[Điểm nóng TTCK tuần 18/11 24/11] Chứng khoán Việt Nam lao dốc bất ngờ, chứng khoán thế giới giảm nh
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường Việt Nam có một tuần giao dịch thiếu tích cực khi trên bảng điển xuất hiện những phiên giảm điểm đột ngột…
1. TTCK Việt Nam xuất hiện những cú rơi kinh hoàng
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần giao dịch rất tiêu cực khi chỉ số VN-Index rơi thủng các mốc hỗ trợ ngắn hạn. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa dừng ở mức 977.78 điểm và HNX-Index chốt phiên ở 103.09 điểm.
Chỉ số VN-Index trong 3 tháng gần đây
Tâm điểm các cổ phiếu điều chỉnh tập trung ở nhóm ngân hàng và 1 số mã cổ phiếu lớn như VCB, VIC, VHM, SAB,…đều đồng loạt giảm điểm mạnh. Tác động đáng kể nhất lên chỉ số là VCB, cổ phiếu này sụt giảm gần 5% và đóng góp hơn 6 điểm vào đà giảm của thị trường trong tuần qua.
Theo các chuyên gia BSC, nỗ lực hồi phục của VN-Index trong phiên cuối tuần là bất thành khi thị trường gặp áp lực bán gia tăng tại các mã VHM, VCB, VRE, BID, HVN… Hiện tại, chỉ số tiếp tục mở rộng đà giảm và để mất ngưỡng 980 điểm. Thị trường liên tục xuất hiện những phiên giảm điểm mạnh liên tiếp đi ngược với đà tăng của các TTCK chủ chốt khác trong khu vực.
Điều này cho thấy VN-Index vẫn đang chịu áp lực điều chỉnh, với việc lùi khá sâu sau các mức hỗ trợ quan trọng, VN-Index đang vận động trong vùng giá khá rủi ro. Nhà đầu tư nên thận trọng và cân nhắc giảm tỷ trọng nắm giữ trong những nhịp hồi về các mức kháng cự cao hơn.
Đối với thị trường CK phái sinh, 4 hợp đồng đều có sự đồng thuận tăng về thanh khoản trong các phiên giao dịch trong tuần hơn so với tuần trước khi lực bán mạnh xuất hiện trên thị trường làm dấy lên hiện tượng đầu cơ giá xuống của phe short. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt mức khá, tương ứng đạt 67.535 hợp đồng.
2. TTCK Thế giới tiếp tục tuần giảm điểm nhẹ
Video đang HOT
Đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ bị chững lại trong tuần qua. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 27.875 điểm (giảm 0,46%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 8.519 điểm (giảm 0,25%), và chỉ số S&P500 đóng cửa ở 3.110 điểm (giảm 0,33%).
Các chỉ số biến động trong biên đội hẹp trong tuần nhưng đã giảm mạnh vào chiều thứ Tư sau khi có tin tức nhận định rằng thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc giai đoạn 1 có thể không được ký kết trước khi kết thúc năm, theo trích dẫn nội bộ Nhà Trắng. Trong khi đó tình hình Hồng Kông cũng có tác động đến quá trình đàm phán thương mại.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đe dọa sẽ có các biện pháp đối phó mạnh mẽ nếu Tổng thống Trump ký vào dự luật ủng hộ nhân quyền ở Hồng Kông. Cuối ngày thứ ba, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, theo đó sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm trấn áp người biểu tình. Dự luật sau đó được thông qua với số phiếu áp đảo 417-1 tại Hạ viện. Tuy nhiên, vào cuối tuần, tổng thống Trump đã không cam kết ký vào dự luật và một số người suy đoán rằng Nhà Trắng có thể tìm cách xoa dịu Trung Quốc.
Sự không chắc chắn về triển vọng thương mại cũng khiến thị trường chứng khoán ở châu Âu chịu áp lực trong tuần. Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh đóng cửa ở 7.326 điểm (tăng 0,33%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 13.163 điểm (giảm 0,59%) và CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.893 điểm (giảm 0,77%).
