuối tuần, phiên giao dịch diễn ra với những dấu hiệu phục hồi sau khi giảm mạnh ngày hôm thứ 5. Trái ngược phiên trước, các blue trở lại với hầu hết các cổ phiếu tăng giá đưa chỉ số VN-Index bật tăng hơn 8 điểm ngay sau ít phút mở cửa. Sắc xanh cũng lan tỏa tốt qua các nhóm ngành ngân hàng, dầu khí, bất động sản xây dựng, dệt may… Tuy nhiên đà hưng phấn nhanh chóng suy yếu bởi theo thời gian thanh khoản thị trường không được cải thiện. Điều này chứng tỏ nhà đầu tư chưa thực sự sẵn sàng cho chiều hướng tăng điểm lại của thị trường. Cổ phiếu SAB sau phiên rơi mạnh ngày hôm qua thì nay cũng tăng trở lại giúp Vn-Index duy trì sắc xanh. Trong khi đó cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ngược chiều thị trường giảm trong ngày diễn ra ĐHCĐ thường niên 2019.
Theo quan điểm của các chuyên gia BSC, thị trường có phiên hồi phục nhẹ sau 4 phiên liên tiếp giảm điểm. Thanh khoản tiếp tục suy yếu cho thấy tâm lý thị trường đang duy trì trạng thái yếu cùng tâm lý chờ đợi lan tỏa ở các thị trường trong khu vực trước kỳ nghỉ lễ phục sinh. Nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu xác nhận rõ rệt hơn trong những phiên sắp tới.
2. Chứng khoán thế giới hồi phục
Video đang HOT
Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong tuần. Mặc dù một loạt báo cáo thu nhập quý 1 đã được công bố, khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp nhất trong tám tháng trở lại đây. Sự thận trọng trên Phố Wall cũng có nguyên nhân do tuần giao dịch được rút ngắn trước kỳ nghỉ lễ Phục Sinh.
Kết thúc tuần, chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 26.559 điểm (tăng 0,56%), chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.905 điểm (giảm 0,07%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 7.998 điểm (tăng 0,18%). Cổ phiếu của ngành công nghiệp tỏ ra vượt trội hơn các ngành khác trong tuần qua.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu tăng điểm trong tuần nhờ các dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc và sự mở rộng thời hạn đàm phán Brexit của Vương quốc Anh. Trong khi một số chỉ báo vẫn cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm, chỉ số DAX 30 của Đức vẫn đóng cửa ở 12.222 điểm (tăng 1,86%), chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.459 điểm (tăng 0,3%), và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.580 điểm (tăng 1,42%). Mùa báo cáo thu nhập quý 1 của Châu Âu cũng đã bắt đầu và đã có một số doanh nghiệp công bố sớm kết quả kinh doanh tích cực.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 22.200 điểm (tăng 1,51%) trong tuần, mức cao nhất kể từ đầu tháng 12. Mặc dù dữ liệu kinh tế vĩ mô của Nhật Bản không được đánh giá cao, nhưng thị trường châu Á được hỗ trợ bởi báo cáo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tích cực của Trung Quốc và sự lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại.
Đồng yên đóng cửa ở mức 111,91 yên mỗi đô la Mỹ, mạnh hơn một chút trong tuần. Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm khoảng 9%, được bù đắp bằng mức tăng khoảng 4% sang thị trường Mỹ. Về tổng thể, Nhật Bản tiếp tục duy trì thặng dư thương mại với các đối tác thương mại toàn cầu, nhưng thặng dư đã giảm khoảng một phần ba trong năm qua.
GDP của Trung Quốc tăng trưởng hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2019, làm giảm bớt lo ngại về ảnh hưởng của xung đột thương mại với Mỹ đang làm tổn thương nền kinh tế. GDP của Trung Quốc đã tăng 6,4% so với một năm trước đó. Phản ứng trước tin tức tích cực, các chỉ số chứng khoán Trung Quốc đều tăng điểm trong tuần. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 3.270 điểm (tăng 2,57%), chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 29.963 điểm (tăng 0,18%).
Tuy nhiên một ngày trước khi Trung Quốc báo cáo về GDP, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ban hành một báo cáo dài để cảnh báo về những rủi ro từ chính sách kích thích kéo dài của nước này. Kích thích đầu tư cơ sở hạ tầng có thể nâng cao dự báo tăng trưởng, theo OECD, nhưng nó có thể dẫn đến sự mất cân đối, và do đó tăng trưởng sẽ yếu hơn trong trung hạn. OECD cho biết, một số doanh nghiệp đã đạt đến mức độ không bền vững và có rủi ro cao.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Trước giờ giao dịch 26/3: Lưu ý thông tin về POW, VCS
Theo BVSC, tỷ trọng danh mục tổng giai đoạn hiên tại nên được không chê tôi đa ở mức 30-35% cô phiêu.
