[Điểm nóng TTCK tuần 03/09 - 09/09] Chứng khoán Việt trải qua bão táp, TTCK thế giới đồng loạt điều chỉnh
Thị trường chứng khoán Việt Nam thử thách mạnh mẽ tâm lý nhà đầu tư bằng một tuần lễ bão táp. Cùng diễn với với Việt Nam, TTCK thế giới đồng loạt giảm điểm…
1. TTCK Việt Nam thử thách mạnh mẽ tâm lý nhà đầu tư
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần lễ giao dịch tràn đầy bão tố khi chỉ số VN-Index đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong những phiên giao dịch tuần qua đã, lại một lần nữa để tuột mất cột mốc 1.000 điểm được thiết lập phiên cuối cùng của tuần liền trước.
Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa ở 968,90 điểm (giảm 2,11%) và HNX-Index chốt phiên ở 111,70 điểm (giảm 0,98%). Đi theo xu hướng tiếp diễn cuối tuần liền trước, thị trường trong tuần qua đã trải qua khá nhiều khó khăn khi các chỉ số đều đồng loạt giảm điểm trong đa phần những phiên giao dịch trong tuần. Tuần qua cũng chứng kiến sự sụt giảm thanh khoản đồng đều trên cả 2 sàn.
Biến động VN-Index trong 3 tháng
Ngay trong những phiên mở cửa đầu tuần mới, khi ngưỡng hỗ trợ 980 bị phá thủng, đã nhấn chìm toàn bộ VN-Index tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ. Toàn bộ cổ phiếu ngành ngân hàng và chứng khoán và các cổ phiếu vốn hóa lớn đã thể hiện sự đồng thuận khi cùng chịu sự điều chỉnh sâu.
Chính sự đồng thuận từ 2 nhóm này đã khiến VN-Index đã từng có những phút giây xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 980 điểm. Trong khi đó, bên cạnh sự suy yếu của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, sắc đỏ cũng lan tỏa rộng và đồng đều ở cả các nhóm MidCap . Tâm lý kém lạc quan tiếp tục tạo áp lực trong thời gian đầu tuần sau kì nghỉ lễ.
Video đang HOT
Điểm nhấn chỉ tới trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần lễ khi các chỉ số đồng loạt phục hồi mạnh sau khi đã giảm trong 4 phiên trước đó. Thanh khoản cũng có sự cải thiện nhẹ cho thấy lực mua không quá rụt rè.
Trên sàn HOSE, khối ngoại trở lại mua ròng 152 tỷ đồng sau khi bán ròng những phiên trước. Các cổ phiếu có giá trị mua ròng cao nhất là HPG, VCB và VNM. Các cổ phiếu có giá trị bán ròng cao nhất là NVL, GAS và VIC. Theo các chuyên gia VDSC nhận định, nhà đầu tư nên theo dõi thêm 1-2 phiên nữa trước khi hành động để tránh rủi ro bulltrap xảy ra.
Đối với thị trường CK phái sinh, tuần qua đã ghi nhận một tuần giao dịch khá sôi động hơn tuần lễ liền kề trước đó, mang tâm lý hứng khởi với các hoạt động trading chủ yếu đến từ các vị thế short mạnh mẽ. Trước sự điều chỉnh của VN30-Index từ thị trường cơ sở, đã thúc đẩy rất nhiều lệnh short với khối lượng lớn áp đảo sớm pha hơn so với thị trường cơ sở . So với tuần kề trước, thanh khoản HĐ phái sinh tuần qua có sự cải thiện đáng kể. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt 21.799 hợp đồng (tăng gần 7% so với tuần liền trước).
2. TTCK thế giới cùng đồng loạt điều chỉnh.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong tuần qua. Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.871 điểm (giảm 0,93%), chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 25.916 điểm (giảm 0,18%), và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 7.902 điểm (giảm 2,19%).
Trong các nhóm ngành, ngành năng lượng giảm tồi tệ nhất khi giá dầu thô giảm mạnh. Các cổ phiếu ngành công nghệ cũng yếu hơn so với các cổ phiếu ngành công nghiệp. Khối lượng giao dịch có dấu hiệu tăng trong tuần qua.
Sự không chắc chắn về chính sách thương mại của Mỹ có ảnh hưởng đôi chút tới tâm lý nhà đầu tư. Sau khi không đạt được kết quả trong tuần trước, các cuộc đàm phán giữa Canada và Mỹ về một Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ được sửa đổi vẫn đang bế tắc.
Trong khi đó, cố vấn kinh tế nhà trắng Larry Kudlow cho biết rằng chính quyền trước tiên sẽ tham khảo ý kiến công chúng trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào về thuế mới đối với Trung Quốc. Ngoài ra, có một số thông tin rằng chính quyền Trump đang lên kế hoạch tiếp theo để áp đặt quan điểm về thương mại đối với Nhật Bản.
Đối với châu Âu, thị trường chứng khoán giảm mạnh trong tuần qua do căng thẳng thương mại và sự không chắc chắn về thuế quan đã làm mờ đi triển vọng thương mại toàn cầu. Chỉ số DAX 30 của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng, đóng cửa ở 11.959 điểm (giảm 3,07%). Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.277 điểm (giảm 2,09%), và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.252 điểm (giảm 2,74%).