Chỉ số PMI trong khu vực đồng euro cho thấy hoạt động sản xuất chậm lại trong tháng 11 trong khi ngành dịch vụ suy yếu. Hoạt động của khu vực tư nhân giảm xuống còn 51,5 điểm nhưng vẫn cho thấy có sự gia tăng. Cơ quan Thống kê Đức xác nhận rằng nền kinh tế Đức đã tăng trưởng trở lại với tỷ lệ 1% nhưng nền kinh tế có thể sẽ đình trệ trong quý IV và có rất ít dấu hiệu của sự phục hồi sớm. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng kỳ vọng kinh doanh của các nhà sản xuất đã được cải thiện và chi tiêu tư nhân sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong quý IV.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm trong tuần. Chỉ số trung bình Nikkei 225 đóng cửa ở 23.112 điểm (giảm 0,8%). Đồng yên ít thay đổi trong tuần và đóng cửa ở mức 108,64 yên/đô la Mỹ vào thứ Sáu. Theo Financial Times, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã trải qua hơn 40 ngày mà không thực hiện một giao dịch mua bán chứng khoán đáng kể nào với các cổ phiếu trong nước thông qua ETF.
Giới đầu tư cho rằng BoJ đã bắt đầu một chương trình kích thích, được thực hiện lần đầu tiên cách đây gần một thập kỷ. Về lý thuyết, ngân hàng trung ương lẽ ra đã mua vào khoảng 5 nghìn tỷ Yên cho đến nay, nhưng tổng số tiền mua của BoJ ETF chỉ là 3,8 nghìn tỷ cho đến nay.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục đã giảm điểm trong tuần, vì tình hình căng thẳng tại Hồng Kông chưa hạ nhiệt và thêm sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ đối với người biểu tình ở Hồng Kông đã phá vỡ kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa 2 nước trong tháng này.
Trong tuần, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.885 điểm (giảm 0,21%) và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 26.595 điểm (tăng 1,02%). Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã giảm lãi suất cho vay trong tuần để đẩy mạnh tốc độ nới lỏng tiền tệ nhằm giảm bớt tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế. Hành động này thể hiện quyết tâm của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhằm tăng cường cho vay và củng cố nền kinh tế dưới sức ép ngày càng tăng từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Trước Rạng Đông, "bà hỏa" đã không ít lần ghé thăm các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD.
Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm mà các hoạt động làm ăn, kinh doanh, buôn bán...nhìn chung không gặp nhiều thuận lợi.
Khi mà tháng 7 âm lịch gần kết thúc thì tối 28/8 (28/7 âm lịch) đã diễn ra vụ cháy lớn tại nhà máy CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Mã CK: RAL) có địa chỉ tại 87 - 89 Hạ Đình, Hà Nội. Hiện chưa có thống kê về mức độ thiệt hại của đám cháy nhưng chắc hẳn biến cố này sẽ ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đám cháy nhà máy Rạng Đông vào 28/7 âm lịch (Ảnh: Tiến Tuấn)
Rạng Đông là công ty sản xuất bóng đèn và phích nước hàng đầu Việt Nam. Trong đó, thị phần phích nước hiện chiếm khoảng 85%. Còn với bóng đèn, Rạng Đông là một trong ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất nước. Hiện Rạng Đông đang tập trung vào mảng sản xuất đèn với sản phẩm chủ lực là đèn LED. Ngoài nhà máy chính đặt tại Hạ Đình, Rạng Đông còn một nhà máy đặt tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh.
Theo báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm, Rạng Đông ghi nhận doanh thu 1.804 tỷ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế 96,4 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó. Với KQKD tích cực, cổ phiếu RAL đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và có nhịp tăng khá tốt trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch 28/8, RAL đóng cửa với mức giá 88.000 đồng/cp, tăng 12% so với đầu tháng 7.