Biểu đồ nhiệt chứng khoán thế giới sáng 26/3. (Fivniz)
Quốc tế
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số S&P 500 giảm 2,35 điểm tương đương 0,08% xuống 2.798,36 điểm. Cổ phiếu nhóm ngành công nghệ và tài chính giảm điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 5,13 điểm xuống 7.637,54 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 14,51 điểm lên 25.516,83 điểm.
Thị trường New York, HĐTL dầu thô ngọt nhẹ WTI tháng 5/2019 giảm 22 cent tương đương 0,4% xuống 58,82USD/thùng - mức thấp nhất của giá dầu giao kỳ hạn tính từ ngày 15/3/2019. Trên thị trường London, giá dầu Brent tăng 18 cent tương đương 0,3% lên 67,21USD/thùng. Trước đó trong tuần giá dầu giảm 0,2%. Trong phiên ngày thứ Sáu, giá dầu giảm 1,2%.
Tin kinh tế trong nước
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT cho biết, tính đến thời điểm hiện tại cả 3 đoạn tuyến của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đều chậm tiến độ.
Công an tỉnh Quảng Ninh vừa có lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Lê Duy Hạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh để làm rõ việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn.
Báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho hay, trong 20 ngày đầu tháng 3/2019, giá lợn hơi trên cả nước tiếp tục giảm từ 5.000 - 8.000 đồng/ kg, so với cuối tháng 02/2019. Nguyên nhân khiến giá lợn hơi giảm là do sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã ảnh hưởng đến thị trường thịt trong nước.
Doanh nghiệp và chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp trên HOSE với giá trị 197,2 tỷ đồng, tập trung vào CTG ( 52,9 tỷ đồng); VCB ( 51,2 tỷ đồng) và E1VFVN30 ( 49 tỷ đồng).
Công ty cổ phần Vicostone (VCS) Vicostone đặt kế hoạch lãi trước thuế 1.565 tỷ đồng, mục tiêu nội địa hóa 95% nguyên liệu năm 2019.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) PV Power ước lãi 843 tỷ đồng trong quý I/2019, đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái.
CTCP Cảng Đồng Nai (PDN) Cảng Đồng Nai đặt kế hoạch lãi trước thuế 2019 tăng nhẹ lên 129 tỷ đồng.
CTCP Sữa Việt Nam (VNM) Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu năm 2019 không thấp hơn 56.000 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) Tài chính Hoàng Huy đã phát hành gần 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Shinhan Bank và Shinhan Core Trend Global.
CTCP Chứng Khoán Rồng Việt (VDS) Chứng khoán Rồng Việt đạt 22 tỷ lợi nhuận sau 2 tháng đầu năm.
CTCP Thương mại Bia Sài Gòn Sông Tiền (SST) Bia Sài Gòn Sông Tiền đặt kế hoạch sản lượng bia gần 241 triệu lít, doanh thu đạt hơn 4.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 105 tỷ đồng.
CTCP Phát triển điện nông thôn Trà Vinh (DTV) Năm 2019, DTV đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt 28 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 20%.
CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco (SAF) SAF thận trọng đặt kế hoạch tăng trưởng 12% lợi nhuận năm 2019.
Phái sinh
Cả 4 HĐTL đồng loạt giảm điểm mạnh từ 15 đến 20 điểm ngay từ đầu phiên giao dịch hôm qua. Đóng cửa, VN30F1904 giảm 14,4 điểm xuống 883 điểm, hiện đang thấp hơn 10,4 điểm so với VN30. Tổng thanh khoản trên thị trường giảm 14,3% so với phiên liền trước, chỉ đạt 116.223 hợp đồng được khớp lệnh trong phiên.
Chiến lược đầu tư
Theo BVSC, nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao có thể thực hiện mua trading T , ưu tiên các vị thế có sẵn trong danh mục khi thị trường giảm về vùng hỗ trợ. Đối với các nhà đầu tư nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong cần tận dụng các nhịp hồi của thị trường để bán giảm tỷ trọng danh mục về mức an toàn. Tỷ trọng danh mục tổng giai đoạn hiện tại nên được khống chế tối đa ở mức 30-35% cổ phiếu.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong nỗi lo về Chứng khoán Mỹ toàn cầu Nhà đâu tư trong nôi lo lắng đã chuyên tiên sang thị trường trái phiêu. Ảnh: GettyImages Phiên giao dịch ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi số liệu công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu đi, nhà đầu tư trong khi đó vẫn tiếp tục lo lắng về đường cong lợi suất. Tuy...