Chứng khoán Nhật Bản đã có tuần giảm điểm lớn nhất trong hơn hai tháng qua, khi đất nước bị ảnh hưởng bởi một trận bão lớn và một trận động đất ở đảo Hokkaido phía bắc. Chỉ số Nikkei 225 Stock Average đóng cửa ở mức 22.307 điểm (giảm 2,4%). Chỉ số TOPIX Index đóng cửa ở 1.684 điểm (giảm 2,66%). Đồng yên ít biến động và kết thúc tuần ở mức 111 yên /USD.
Các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc đều giảm trong tuần, khi các nhà đầu tư lo lắng về việc Mỹ sẽ thực thi một gói thuế quan khác sau thời hạn lấy ý kiến công chúng. Trong tuần, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.702 điểm (giảm 0,52%), và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 26.973 điểm (giảm 3,01%).
Một phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo hôm thứ Năm về một sự đáp trả tương đương nếu Washington thực hiện bất kỳ biện pháp thuế quan mới nào. Gói thuế quan tiếp theo nếu được thực hiện, sẽ đánh dấu một sự leo thang lớn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Cho đến nay, tác động kinh tế của 50 tỷ đô la Mỹ đầu tiên của thuế quan đối với Trung Quốc là chưa đáng kể.
Nhưng nếu Mỹ leo thang thuế quan lên 200 tỷ USD, có thể làm giảm 0,3% -0,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang sử dụng một loạt các biện pháp tiền tệ, tài chính và quy định nhằm đẩy mạnh tăng trưởng GDP xung quanh mục tiêu tăng trưởng 6,5% chính thức của Bắc Kinh.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
Lực đỡ xuất hiện tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, sắc xanh trở lại với VN30
Tuy nhiên, thanh khoản vẫn là điểm trừ của thị trường trong phiên sáng nay khi giảm tới 15% so với phiên hôm qua.
Dòng tiền đổ dồn về các cổ phiếu bluechips giúp cho sắc xanh trở lại với Vn30-Index. Chỉ số Vn-Index dao động lệch pha với các chỉ số khác do tác động của VHM.
Kết thúc phiên sáng, Vn-Index giảm 0,81 điểm (0,08%) xuống 967,63 điểm; Hnx-Index tăng 0,62 điểm (0,56%) lên 111,09 điểm và Upcom-Index cũng tăng nhẹ 0,07 điểm lên 51,04 điểm. Tổng giá trị khớp lệnh trên cả 3 sàn đạt 1.675 tỷ đồng, giảm 15% so với phiên hôm qua.
VHM thay thế SAB trở thành cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất tới thị trường. Bên cạnh đó, VIC, TCB, BVH là những cổ phiếu khác giảm giá trong phiên sáng nay.
Ở chiều ngược lại, lực cầu đã giúp cho MSN, GAS, VCB, HPG giao dịch tích cực và giúp cho thị trường không mất điểm quá nhiều. Nhóm cổ phiếu chứng khoán (HCM, SSI, VCI), bán lẻ (MWG, PNJ) đã tăng giá trở lại, nhóm cổ phiếu xuất khẩu như dệt may (TCM, GIL, TNG), thủy sản (VHC, MPC, ASM) tiếp tục đà tăng trong thời gian qua. YEG tiếp tục bay cao sau thông tin nới room ngoại 100%, hiện đóng cửa ở mức 230.000 đồng/cp.
==================================
Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục "nín thở" chờ đợi phiên cuối tuần, khi Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố cuối cùng về việc áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thương mại tiềm tàng đã đẩy các thị trường giảm giá trong phiên đêm qua và sáng nay. Ttck Việt Nam tiếp tục sụt giảm mặc dù đã rơi hơn 30 điểm so với mức đỉnh của tuần trước.
Tính đến 9h50', Vn-Index giảm 1,33 điểm xuống 967,11 điểm; Hnx-Index tăng 0,3 điểm lên 110,77 điểm còn Upcom-Index giảm 0,13 điểm xuống 50,84 điểm. Thanh khoản của thị trường có dấu hiệu suy yếu khi tổng giá trị khớp lệnh trên toàn sàn chỉ đạt 650 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu không giảm giá theo dòng mà có sự phân hóa trong từng nhóm cổ phiếu.
Nhóm ngân hàng có VCB, CTG tăng giá còn VPB, TCB, HDB lại giảm giá. Nhóm bất động sản có VIC, VHM giảm, nhưng DXG, NVL tăng giá. Nhóm chứng khoán có VND, SHS giảm thì HCM, VCI lại tăng. Tương tự, nhóm dầu khí có GAS, PVD tăng thì PVS, PLX lại giảm. Chỉ có duy nhất nhóm thủy sản (VHC, MPC, ASM) là có sự đồng pha tăng giá.
Khối ngoại hiện đang tạm bán ròng trên 23 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Mai Ngọc
Theo Nhịp sống kinh tế
Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam đã được định giá hợp lý hơn Thị trường được nhận định đang tiến vào giai đoạn ổn định hơn sau đợt giảm do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại. Sau khi tăng mạnh lên đỉnh gần 7 năm hồi tháng 6 do lo ngại chiến tranh thương mại lan rộng và đồng USD tăng giá, chỉ số đo mức biến động của VN-Index đã giảm xuống thấp nhất...