Diễn biến cổ phiếu RAL thời gian gần đây
Trên một diễn đàn tài chính, không ít nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại về diễn biến của đám cháy Rạng Đông bởi trong quá khứ đã có nhiều trường hợp cổ phiếu doanh nghiệp giảm sâu bởi ảnh hưởng từ sự cố cháy nổ.
Những lần "bà hỏa" ghé thăm doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD. Dù không gây thiệt hại lớn, nhưng cổ phiếu TCM đã giảm gần 6% trong phiên giao dịch ngay sau đó.
Trước đó, vào đầu năm 2017 tại chi nhánh CTCP Bao bì và In nông nghiệp (Mã CK: INN) tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên cũng xảy ra hỏa hoạn tại khu nhà xưởng đang xây dựng và lắp đặt vận hành máy móc đầu tư mới.
Sự cố này đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INN và tổng giá trị thiệt hại ban đầu theo ước tính khoảng 70 tỷ đồng. Đón nhận thông tin này, cổ phiếu INN lập tức giảm bị giới đầu tư bán tháo và giảm sàn trong 2 phiên liên tiếp.
Cổ phiếu INN từng giảm mạnh bởi "bà hỏa" viếng thăm
Năm 2016, CTCP Viglacera Thăng Long (TLT) cũng xảy ra sự cố cháy 8.500 m2 mái nhà xưởng và phân xưởng sản xuất phải tạm dừng hoạt động trong vòng 10 - 15 ngày để khắc phục.
Tuy vậy, trường hợp Viglacera Thăng Long vẫn còn khá "nhẹ nhàng" so với một vài doanh nghiệp khác trên sàn chứng khoán. Cụ thể, trong năm 2015, CTCP Ngân Sơn (NST) đã bị lửa thiêu cháy kho thành phẩm, kho lạnh và kho nguyên liệu với tổng thiệt hại ước tính khoảng 317 tỷ đồng. Theo kết luận của cơ quan điều tra, vụ cháy nổ của Ngân Sơn bắt nguồn từ chất diệt côn trùng nhôm phốt phua (API) gặp ẩm cao, ngấm nước dẫn đến cháy.
Một vụ cháy khác diễn ra trong năm 2011 tại nhà máy Bibica Bình Dương (BBC) khiến dây chuyền sản xuất bánh Pie tạm ngưng 3 - 4 tháng. Nguyên nhân gây cháy nổ được xác định do sự cố chập điện.
Trong cả 2 trường hợp của Ngân Sơn và Bibica mặc dù đều đã mua bảo hiểm cháy nổ nhưng việc đòi bồi thường sẽ mất rất nhiều thời gian. Với Ngân Sơn, quá trình đòi bồi thường luôn được nhắc tới trong các nghị quyết ĐHCĐ nhưng vẫn gặp vướng mắc do quá trình thanh toán của công ty Bảo hiểm diễn ra khá chậm chạp. Việc khắc phục hậu quả từ vụ cháy năm 2015 của Ngân Sơn cũng mới hoàn tất trong năm 2018.
Còn với Bibica, tình hình còn phức tạp hơn khi doanh nghiệp và công ty bảo hiểm đã ra tòa do không chung tiếng nói trong việc bồi thường thiệt hại. Đến cuối năm 2016, tức 5 năm sau thời điểm diễn ra vụ cháy nổ, quá trình bồi thường thiệt hại cho Bibica mới đi đến hồi kết và công ty bảo hiểm phải thanh toán nốt cho Bibica hơn 61 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Nhận định chứng khoán 29/8: Rủi ro tạm thời được tiết chế Phiên tăng điểm hôm nay không thuyết phục nên nhà đầu tư khó có thể từ bỏ tâm lý thận trọng. Tạm thời, rủi ro giảm đã được tiết chế lại. Giao dịch giằng co (Trung lập) (Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Thị trường dự báo sẽ tiếp tục có biến động hẹp với các nhịp tăng giảm đan xen...